Thursday, April 30, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 30 tháng 4, 2020

Truyện ngắn - Óc hài hước của các danh nhân

Óc hài hước của các danh nhân

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người có óc hài hước là những người thông minh, tự tin và thành công trong cuộc sống. Họ giữ một thái độ tích cực, khi gặp phải khó khăn cũng dễ hóa dữ thành lành.
Những câu chuyện ý nghĩa dưới đây là minh chứng cho điều đó:

♥ Trước khi ông Franklin D. Roosevelt trở thành Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ, nhà ông bị trộm, bạn bè viết thư an ủi. Ông Roosevelt trả lời thư rằng:
“Cảm ơn thư của các bạn, bây giờ tôi rất bình tĩnh, bởi vì:
Thứ nhất, trộm chỉ lấy đi tài sản của tôi chứ không đe dọa tính mạng tôi.
Thứ hai, trộm chỉ lấy đi một phần chứ không phải tất cả.
Thứ ba, điều đáng mừng nhất đó là: kẻ trộm là anh ta chứ không phải là tôi”.


♥ Khi vừa nhậm chức không lâu, cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan có một lần bị ám sát, trúng đạn, viên đạn xuyên vào ngực ông. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, ông lại nói với người vợ vừa chạy vội đến bên mình rằng: “Em yêu à, anh quên mất phải tránh đi”.


♥ Trong một buổi diễn thuyết của cựu Thủ tướng Anh Harold Wilson, giữa chừng đột nhiên có một người gây rối lớn tiếng ngắt lời ông: “Rác rưởi!”. Tuy bị ngắt lời, nhưng ông Wilson lại nhanh trí bình tĩnh nói: “Anh gì đó, mong anh kiên nhẫn cho, tôi sắp nói đến vấn đề bảo vệ môi trường mà anh đề ra rồi” khiến cả hội trường đều vỗ tay khen ngợi phản ứng nhanh nhạy của ông.


♥ Trong một buổi diễn thuyết công khai của cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill, bên dưới khán đài có người ném lên một tờ giấy có viết hai chữ “Ngu ngốc!” . Ông Churchill biết rằng bên dưới có người phản đối ông đang đợi nhìn thấy ông bị bối rối, ông bèn ung dung nói với mọi người rằng: “Vừa rồi tôi nhận được một lá thư, tiếc là người viết chỉ nhớ ký tên mà quên viết nội dung”.


♥ Trong một lần tướng Dwight D. Eisenhower tham dự một buổi tiệc có sắp xếp phần diễn thuyết, tổng cộng mời 5 vị khách quý đến góp lời, ông Eisenhower là vị cuối cùng lên sân khấu. Bốn vị trước đó mỗi người nói rất nhiều, đến lượt ông thì đã gần 10 giờ rồi.
Bên dưới khán đài đã không còn hứng thú nữa. Khi lên sân khấu, ông Eisenhower bèn nói: “Bất cứ một buổi diễn thuyết nào cũng đều có câu kết thúc, tối nay để tôi làm câu kết thúc của buổi diễn thuyết này là được” rồi cúi chào lui xuống. Bên dưới khán giả cười.


♥ Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn rất thoải mái, tự do tự tại, hài hước thú vị khi giao tiếp với mọi người. Có một phóng viên hỏi ngài rằng: “Phật giáo có cách nói không ăn quá giờ Ngọ đúng không?”
Ngài nói: “Đúng vậy!”
Phóng viên lại hỏi: “Vậy đói bụng thì phải làm thế nào ạ?”.
Ngài trả lời: “Thì xuống bếp ăn vụng thôi!”.


♥ Có một lần, nhà soạn kịch George Bernard Shaw - người Anh gốc Ireland đang đi dạo trên phố bị một chiếc xe đụng phải ngã xuống đất, may là không có gì đáng ngại. Người gây tai nạn vội vàng đỡ ông dậy và liên tục xin lỗi. Ông phủi bụi và nói: “Anh bạn không may rồi, nếu anh đụng chết tôi thì có thể nổi tiếng khắp thế giới rồi đấy”.


♥ Nhà văn nổi tiếng Mỹ Mark Twain có một lần do không đồng tình với phương án nào đó được Quốc hội thông qua nên đã đăng một bài viết trên báo rằng: “Nhân viên quốc hội có một nửa là đồ khốn”. Sau khi tờ báo được bán ra, rất nhiều cuộc điện thoại phản đối gọi đến, các nhân viên Quốc hội cho rằng những lời này là không đúng, họ liên tục yêu cầu ông Mark Twain đính chính. Thế nên Mark Twain lại đăng một bài đính chính như sau: “Tôi sai rồi, các nhân viên Quốc hội có một nửa không phải là đồ khốn”.


♥ Thiên tài phim câm Charlie Chaplin từng đụng độ một tên cướp có súng. Chaplin biết mình ở thế yếu nên không hề chống cự vô ích mà ngoan ngoãn giao nộp ví tiền.
Thế nhưng ông đề nghị với tên cướp rằng: “Số tiền này không phải là của tôi mà là của ông chủ tôi, bây giờ bị anh lấy đi rồi, ông chủ nhất định sẽ cho rằng tôi ăn chặn tiền công. Anh này, tôi và anh thương lượng thế này đi, nhờ anh bắn 2 phát lên nón của tôi để chứng minh là tôi bị cướp”.
Tên cướp đã nổ súng bắn hai phát lên trên nón của Chaplin. Chaplin lại xin hắn ta: “Anh gì ơi, anh có thể bắn thêm 2 viên đạn lên áo và 2 viên đạn lên quần được không để ông chủ tôi tin tôi hơn”.


♥ Lâm Ngữ Đường từng dạy tiếng Anh tại một trường đại học. Ngày đầu tiên lên lớp, ông xách một chiếc cặp da lớn đi vào lớp, học sinh đều nghĩ là sách. Khi ông mở ra thì chỉ toàn là hạt đậu phộng, rồi ông dạy cách ăn đậu phộng bằng tiếng Anh.
Ông nói: “Ăn đậu phộng phải ăn loại có vỏ, tất cả mùi vị đều nằm ở việc bóc vỏ, vỏ càng khó bóc thì càng ngon”.
Ông nói thêm: “Đậu phộng còn có tên là quả trường sinh, ngày đầu lên lớp tôi mời các vị ăn quả trường sinh, chúc các vị trường sinh bất lão, sau này tôi không điểm danh, nhưng mong mọi người ăn quả trường sinh rồi mạng sống cũng kéo dài hơn, đừng trốn học”.


♥ Lúc Mahatma Gandhi theo học ngành luật tại Đại học London, có một giáo sư da trắng tên là Peter cực kỳ ghét ông. Một ngày nọ, giáo sư Peter đang ăn cơm ở nhà ăn, Gandhi đã bưng khay của mình ngồi xuống cùng bàn với giáo sư.
Vị giáo sư nói: “Anh Gandhi này, anh không biết rằng ‘một con lợn sẽ không ngồi ăn cùng một con chim’ ư?”
Gandhi nhìn giáo sư nọ rồi bình tĩnh trả lời: “Thầy không cần bực dọc ạ, tôi sẽ bay đi ngay” và ông sang bàn khác ngồi. Ông Peter tức giận đỏ mặt, quyết định trả thù.
Ngày hôm sau, ông hỏi trong giờ thi: “Anh Gandhi, nếu trong lúc đi trên phố anh phát hiện một cái bưu kiện, bên trong có một túi trí tuệ và một túi tiền thì anh sẽ lấy cái túi nào?”
Gandhi không hề do dự đáp rằng: “Đương nhiên là lấy túi tiền rồi ạ”.
Giáo sư Peter cười cợt nói: “Nếu là tôi thì tôi sẽ lấy cái túi trí tuệ”.
Gandhi nhún vai đáp: “Mỗi người đều nên lấy thứ mà họ không có!”
Giáo sư Peter hoàn toàn không thể đáp trả lại được nữa, trong cơn thịnh nộ, ông ấy viết hai chữ “ngu ngốc” lên bài thi của Gandhi rồi trả về.
Vài phút sau, Gandhi đi về phía giáo sư và nói rất lịch sự: “Thưa thầy Peter, thầy ký tên lên bài thi của tôi, nhưng lại không chấm điểm cho tôi”.

Học cách hài hước thì mới có thể “lạc quan với mọi việc, mỉm cười nhìn cuộc đời” Bậc thầy hài hước Lâm Ngữ Đường từng dạy tiếng Anh tại một trường đại học. Ngày đầu tiên lên lớp, ông xách một chiếc cặp da lớn đi vào lớp, học sinh đều nghĩ là sách. Khi ông mở ra thì chỉ toàn là hạt đậu phộng (hạt lạc), rồi ông dạy cách ăn đậu phộng bằng tiếng Anh. Ông nói: “Ăn đậu phộng phải ăn loại có vỏ, tất cả mùi vị đều nằm ở việc bóc vỏ, vỏ càng khó bóc thì càng ngon”. Ông nói thêm: “Đậu phộng còn có tên là quả trường sinh, ngày đầu lên lớp tôi mời các vị ăn quả trường sinh, chúc các vị trường sinh bất lão, sau này tôi không điểm danh, nhưng mong mọi người ăn quả trường sinh rồi thì sẽ mạng sống cũng kéo dài hơn, đừng trốn học”. Ông nói xong, cả phòng bật cười. Từ đó mỗi khi ông giảng bài, giảng đường luôn kín chỗ ngồi. Học cách hài hước thì mới có thể “lạc quan với mọi việc, mỉm cười nhìn cuộc đời”

Hài hước hoàn toàn không phải là giỏi ăn nói, mà là có thái độ sống vui vẻ, trưởng thành, hiểu rõ được điều này có nghĩa là nắm bắt được kết tinh của trí tuệ, có được cội nguồn của niềm vui.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

LÀM SAO LÃNH HỘI ĐƯỢC

Thiền sư Vân Môn sau khi khai ngộ nơi Mục Châu Trần Tôn Túc, bèn ra ngoài du phương. Tại Giang Châu, gặp viên quan Thượng thư Trần Tháo, Trần Thượng thư cũng là học giả nhà thiền, vừa gặp Vân Môn ông liền thử nghiệm hỏi:
- Thế nào là việc hành cước của thiền tăng?
Vân Môn không đáp, hỏi ngược lại:
- Ông hỏi câu này mấy người rồi?
- Tôi hỏi mấy người mặc kệ, bây giờ xin hỏi ngài?
- Thế nào là tam tạng kinh điển một đời Như Lai?
- Quyển vàng trục đỏ.
- Đó là giấy mực văn tự, không phải chân nghĩa Phật pháp. Mời ông nói lại, thế nào là giáo nghĩa?
- Miệng muốn nói mà không có lời, tâm muốn duyên mà không có nghĩ.
- Miệng muốn nói mà không có lời, đó là đối có lời ; tâm muốn duyên mà không có nghĩ, đó là đối vọng tưởng. Mời ông nói lại, thế nào là giáo nghĩa?
Thượng thư không đáp được, Vân Môn lại hỏi:
- Thượng thư thường đọc kinh Pháp Hoa phải không?
- Phải
- Trong kinh nói : “Tất cả nghề nghiệp đều không trái thật tướng ?”. Xin hỏi trời phi phi tưởng có mấy người thoái vị?
Thượng thư mờ mịt không biết đáp thế nào.
Vân Môn nói:
- Tôi xem qua mười kinh năm luận, sau đó bỏ hết vào tùng lâm tu hành, trải qua mười năm hai mươi năm còn chưa được đại ngộ, Thượng thư chỉ xem mấy quyển làm sao lãnh hội được?
- Xin thiền sư thứ lỗi cho, đó là tội lỗi của tôi.

Truyện cười trong ngày

Bố Gắp Miếng Nào?

Một hôm bố dẫn con vào quán cơm.  Người phục vụ đem ra hai đùi gà quay.  Con mau mắn gắp đùi to hơn bỏ vào chén mình.
Bố thấy vậy, không được vui nên trách:
- Sao con chẳng biết lịch sự gì cả?  Không biết khiêm nhượng chút nào.
Con ngẩn người, thưa lại:
- Ví như bố chọn trước, bố sẽ gắp miếng nào?
- Nhất định bố sẽ gắp đùi nhỏ hơn.
- Có lần bố đã dạy con:  Người nhỏ phải chiều theo ý người lớn mới là khiêm nhượng.  Con biết ý bố, cho nên…

Wednesday, April 29, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 29 tháng 4, 2020

Truyện ngắn - An phận

An phận

Bắc Cung Tử hỏi Tây Môn Tử rằng:
Tôi với bác cùng một thời mà người ta quý bác cùng một họ mà người ta kính bác, cùng làm quan mà bác sang hơn tôi, cùng làm ruộng mà bác giàu hơn tôi, cùng đi buôn mà bác lắm lời hơn tôi. Tôi mặc, phải mặc áo cộc, ăn phải ăn gạo hẩm, ở thì một túp nhà tranh, đi thì đi chân không. Bác thì mặc những gầm vóc, ăn những thịt, cá, ở thì gác tía lầu hồng, đi thì đi xe xe ngựa ngựa. Ở nhà, thì coi bác ra lạt lẽo có bụng khinh tôi, trong triều thì coi ra bộ hơn hớn có dáng vẻ khinh tôi. Bác với tôi chẳng hỏi han đến nhau, chẳng chơi bời với nhau đã mấy năm nay rồi, vậy thì bác tự cho là bác tài đức hơn tôi chăng?
Tây Môn Tử đáp:
Tôi cũng không rõ thật tôi hơn được bác không. Nhưng bác làm việc gì cũng vấp váp, tôi là việc gì cũng thanh thản. Đó có phải là cái trưng nghiệm tài đức hơn kém nhau chăng? Bác lại nói điều gì cũng bằng tôi, chằng đáng thẹn lằm ư!
Bắc Cung Tử không biết nói sao nữa, ngậm ngùi ra về. Giữa đường gặp Đông Quách tiên sinh, tiên sinh hỏi:
Anh này đi đâu về? Coi mặt sao buồn thế?
Bắc Cung Tử thuật lại câu chuyện kia.
Tiên sinh bảo:
Được, để ta gỡ khỏi xấu hổ cho.
Rồi tiên sinh cùng đi với Bắc Môn Tử đến nhà Tây Môn Tử, hỏi rằng:
Sao anh nói nhục Bắc Cung Tử tệ thế? Anh nói gì, kể lại tôi nghe.
Tây Môn Tử đáp:
Hắn nói kể về họ hàng, đi làm quan, đi buôn làm ruộng thì hắn cũng bằng như tôi mà sao giàu, nghèo sang hèn thì lại khác hẳn tôi. Tôi bảo rằng : tôi cũng không chắc tôi tài đức hơn gì hắn, nhưng cứ so cái việc của hắn làm hay vấp váp, cái việc của tôi làm được thanh thản, thì tức là cái trưng nghiệm hơn kém nhau mà hắn lại cứ nói việc gì cũng như tôi chẳng là xấu hổ lắm ru?
Đông Quách tiên sinh nói:
Anh nói hơn với kém chẳng qua chỉ nói hơn kém bề ngoài, chớ ta mà nói hơn với kém thì lại khác. Bắc Cung Tử hơn anh về cái đức mà kém anh về cái số phận, còn anh thì số phận hơn Bắc Cung Tử nhưng đức lại kém. Anh gặp may mà đạt không phải anh có khôn gì. Bắc Cung Tử bị rủi mà cùng cũng không phải có dại gì. Sự may rủi đó đều bởi trời cả không phải bới người. Vậy mà anh dám hợm mình về số phận của anh, còn Bắc Cung Tử thì lại tủi về tài đức của mình, hai anh đều là không biết cái lẽ tự nhiên cả.
Tây Môn Tử nghe nói, chịu là phải bảo rằng:
Thôi, xin lỗi tiên sinh, từ rày tôi không dám nói vậy nữa.
Bắc Cung Tử cũng tỉnh ngộ ra. Khi về nhà, mặc cái áo vải cộc mà coi ấm áo như áo lông cừu, ăn cơm gạo hẩm mà coi ngon như gạo tám thơm, ở nhà tranh mà coi rộng như nhà ba tần, đi dép cỏ mà coi sung sướng như ngồi xe ngựa. Trọn đời lúc nào cũng vui sướng trong lòng, không biết cái vinh cái nhục là gì nữa.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

SUY NGHĨ CHẲNG SUY NGHĨ

Một hôm, thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm đang tọa thiền. Có vị tăng hành cước thấy, hỏi:
- Thầy ngồi yên bất động ở đây suy nghĩ việc gì?
Dược Sơn đáp:
- Suy nghĩ chẳng suy nghĩ.
Tăng không buông tha, hỏi:
- Đã chẳng suy nghĩ, lại suy nghĩ cái gì?
Dược Sơn đáp:
- Chẳng suy nghĩ.

Truyện cười trong ngày

Bài Nào Hợp Nhất ?

Tèo đến nhà Tí chơi. Đang học đàn nên Tí hí hửng lấy cây đàn guitar ra và hát biểu diễn mấy bài liền. Xong quay sang hỏi Tèo:

- Bạn thấy bài nào hợp với mình nhất?

Tèo nghĩ ngợi một lát rồi đáp:

- Mình biết có một bài rất hợp với bạn.

Tí mừng quýnh hỏi liền:

- Thế bài nào vậy?

- Thì là bài "Đập vỡ cây đàn"

Tuesday, April 28, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 28 tháng 4, 2020

Truyện ngắn Cứu vật , vật trả ơn .

Cứu vật , vật trả ơn ...

James Bowen là một thanh niên nghèo , yêu âm nhạc nhưng có cuộc đời đầy sóng gió . Vô gia cư , không nghề nghiệp lại mang bệnh trầm cảm , James sống lang thang đầu đường xó chợ , hát dạo với cây đàn guitar kiếm ăn qua ngày .
Một hôm James gặp một chú mèo con đi hoang . Con mèo bị thương ở chân đã lên mủ rất đau đớn . Thương tình James ôm chú mèo về và ky cóp tiền mua thuốc và bông băng cho chú mèo . Sau khi khỏe lại , chú mèo không bỏ đi mà lẽo đẽo theo James khắp nơi , có lần còn cố chạy theo xe bus khi James đã leo lên , khiến cho James không đành lòng lại phải leo xuống ôm chú mèo theo .
Từ đó họ thành đôi bạn . James đàn hát thì chú mèo , giờ có tên Bob , ngồi kế bên . Người đi đường dừng lại vuốt ve Bob được nghe câu chuyện chú mèo được cứu và trung thành như thế nào , thường cảm động và cho James tiền hậu hĩ hơn .
Vài người bắt đầu chia sẻ hình ảnh và câu chuyện cảm động về tình bạn giữa Bob và James trên FB , vài tờ báo địa phương cũng đăng tin . Chủ và mèo bắt đầu được nhiều người biết đến .
Một ngày kia , James gặp bà Mary Pachnos , chủ một nhà xuất bản sách . Sau khi nghe câu chuyện , bà đề nghị James viết một cuốn sách kể lại cuộc sống phiêu lưu trên đường phố của mình với chú mèo . Cuốn sách ra đời , bao gồm những mẩu chuyện vừa đời thực , vừa cảm động , vừa tức cười , đã lập tức trở thành Best seller của New York Times , bán chạy nhất nước Mỹ với hơn một triệu ấn bản .
Sau đó James đã viết thêm ba cuốn nữa , đều được độc giả ưa thích . Nhờ đó mà ngày nay , James đã mua được nhà , sống thoải mái .
Anh nói " Tôi không thể ngờ , từ một việc tốt nhỏ nhoi là cứu một chú mèo hoang , mà ngày nay tôi được đền đáp như thế này . Nó cho thấy , cho dù trong hoàn cảnh khó khăn cỡ nào , cũng vẫn nên nuôi hy vọng và nên giữ cho mình một trái tim nhân hậu " .

------------------

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

SUY NGHĨ CHẲNG SUY NGHĨ

Một hôm, thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm đang tọa thiền. Có vị tăng hành cước thấy, hỏi:
- Thầy ngồi yên bất động ở đây suy nghĩ việc gì?
Dược Sơn đáp:
- Suy nghĩ chẳng suy nghĩ.
Tăng không buông tha, hỏi:
- Đã chẳng suy nghĩ, lại suy nghĩ cái gì?
Dược Sơn đáp:
- Chẳng suy nghĩ.

Truyện cười trong ngày

Bí quyết giúp nhân viên đi làm đúng giờ

Có một công ty nọ tất cả nhân viên không bao giờ đi làm trễ giờ và trong cuộc phỏng vấn về nghệ thuật quản lý, phóng viên hỏi giám đốc của công ty đó về bí quyết giúp nhân viên đi làm đúng giờ:
– Ông có thể vui lòng chia sẻ bí quyết nào khiến cho 100% nhân viên của công ty ông luôn đi làm đúng giờ không ạ?

Vị giám đốc mỉm cười đáp:

– Tôi xin đính chính lại một chút, nhân viên công ty tôi không chỉ đến đúng giờ, thậm chí có khi còn đến sớm hơn hẳn một giờ nữa đấy!

Phóng viên trầm trồ:

– Một thành công thật đáng ngưỡng mộ! Bí quyết gì vậy thưa ngài?

Vị giám đốc chậm rãi:

– Thật ra cũng chẳng phải bí quyết gì to tát đâu. Chả là công ty tôi có tất cả 200 chỗ để xe. Trong số đó thì 190 chỗ là miễn phí, 10 chỗ còn lại tính phí gấp 30 lần phí bình thường cho 10 người đến công ty cuối cùng.

– !!!

Monday, April 27, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 27 tháng4, 2020

Truyện ngắn - Con rái cá bị lột da

Con rái cá bị lột da

Đây là câu chuyện có thật, do một vị sư ở một ngôi chùa Thái Lan đích thân kể lại. Ông nói rằng khi chưa xuất gia, ông từng là một người chuyên đi săn rái cá.
Một ngày nọ, ông vừa ra ngoài đã săn được một con rái cá cái. Sau khi đã lột bộ da quý của nó, ông đặt con rái cá còn thoi thóp lên một bãi cỏ. Sẩm tối, ông quay về chỗ cũ, nhưng không thấy con rái cá đâu cả. Ông quan sát kỹ, phát hiện trong đám cỏ có dính một chút máu, vết máu dẫn đến một cái hang nhỏ gần đó.
Khi đến hang, nhìn vào trong, ông ngỡ ngàng giật mình: Thì ra con rái cá chịu nỗi đau đớn bị lột da, cố lết về hang của mình. Tại sao nó lại phải làm như thế?
Khi ông ta lôi con rái cá đã tắt thở ra, liền phát hiện có hai con rái cá con vẫn còn chưa mở mắt, chúng đang ngậm chặt đầu vú khô của rái cá mẹ đã chết.
Nhìn cảnh tượng ấy, ông bàng hoàng sửng sốt, ớn lạnh cả sống lưng. Từ xưa đến nay, ông chưa từng nghĩ đến việc động vật lại có tình cảm mẹ con thiêng liêng đến mức ngay cả con người cũng không thể làm được. Trước lúc chết vẫn còn nghĩ đến cho đứa con sơ sinh bú sữa, vì sợ con mình đói. Nghĩ tới đó, bất giác người thợ săn thấy cay cay cánh mũi, nước mắt tuôn rơi, cảm thấy tội lỗi, xấu hổ vô cùng vì hành động không thể dung thứ của mình. Thế là, ông gác bỏ đồ đao, giã từ nghề săn rái cá, xuất gia tu hành.
Mỗi lần vị sư ấy nghĩ lại chuyện quá khứ của mình, trong mắt lại ngấn lệ, chỉ trực trào ra...

Mục đích thấp nhất của ăn uống là để chống đói bụng, nhằm đảm bảo sinh mệnh, mục đích cao nhất là vì khoái khẩu. Mà giữa chống đói và khoái khẩu, khoảng cách của chúng đâu chỉ có trăm ngàn dặm, nhưng vị giác của chúng ta từ miệng cho đến yết hầu chỉ có hơn 10 cen-ti-mét, nuốt qua họng là chẳng còn cảm nhận được gì nữa. Chúng ta vì sao không nhịn đi cảm giác kéo dài 10 cen-ti-mét mà lại đi tàn sát biết bao nhiêu sinh linh vô tội?

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

BA MÓN ĐỒ CỔ

Đệ tử của thiền sư Nhất Hưu là tướng quân Túc Lợi, mời thiền sư Nhất Hưu đến nhà dùng trà, và đem những món đồ cổ bày ra luôn miệng hỏi cách nhìn của Thiền sư. Thiền sư đáp:
– Rất tốt! Để tăng thêm sự sáng chói của những món đồ cổ của ông, ta cũng có ba món:
1.Khối đá của Bàn Cổ lúc khai thiên lập địa.
2.Chén ăn cơm của đại thần trung kiên nhiều triều đại.
3.Cây gậy vạn năm của cao tăng dùng.
Nếu như ông có thâu cất một chỗ thì hay lắm.
Tướng quân vui mừng quá nói:
– Cám ơn Thiền sư, cần bao nhiêu tiền một món?
Nhất Hưu đáp:
– Chẳng cần cám ơn, mỗi vật cần một ngàn lượng bạc.
Tướng quân tuy đau lòng, nhưng biết ba món này giá trị rất cao, do đó xuất ba ngàn lạng bạc mua, sai tùy tùng theo thiền sư Nhất Hưu đi trước đem cổ vật về. Nhất Hưu về đến chùa, bảo đệ tử rằng:
– Đem viên đá chặn cửa ra đây, lại có chén cơm cho chó ăn và cây gậy mà chính ta mua mười đồng bạc, đem cho người này mang về đi!
Thị tùng của tướng quân mang ba món đồ về trình chủ nhân và mói rõ mọi chuyện.
Tướng quân quá giận chạy tìm Thiền sư Nhất Hưu nói cho ra lẽ. Nhất Hưu tươi cười dạy:
– Trước mắt chính là lúc đói kém, mỗi nhà dân không đủ ba bữa cơm, tướng quân lại có lòng dạ nào mà thưởng thức đồ cổ? Nên tôi đem ba ngàn lạng bạc của ông cứu giúp dân nghèo, thay ông tạo công đức. Giá trị này trọn đời dùng chẳng hết, so với đồ cổ còn quý giá hơn.

Truyện cười trong ngày

Tuyệt đối không chết vì tình

Cô gái hỏi chàng trai đang theo đuổi mình:

– Anh yêu em thật lòng chứ?

– Dĩ nhiên! – chàng trai quả quyết đáp – Anh yêu em nhiều hơn bất kỳ ai trên thế giới này.

– Thế anh có sẵn sàng chết vì em?

Chàng trai lắc đầu:

– Không!

– Tại sao chứ? – cô gái hết sức kinh ngạc.

– Vì tình yêu của anh là tình yêu bất diệt. Làm sao mà chết được chứ?

Sunday, April 26, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 26 tháng 4, 2020

Truyện ngắn - Chú chó bị buộc mõm

Chú chó bị buộc mõm

Vào tháng 7 năm 2015, hình ảnh được đưa lên mạng về một chú chó được tìm thấy tại Khu đô thị Việt Sinh, tỉnh Bến Tre với chiếc mõm bị hoại tử nặng do bị buộc bằng băng dính đã làm cho cả cộng đồng mạng xót xa. Cơ thể chú gầy rộc, trơ xương do không thể kiếm được đồ ăn, thức uống với một chiếc mõm bị buộc, và toàn thân mình lấm lem bùn đất. Những hình ảnh đáng thương nhói lòng ấy đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ hành vi bắt chó làm thịt và bạo hành động vật, cũng như thôi thúc một chiến dịch giải cứu để chữa trị cho chú chó đáng thương.
Với sự vào cuộc kịp thời của các hiệp hội bảo vệ động vật và các bác sỹ thú y, chú chó đã được tìm thấy rất nhanh chóng. Một số bác sĩ thú y đã đi từ Sài Gòn về Bến Tre trong đêm để kịp cứu chữa nó. Khi các bác sỹ thực hiện cấp cứu gỡ bỏ chiếc băng dính ra khỏi mõm chú chó, những người chứng kiến đều bật khóc xót xa khi nhìn sinh linh tội nghiệp lả đi vì đau đớn. Ấy vậy mà, cùng là con người, cùng có trái tim đang đập, có kẻ lại sẵn sàng dùng băng keo buộc mõm chú chó, thậm chí là có thể đang chuẩn bị vung dao cướp đi sinh mạng ấy mà trong lòng không một chút lay động.
Gần một tuần điều trị, Lucky tăng cân rõ rệt do được chăm sóc, ăn uống đầy đủ. Ngay sau đó, chú chó được hội cứu trợ động vật đưa về nuôi và đặt tên là Lucky.
Sau một năm sống trong tình thương của các thành viên đội cứu hộ A.R.C. Vietnam (Animal Rescue & Care), Lucky đã hồi phục bất ngờ, không còn trong tình trạng hiểm nghèo, tưởng như không thể chữa khỏi và điều kiện thể chất cũng có nhiều tiến triển tốt đẹp khiến cộng đồng yêu thú cưng toàn quốc hết sức mừng rỡ.
Sự hồi phục thần kỳ của Lucky là sự cộng hưởng của làn sóng quan tâm, phẫn nộ từ cộng đồng, sự tận tình cứu chữa của các hiệp hội động vật cũng như bác sỹ thú y, thêm một chút may mắn và hơn cả là sức sống phi thường, mãnh liệt của sinh vật nhỏ bé này.
Câu chuyện về Lucky đã vượt ra khỏi ranh giới Việt Nam và đến tai những tấm lòng hảo tâm thương yêu động vật trên thế giới. Vào cuối năm 2016, Lucky đã được tổ chức yêu động vật RespekTiere Leben của Đức nhận nuôi từ tay A.R.C. Vietnam. Được biết, tổ chức RespekTiere Leben hiện đang chăm sóc nhiều động vật nuôi khác cũng gặp chấn thương để lại khiếm khuyết nghiêm trọng như Lucky.
Tổ chức phi lợi nhuận Đức nhận nuôi Lucky liên tục cập nhật những hình ảnh và đoạn video ghi lại nhiều khoảnh khắc đáng yêu của chú chó, nhận được nhiều sự quan tâm và phản hồi tích cực từ cư dân mạng nước này. Nhìn Lucky vui chơi, ăn uống bình thường như biết bao chú chó khác, cư dân mạng đều vui mừng và xúc động. Sau bao đau đớn năm nào, giờ đây chú chó Lucky đang được sống trong tình thương yêu ấm áp, trong chăn ấm nệm êm và những bàn tay chăm sóc tận tình. Dù mãi mãi mang trên mõm vết sẹo khiếm khuyết, điều đó không thể ngăn Lucky hạnh phúc từ giờ tới mãi về sau, bởi chú xứng đáng được như vậy. Lucky là một "Việt kiều" hạnh phúc tại nước Đức!
Sự khỏe mạnh và hồi sinh kỳ diệu của Lucky khiến những trái tim yêu động vật cảm thấy an lòng. Nhưng cũng chính dáng vẻ hạnh phúc ấy của chú, khiến người ta lặng mình suy nghĩ rằng tới bao giờ, và phải làm gì, thì tình thương yêu động vật mới được lan tỏa và nhân rộng tới từng cá nhân trong khắp cộng đồng này, để ai cũng có thể học cách trân trọng sinh mạng của những sinh vật nhỏ bé.
Động vật và con người có một mối liên kết chặt chẽ. Chúng ta nuôi một số loài trong nhà để làm thú cưng, nuôi một số khác để lấy thịt, sữa... Các loài động vật cũng rất giàu tình cảm. Dù sống trên cạn hay dưới nước, có cánh hay chân bò, vòi dài hay cao cổ, loài động vật nào cũng biết yêu thương. Chúng ta thường nghĩ rằng các loài động vật chỉ là… những con thú không biết suy nghĩ. Nhưng càng ngày, càng có nhiều bằng chứng cho thấy động vật thực chất là những loài phức tạp, đầy suy tư và cũng có những cảm xúc hệt như chúng ta vậy.
Khi cuộc sống phát triển, máy móc thay sức kéo của trâu bò, công việc bận rộn, con người sống vội vã và mất dần tình yêu thương đối với các loài vật nuôi. Ngày nay, trâu bò được nuôi như một loại thực phẩm sống. Chó, mèo cũng không còn giữ vai trò là người bạn thân thiết như xưa nữa. Các loài chim chóc vẫn được nuôi trong nhà nhưng con người đã vơi cạn một tình yêu tha thiết đối với chúng. Con người không thể tồn tại mà không có các loài vật. Dù có nhiều loài mất đi vai trò của mình trong thời đại ngày nay nhưng chúng luôn có một mối liên hệ khăng khít đối với cuộc sống của chúng ta. Hãy yêu thương lấy chúng, ra sức bảo vệ chúng. Đừng để đến một ngày nào đó, ta chỉ còn mường tượng chúng qua hình ảnh trong sự hối tiếc muộn màng.
Einstein viết: "Một con người là một phần trong cái tổng thể mà chúng ta gọi là “vũ trụ”. Thành phần này bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người kinh nghiệm về chính mình, về tư tưởng và cảm xúc của mình, như một thứ gì cách biệt với những thứ còn lại, một loại ảo tưởng của tâm thức. Ảo tưởng nầy là một thứ ngục tù đối với chúng ta, giới hạn chúng ta vào các ham muốn cá nhân và vào tình yêu đối với vài người gần chúng ta nhất. Bổn phận của chúng ta là phải tự giải phóng bản thân khỏi loại ngục tù này bằng cách mở rộng lòng trắc ẩn để ôm lấy mọi sinh vật và toàn thể thiên nhiên trong vẻ đẹp của nó."

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

HƯỞNG PHƯỚC

Trước mặt vua Lương Võ Đế và quần thần. Vua hỏi:
- Từ trước đến nay ta đã cất chùa, xây tượng và nuôi hằng vạn tăng ni, vậy ta có phước hay không?
Tổ Bồ Đề trả lời:
- Không.
Vua hỏi tiếp:
- Người ngồi trước mặt ngươi là ai?
Tổ Bồ Đề trã lời:
- Không biết.

Truyện cười trong ngày

Khi nha sĩ trổ tài tán tỉnh

Trong một buổi tiệc, Sarah để ý thấy một anh chàng luôn nhìn trộm mình. Cuối buổi, chàng trai ấy tiến lại gần Sarah nhẹ nhàng hỏi:

– Xin lỗi người đẹp, có thể tôi quá đường đột nhưng quả thật cả buổi tối tôi không rời mắt khỏi em được.

Sarah đỏ mặt xấu hổ không nói nên lời. Chàng trai ghé sát mặt cô tiếp tục nói:

– Nụ cười của em khiến mong muốn mời em đến chỗ tôi một lần càng thêm mãnh liệt.

Sarah thẹn thùng thỏ thẻ:

– Chỗ của anh là ở đâu?

Chàng trai rút danh thiếp, mỉm cười thật tươi với Sarah nói:

– Đây là địa chỉ phòng khám nha khoa của tôi, vừa mới khai trương nên em sẽ được giảm giá 20% đấy.

– !!!

Saturday, April 25, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 25 tháng 4, 2020

Truyện ngắn - Chuyện loài chim yến

Chuyện loài chim yến

Xé gió biển, đôi cánh nhỏ dang rộng hết cỡ, lượn lên mất hút trên không trung rồi bất thần lao xuống hết tốc lực. Chẳng có gì ngăn cản nổi, Yến mẹ lao đầu vào vách đá dựng đứng. Để lại trên vách núi vệt máu tươi uất nghẹn và tiếng kêu khản đặc xé lòng của chim trống…
Cảnh tượng đó lặp đi lặp lại trong những ngày vào mùa, mùa mà một loài hân hoan trên sự chết chóc đau thương của một loài khác. Mùa khai thác Tổ Yến. Yến, sống trung thành - chết thuỷ chung. Một đôi Yến khi đã sống cùng nhau là trọn đời trọn kiếp. Khi đã xây tổ ở đâu là vĩnh viễn không dời đi nữa. Tập tính đó giết hại Yến. Người vẫn thầm ngưỡng mộ và tự hỏi: Trong hàng ngàn chim Yến bay rợp biển kia mà vì sao các cặp đôi không bao giờ nhầm lẫn, không đời nào lang chạ? Hàng vạn tổ Yến ken đặc trên vách đá đó mà Yến luôn về đúng nhà của mình. Không bao giờ chiếm tổ chim khác? Rồi người lợi dụng triệt để đặc tính này để dụ Yến, nuôi Yến, lấy tổ Yến và vô tâm nhìn xác Yến…
Nếu không may gặp một thợ hái tổ không chuyên hay thiếu kinh nghiệm. Không chừa lại một phần tổ, hoặc lấy đúng chiếc tổ của Yến sắp sinh. Chim mẹ trở về trong tình trạng mất tổ, không chịu nỗi đau đớn vì cơn chuyển dạ. Yến sẽ quẩn và chọn cách gieo mình vào vách núi, chính nơi đã xây mái ấm để quyên sinh.
Đa số chim Yến trống sau đó bay lượn điên cuồng, kêu gào thảm thiết rồi lao thẳng vào đúng chỗ vợ chết. Nên các vệt máu khô buồn in lại trên vách đá lạnh lẽo thường là vệt đôi bên nhau, thậm chí là chồng lên nhau. Nếu không tự tử, chim Yến trống sẽ sống cô độc suốt quảng đời còn lại.
Xưa, kẻ cùng đinh mạt vận mới phải ra nơi heo hút, leo trèo nguy hiểm tìm hái tổ Yến để mong đổi đời. Thường thì khi có chút vốn họ bỏ nghề và ăn năn sám hối. Họ không đời nào muốn con cái tiếp tục cái việc quá sức mạo hiểm, quá sức thất đức. Và đó là lý do không có "nghề lấy tổ Yến gia truyền” là vậy. Nay, lòng tham con người vô cùng vô tận.
Tạo hoá không ban phát cho ai tất cả. Loài chim hiền hoà xinh đẹp và thuỷ chung đó lại có đôi chân cực ngắn và mềm yếu. Yến dường như không thể đậu trên mặt đất, Yến treo thân trên vách cheo leo lúc đêm về. Còn lại gần như bay suốt, liên tục từ 12-15 giờ mỗi ngày. Săn mồi và ăn trong khi đang bay, ngủ trong lúc bay, thậm chí là “làm chuyện vợ chồng” trên không luôn.
Bù lại, Mẹ Thiên Nhiên dạy Yến cách sinh tồn, mách bảo Yến sống trên cao, làm tổ nơi vách núi thẳng đứng, hẻo lánh và trơn trượt. Hòng tránh loài ăn thịt hiểm ác như rắn hay cú vọ. Có điều, ngay cả thiên nhiên cũng không biết được có loài ăn…tạp còn tàn độc hơn thú dữ. Loài có thể chinh phục bất cứ núi cao vực sâu hiểm trở nào hầu nhét cho đầy lòng tham tanh tưởi. Loài đã làm những cuộc tàn xác đẫm máu mang tên “Yến Sào”.
Yến chống chọi để tồn tại, tạo hoá không đành lòng diệt vong một biểu tượng của tình yêu, tình mẫu tử. Trong thiên nhiên hoang dã, chắc Yến là loài duy nhất được mệnh danh “rút ruột cho con” nhờ đặc tính làm tổ bằng nước dãi. Cả chim mẹ và chim cha cùng nhau xây tổ. Nước dãi kết dính cây cỏ và chính những chiếc lông rứt ra đau đớn thành chiếc tổ kỳ diệu. Những con chim yến già hoặc chim yến trong mùa thức ăn hiếm hoi vẫn miệt mài làm tổ trong lúc kiệt sức, máu từ mép rỉ ra quyện vào nước dãi để xây tổ khiến cho tổ có màu sắc đỏ hồng. Con người ác độc khi lấy tổ yến đã cố tình chừa một ít, Yến hồn nhiên xây lại, dãi không đủ cho mùa sinh nên thổ huyết ra xây. Tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt trân mình chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tuỷ. Cho đến chết đi rồi Yến vẫn không thể hiểu được loài man rợ hoan hỉ gọi đó là “Hồng Yến”!“

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

PHẬT NAY Ở ĐÂU ?

Có lần Đường Thuận Tông hỏi thiền sư Phật Quang Như Mãn:
- Phật từ đâu đến ? Tịch diệt đi về đâu? Nghe nói Phật thường trụ ở đời, bây giờ Phật ở đâu?
Thiền sư Như Mãn đáp:
- Phật từ vô vi đến, tịch diệt trở về vô vi. Pháp thân như hư không, có trụ về vô trụ, đến vì chúng sanh đến, đi vì chúng sanh đi, thanh tịnh biển chơn như, lặng lẽ thể thường trụ. Người trí khéo tư duy, chớ có sanh nghi ngờ.
Vua Thuận Tông chưa bằng lòng, hỏi lại:
- Phật sanh ở Vương Cung, tịch diệt ở Song Lâm, trụ thế bốn mươi chín năm, còn nói không có thuyết pháp. Núi sông và biển cả, trời đất cùng nhật nguyệt, thời đến cũng phải hoại, cớ sao nói không sanh không diệt?
Thiền sư Như Mãn tiến một bước giải thích:
- Thể Phật vốn vô vi, do tâm mê mới khởi vọng phân biệt, pháp thân như hư không, chưa từng có sanh diệt. Đủ duyên Phật ra đời, hết duyên Phật nhập diệt, giáo hóa chúng sanh như trăng trong nước. Không thường cũng không đoạn, không sanh cũng không diệt. Sanh cũng chưa từng sanh, diệt cũng chưa từng diệt. Liễu ngộ sẽ thấy chỗ vô tâm, tự nhiên không có thuyết pháp.

Truyện cười trong ngày

Đàn ông đừng nên hẹn hò lúc trời mưa

Hai chàng trai tán dóc với nhau, một người hỏi:

– Ê! Mày sợ nhất điều gì khi đi chơi với bồ?

– Tao cực kỳ sợ nếu đang đi đường với bồ mà gặp trời mưa!

Người kia ngạc nhiên hỏi:

– Sợ thì sợ thiệt, nhưng đâu đến nỗi ‘cực kỳ sợ’?

– Ừ, nhưng nếu như mày tấp vô trú mưa trúng một quán ăn hay shop thời trang coi!

– Vụ này thì cực kỳ sợ thiệt.

Friday, April 24, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 24 tháng 4, 2020

Truyện ngắn Chuyện con ruồi

Chuyện con ruồi

Có một con ruồi nhỏ bị giam trong một căn phòng kín bao vây bởi những ô cửa kính. Ruồi tìm mọi cách đập vào cửa kính để tìm lối thoát ra nhưng vô vọng.
Với nỗ lực và lòng kiên trì, ruồi nghĩ rằng: “Nếu như không đạt được một điều gì đó thì đơn giản là mình cần phải tập trung nhiều sức lực vào nó hơn. Chỉ cần cố gắng nhất định sẽ thành công”. Vậy là ruồi ta tiếp tục quăng cả thân mình vào cửa kính với hy vọng có thể vượt qua chướng ngại vật và tìm được tự do. Nó sẵn sàng đánh đổi tất cả để đổi lấy tự do mà nó hằng khao khát.
Tuy nhiên, nỗ lực điên cuồng thì chẳng đem lại điều gì cả. Một con ruồi nhỏ bé dù có nỗ lực đến đâu chăng nữa cũng không thể làm vỡ cửa kính cứng rắn kia được. Ruồi biết điều đó, nhưng nó bế tắc bởi không biết làm cách nào khác, và nó quyết định lao đầu vào làm điều vô vọng.
Kết quả là sau bao nỗ lực, ruồi vẫn không thể giải thoát. Nó tuyệt vọng tìm nơi trú ẩn cuối cùng trên bậu cửa sổ và chết dần.
Có một điều mà con ruồi hoàn toàn không biết đó là cách cửa sổ mười bước chân, ở một góc của căn phòng, cửa ra vào vẫn mở. Ruồi chỉ mất khoảng vài giây để bay qua đó, len qua khe cửa và trốn thoát ra ngoài. Việc này chỉ cần đến một phần nghìn nỗ lực mà con ruồi đã bỏ ra để làm vỡ kính ô cửa sổ.
Tự do ở đó, lối thoát ngay bên cạnh, chỉ dễ dàng thế thôi. Nhưng tại sao ruồi không tìm được?
Tại sao con ruồi lại cho rằng chỉ có ô cửa sổ mới là lối thoát duy nhất? Và bạn có nhận thấy đâu đó, từ trong sâu thẳm, cũng có một con ruồi đang trú ngụ trong tâm trí bạn. Chẳng phải chúng ta vẫn nhiều khi cảm thấy con đường đi phía trước thật mơ hồ không biết sẽ đến đâu, nhưng chúng ta vẫn cố chấp đi theo nó, bởi đơn giản chỉ vì đó là xu hướng của đám đông, và sẽ thật mạo hiểm nếu không làm theo cách mà đám đông đang làm?

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

CƠN BÃO

Tàu đang ở giữa biển thình lình gặp bão. Khách hành hương run sợ xúm quanh vị thiền sư trong lúc chiếc tàu trồi lên hụp xuống, thành khoang rung lắc dữ dội.
Một người oán than: “Ta sẽ chết hết thôi.”
Một người rên: “Ước gì đã xử sự tốt hơn với vợ con.”
Một cô gái: “Tôi đã dự định đi hành hương về sẽ lập gia đình. Thầy ơi, lỗi tại thầy. Thầy đưa chúng tôi lên lên tàu này, rồi giờ đây chúng tôi sẽ phải chết với biết bao hối tiếc, biết bo dự định tương lai sụp đổ.”
Thiền sư rất nhẫn nại, bảo: “Các vị hãy nhìn đây.”
Ông lấy hai miếng gỗ hình tam giác đặt chúng gần nhau, chỉ chạm hai đỉnh chóp, nói tiếp: “Tam giác nằm trên là quá khứ, không có gì có thể níu kéo trở lại, hoặc thay đổi được. Tam giác nằm dưới là tương lai, phỏng đoán trước cũng vô ích thôi. Chỉ có chỗ chạm nhau nhỏ xíu này là hiện tại, thay đổi theo từng nhịp đập của trái tim quý vị.”
Nhóm khách hành hương hỏi” “Thế thì sao?”
“Thế đau khổ với những gì đã qua, hoặc buồn bã với những chuyện sẽ đến đều vô ích. Hãy sống với giây phút hiện tiền thế giới đang cho ta.”
“Đó là gì?”
“Hiện tiền.”
“Làm sao thực hiện được điều ấy?”
“Ta hãy lấy thực phẩm ra ăn nào!”

Truyện cười trong ngày

Trắc nghiệm tâm lý

Chồng bàn với vợ:
– Anh đặt lên bàn ba thứ để xem con mình sẽ lấythứ gì. Nếu nó lấy tờ 100 USD, tương lai nó sẽ là nhà tài chính.Nếu lấy cây viết, nó sẽ là nhà văn, còn nếu cầm quyển kinh thì nósẽ làm linh mục.
Lát sau, cậu con vào phòng vớ cả ba thứ rồi chạyra ngoài. Trong khi vợ còn đần mặt trước tình huống bất ngờ, chồng lẩm bẩm:
– Phương án thứ tư…
Vợ sốt ruột hỏi:
– Là sao hở anh?
– Là ăn cướp chứ còn sao nữa!

Thursday, April 23, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 23 tháng 4, 2020

Truyện ngắn - Câu chuyện ba con cá

CÂU CHUYỆN BA CON CÁ

Con cá thứ nhất là cá hồi chó
Cá hồi chó sống ở vùng nước sâu trong đại dương bao la. Cá hồi chó mẹ sau khi đẻ trứng sẽ đợi ở một bên, trứng sau khi nở thành cá con vẫn chưa thể tự kiếm ăn, chỉ có thể dựa vào thịt của mẹ để lớn. Cá mẹ nhịn đau đớn không hề kêu ca. Khi cá con lớn lên, cá mẹ chỉ còn lại một đống xương, đó là minh chứng đắt giá nhất cho tình mẹ vĩ đại trên thế giới này.
Cá hồi chó là con cá tượng trưng cho tình mẹ.

Con cá thứ hai là cá lóc Tàu
Nghe nói loài cá này sau khi sinh con sẽ bị mất đi khả năng nhìn, không thể kiếm mồi mà chỉ có thể nhịn đói. Khi trứng nở thành hàng ngàn con cá con, đàn cá con không nỡ nhìn mẹ chết nên từng con, từng con một chủ động bơi vào miệng mẹ để giúp mẹ đỡ đói. Cá mẹ sống lại, lượng cá con còn tồn tại chẳng đáng là bao, chỉ còn chưa đến 1/10, số còn lại vì mẹ mà hy sinh tấm thân non nớt của mình.
Cá lóc tàu là con cá tượng trưng cho sự hiếu thảo của người làm con.

Con cá thứ ba là cá hồi
Mỗi năm cứ đến mùa sinh sản, cá hồi lại tính trăm phương ngàn kế để từ đại dương rộng lớn trở về dòng sông trong đất liền. Bởi lẽ loài cá này không sinh nở ở các vùng biển nước mặn mà di cư bơi về dòng suối ngọt, nơi chúng được sinh ra để tiếp tục đẻ trứng. Cuộc hành trình di cư thật sự vất vả và gian lao khi chúng phải bơi ngược dòng chảy của tự nhiên để trở về quê hương, trên đường trở về phải đối mặt với bao hiểm nguy thách thức, nào là vượt thác, nào là lo bị gấu xám ăn thịt…Những con cá không vượt được thác phần lớn sẽ rơi vào bụng gấu. Những con vượt thác thành công cũng sức cùng lực kiệt, vừa phải tiếp tục bơi vừa phải đề phòng loài ó cá kiếm mồi. Chỉ có một số ít những con cá may mắn vượt qua mọi khó khăn và sự bủa vây để trở về quê hương, hoàn thành việc quan trọng nhất đời mình, đó là tìm con đực, giao hợp, đẻ trứng và cuối cùng là chết một cách yên bình ở chính nơi mình sinh ra.Và khi mùa xuân đến, đàn cá con lại trôi theo dòng nước ra biển, bắt đầu hành trình cuộc đời mình.
Cá hồi là loài cá tượng trưng cho tình yêu quê hương xứ sở.

Chúng ta hãy thường xuyên nghĩ rằng, trên đời này có ít nhất 3 con cá khiến chúng ta phải cảm động:
Con cá thứ nhất là cha mẹ, người đã cho chúng ta sinh mệnh, luôn dõi theo mọi bước chân ta đi, không trách cứ oán giận, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con cái mà không hề đòi hỏi bất cứ điều gì.
Con cá thứ hai là con cái, từ khi oa oa cất tiếng khóc chào đời, con cái đã hoàn toàn tin cậy và ở bên cha mẹ cho đến già.
Con cá thứ ba là cố hương. Bất luận là đi xa đến đâu, cũng sẽ có một ngày chúng ta tìm cách trở về quê nhà.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

GIÓ ĐỘNG CỜ ĐỘNG

Sau khi được truyền y bát, Lục Tổ Huệ Năng ẩn cư trong nhóm thợ săn mười mấy năm. Đến lúc cơ duyên chín muồi ngài mới ra thế gian giáo hóa.
Một hôm, đến chùa Pháp tánh, thấy hai vị tăng mặt mày đỏ tía tranh luận về gió động cờ động. Vị thứ nhất cho rằng nếu không có gió thì cờ làm sao động ? Cho nên nói là gió động. Vị thứ hai cho rằng không có cờ động làm sao biết là gió động ? Cho nên kết luận cờ động. Mỗi vị chấp một bên không ai chịu thua ai.
Lục Tổ Huệ Năng nghe xong, nói :
- Không phải gió động cũng không phải cờ động mà chính là tâm hai vị động.

Truyện cười trong ngày

Cô vợ thật thà

Hai vợ chồng đang trên đường lái xe về nhà thì đột nhiên một xe cảnh sát đuổi theo, vượt lên rồi ra hiệu cho họ tấp vào lề. Ông chồng cho xe dừng lại đậu bên vệ đường. Viên cảnh sát bước lại gần.
– Đường này chỉ được phép chạy 60 km/h thôi. Anh có biết là anh chạy đến 75 km không?
Ông chồng cãi:
– Đâu có! Rõ ràng tôi chạy đúng 60 km/h mà…
Cô vợ ngồi sát bên liền chêm:
– Anh rõ ràng lái 80 km/h mà…
Viên cảnh sát:
– Hả?! 80 km/h? Phạt anh vì lái xe quá nhanh!
Anh chồng tức đỏ mặt nhưng ráng nhịn.
Đi một vòng quanh chiếc xe, tay cảnh sát hỏi người chồng:
– Đèn trước bên phải bị vỡ chắc khá lâu chưa sửa???
– Thưa không đâu… Hồi nãy tôi lái xe cán trúng cục đá to văng lên làm vỡ đó…
Cô vợ lại nối lời:
-Không phải đâu! Đèn đó vỡ từ đầu năm mà nhắc hoài không chịu thay bóng…
Tay cảnh sát ghi biên bản thêm một tội nữa.
Anh chồng tức quá mắng vợ:
– Cô làm ơn câm cái miệng giùm tôi một vài phút có được không hả?
Tay cảnh sát nhíu mày hỏi cô vợ:
– Ông nhà hay thường xuyên lớn tiếng với chị lắm sao?
Cô vợ tìm cách bênh chồng:
– Dạ đâu có… Chỉ khi nào anh ấy xỉn thôi à… chứ bình thường ảnh hiền và dễ thương lắm…

Wednesday, April 22, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 22 tháng 4, 2020

Truyện ngắn - Ba Chú Tiểu

Ba Chú Tiểu

Có ba chú tiểu đồng Sư tu trong một ngôi chùa. Sư Phụ đặt Pháp danh cho ba chú là: Tu Tịnh, Tu Thiền và Tu Mật.
Hằng ngày, Chú tiểu Thiền thích ngồi thiền, chú tiểu Tịnh thích tu niệm Phật. Còn Chú tiểu Mật thì thích trì chú. Ba chú tiểu cùng một Sư phụ mà căn cơ lại khác nhau, phương pháp tu khác nhau.
Phật tử về chùa để học hỏi tu tập, họ gặp ba chú để đàm đạo, để học hỏi, tu tập. Chú Tiểu Thiền xiển dương Pháp môn Thiền Tông khuyên Phật tử tu thiền định tốt hơn. Trong khi chú tiểu Tịnh xiển dương Pháp môn Tịnh Độ bảo tu Tịnh Độ tốt hơn. Còn chú tiểu Mật muốn xiển dương Mật Tông cho rằng trì chú tốt nhất. Quý Phật tử thật sự hoang mang, không biết tu theo ai cho đúng. Nếu chọn sai một ly, đi tới một dặm! Nếu tu sai dễ sinh tử luân hồi. Quý Phật tử mới thưa rằng: “Vậy chú nào tu đúng đây?”
Chú tiểu Tịnh giải thích trước:
- Đức Phật dạy rằng: “Nếu chúng sinh nào trì niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà từ một ngày đến bảy ngày đạt đến nhất tâm bất loạn sẽ được vãng sinh về cảnh giới Tây Phương của đức Phật A Di Đà”. Đó là nơi Tiểu Tịnh sẽ về! đó ạ! còn hai chú Thiền, Mật sau khi chết không biết đi về đâu nữa.
Chú tiểu Tịnh hỏi chú tiểu Thiền rằng:
- Hằng ngày chú ngồi thiền để làm gì? Sau khi chết chú đi về đâu? Sinh về cảnh giới nào? Hãy trả lời thử xem!
- Ngồi thiền để cắt đứt vọng tưởng, lắng đọng tâm tư trở về thanh tịnh, diệt trừ phiền não, để tâm tịnh. Tâm tịnh tức cảnh giới tịnh. Tâm tịnh thì Ta-bà tịnh. Vạn pháp do tâm khởi và do tâm biến hiện ra tướng. Tướng tự tâm sanh, vạn Pháp duy nhất tâm, tâm là chủ. Cho nên tâm tịnh tức Tịnh độ tịnh, Ta-bà chính là Tịnh Độ .
Chú tiểu Tịnh hỏi tiếp:
- Đức Phật dạy trong kinh A Di Đà rằng: “Hằng ngày chúng ta phải niệm Phật gieo chủng tử nhân duyên với đức Phật A Di Đà”. Sau khi chết được được đức Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn về cảnh giới Cực lạc. Còn chú không niệm Phật. Sau khi chết lấy gì mà vãng sinh ?
Chú Tiểu Thiền cười bảo:
- Tịnh độ đâu xa, Tịnh Độ ngay Ta Bà! Tâm tịnh là cảnh giới Niết bàn, còn mê thấy Ta-bà, Tịnh độ, giác Ngộ rồi thì Tâm chính là cái mục đích Thiền cần về. Không cần về Tịnh độ đâu ạ!
Chú tiểu Tịnh đáp lại:
- Vậy chú nói sai rồi, chính đức Phật nói kinh A Di Đà và khuyên chúng sinh niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà, để được vãng sanh về Tây Phương. Ngài không bảo chúng sinh niệm danh hiệu của Ngài.
Chú tiểu Thiền bảo:
- Chú Tịnh nói vậy không hiểu Phật rồi, do Chú muốn xiển dương Pháp môn Tịnh Độ nên nói thế thôi? Tây Phương ở đâu? chú có thấy chưa? Tôi nói Chú hiểu nhé!
- Vì đức Phật bảo chúng sinh niệm danh hiệu của Ngài. Khác gì đức Phật tự Ngài tôn xưng mình. Đức Phật chủ trương phá ngã cho nên đức Phật phương tiện diễn nói cảnh giới Tây Phương và Danh hiệu Phật A Di Đà. Thực ra đức Phật A Di Đà và Phật Thích Ca là một chư Phật đồng nhau đều có Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Công Đức. Cũng như chú đi tu, Sư Phụ đặt pháp danh, và Pháp tự, gọi tên nào chẳng được, mặc dù hai tên nhưng chỉ là một!
- Chú tiểu Tịnh lại nói tiếp:
- Nếu Ta-bà là Tịnh Độ vậy suốt đời tu niệm Phật. Sau khi chết tái sinh lại Ta-bà à? vậy tu làm gi? Nếu như chú nói Ta-bà là Tịnh Độ. Tu niệm Phật sau khi chết cũng trở lại Ta-bà. Vậy gọi luân hồi sinh tử, giải thoát chỗ nào? Vậy tu để làm gì?
Chú nào lý giải cũng có lý hết cả. Một vị Phật tử bảo:
- Vậy thì tại sao? chúng ta không kết hợp hai Pháp môn lại, thành Thiền Tịnh song tu? Tu như vậy cho chắc ăn! Rủi sai một Pháp còn một Pháp!
Chú tiểu Tịnh đáp rằng:
- Cần gì phải kết hợp! Khi ngồi niệm Phật tụng Kinh, thân ngồi ngay thẳng nghiêm trang thanh tịnh, không tạo ác. Khẩu thì đọc kinh những lời Phật dạy - khẩu thanh tịnh. Ý thì tư duy lời Phật dạy chân lý gì trong kinh. Đó là tam nghiệp thanh tịnh. Tâm thanh tịnh rồi thì cần gì phải ngồi thiền chứ? Nghe chú Tịnh trình bày có lý nên chú tiểu Thiền cười và im lặng. Chú tiểu Tịnh quay sang hỏi chú Mật
- Hằng ngày chú trì chú để làm gì? Sau khi chết vãng sinh về cảnh giới nào?
Chú Mật bảo:
-Tu Mật cũng như tu Tịnh! Trong những câu Chú là danh hiệu của chư Phật chư vị Bồ tát, Hộ Pháp, Thiện thần. Mục đích niệm Chú để diệt trừ phiền não, tam nghiệp thanh tịnh, Tâm tịnh là an lạc giải thoát.
Chú tiểu Tịnh lại nói:
- Thế cũng vậy! Chú tu cũng không biết sau khi chết đi về đâu, vì hằng ngày Chú không có gieo duyên với đức Phật A Di Đà thì làm sao về Tây Phương? ở Ta-bà chơi nhé.
Lúc bấy giờ Phật tử nghe chú tiểu Tịnh nói có lý ai cũng ngã theo ủng hộ chú tiểu Tịnh. Bấy giờ Sư Phụ đi đến bảo rằng:
- Hồi nãy giờ ba đứa con cãi khan cổ rồi, mệt lắm đúng không? Ba đứa con hãy vào đây. Sư Phụ cho uống nước:
Sau đó Sư phụ lấy 3 cái ly. Sư phụ rót ba ly nước khác nhau, 1 ly coca cola, 1 ly pepsi, và 1 ly 7 up. Ba ly ba màu khác nhau đưa cho ba chú tiểu tự chọn uống. Chú tiểu Tịnh chọn nước cam để uống, chú tiểu Thiền thì chọn nước trà để uống, chú tiểu Mật thì chọn nước lạnh. Sau khi uống xong, Sư Phụ hỏi:
- Ba chú uống nước cảm thấy thế nào?
Ba chú tiểu đồng thưa rằng:
- Bạch Sư Phụ thật là ngon ạ!
Sư Phụ hỏi tiếp mục đích các con uống nước để làm gì?
- Dạ uống để giải khát đó ạ!
Sau khi Sư Phụ nghe ba chú tiểu trả lời như vậy Sư Phụ giải thích như sau:
- Nếu các con ngồi đó tranh cãi lý luận, hơn thua, ai đúng ai sai thì tất cả chỉ ngồi im, không đi đâu cả!
- Giáo lý Phật chia ra tam thừa: Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ tát thừa. Đạo Phật có tám vạn bốn nghìn Pháp môn tu, chia ra nhiều Tông Phái, cũng vì căn cơ chúng sinh khác nhau, để chúng sinh cảm thấy Pháp môn nào phù hơp căn cơ với mình áp dụng tu tập. Không phải sự phân chia đó để cho thấy Thiền tông hơn, Tịnh độ tông hơn, hay Mật tông hơn…Tu còn thấy chỗ hơn thua cao thấp là còn chấp ngã, là còn sinh tử. Giáo Pháp của Phật không ngoài mục đích :
"Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo”
Nghĩa:
“Không làm các điều ác
Nên làm các điều lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đó là lời chư Phật dạy”
Còn việc tu hành, sau khi chết đi về đâu là do mình. Khi quý vị tu diệt trừ phiền não, tâm ắt thanh tịnh. Tu thiền, tu Tịnh, tu Mật cũng vì mục đích để tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì an lạc, tự tại vô ngại, muốn đi đâu thì đi, có khó khăn gì đâu? Muốn vào địa ngục thì đi như Ngài Địa Tạng, muốn lên Tây Phương đức Phật A Di Đà, muốn qua Đông Phương như đức Phật Dược Sư, muốn xuống Ta-Bà như Bồ Tát Hộ Minh (đức Phật Thích Ca), đi vào Ngã Quỷ như Ngài Quán Thế Âm hóa thân Tiêu Diện. Khi tu đạt đến tâm tự tại vô Ngại, đi cảnh giới nào cũng được cả, chẳng khó khăn gì cả.
Chúng sinh khi tu ở bên bờ mê ao ước được qua bên bờ Giác. Còn chư Phật, Bồ Tát ở bên bờ Giác trở lại bờ mê (lục Đạo luân hồi). Không phải là nghiệp lực tái sinh mà là hạnh nguyện độ sinh. Như Ngài Địa Tạng vào Địa Ngục, Ngài Quan Âm hóa thân vào loài Ngã Quỷ. Bồ Tát Hộ Minh xuống Ta-Bà độ sinh, chẳng lẽ gọi là tái sinh sao? Đó là hạnh nguyện từ bi độ sinh của quý Ngài. Tâm đạt đến tự tại vô ngại muốn đi đâu đi hà tất gì quý vị suốt ngày cứ xiển dương tu thiền hơn, tu Tịnh hơn, tu Mật hơn.
Cũng giống như trong thế gian này, quý vị có giấy thông hành, quý vị muốn đi nước nào đi, ai ngăn cấm quý vị? Vậy ngồi đó tranh luận, làm mất tín tâm Phật tử có ích chi? Sanh tử đại sự, thời gian vô thường tấn tốc qua nhanh. Không lo tu hành diệt trừ phiền não, suốt ngày các con cứ tranh luận hơn thua. Các con chỉ dậm chân tại chỗ thôi. Ngồi đó cãi hồi vô thường đến chỉ mang nghiệp lực đi, có ích gì đâu. Các con hãy nhớ điều này:
“Thị nhật dĩ quá, mạng diệt tùy giảm.
Như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc
Đại chúng! Đương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên.
Đản niệm vô thường, thậm vật phóng dật”
Nghĩa là:
“Một ngày đã hết, mạng cũng giảm dần,
Như cá cạn nước, thử hỏi vui gì?
Đại chúng!
Hãy siêng tinh tấn, như đầu bị đốt,
Chỉ nhớ vô thường, chớ mặc buông lung"
Sau khi nghe những lời dạy của Sư Phụ, ba chú Thiền, Tịnh và Mật không còn tranh cãi nữa, chú nào cũng tự giữ Pháp môn của mình tu tập sống trong hòa hợp. Sau khi Sư Phụ viên tịch, ba người đệ tử này hoằng dương Phật Pháp phát huy và thu hút nhiều tín đồ Phật tử tu tập. Làm cho ngôi nhà Phật pháp phát huy và trường tồn mãi mãi.

Bài sưu tầm

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

MỘT CỐC NƯỚC

Thiền sư có một đệ tử thường hay oán than. Một hôm, ông bỏ muối vào một cốc nước và bảo người đó uống.
Đệ tử nói: “Mặn đến phát đắng.”
Thiền Sư tiếp tục bỏ nhiều muối hơn vào hồ nước và bảo đệ tử thử lại. Sau khi uống xong, người này nói: “Nước rất tinh khiết và ngọt”.
Lúc này, thiền sư mới nói: “Đời người, đau khổ chính là muối, vị mặn ngọt của nó được quyết định bởi thứ vật dụng chứa nó.”

Truyện cười trong ngày

Đằng sau sự thành công của người đàn ông

Có một cuộc thi bơi qua dòng sông toàn cá sấu, ai bơi qua mà vẫn sống thì được thưởng 100 tỷ, còn ai không may bị chết thì sẽ được hỗ trợ 50 tỷ. Rất đông người đứng trên bờ nhưng không ai dám tham gia.

Chờ mãi rồi cũng nghe ùm một phát, có một người đàn ông nhảy xuống tham gia bơi. Nhìn anh ta vật lộn dưới dòng sông và bị cá sấu đuổi sao mà thảm thương quá, mặt thì tái xanh lại, nhưng công nhận anh ta bơi quá nhanh và cuối cùng thì cũng sang bờ bên kia an toàn.

Sau khi lãnh 100 tỷ tiền thưởng anh ta mới thều thào “tao mà biết thằng nào đẩy tao xuống, tao giết cả nhà nó”.

Vợ anh ta đứng bên cạnh thì thầm “Là em đẩy đó”

***Đằng sau sự thành công của người đàn ông, luôn có bóng dáng của người phụ nữ! 🙂

Tuesday, April 21, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 21 tháng 4, 2020

Truyện ngắn - Trái tim mang nhiều thương tích

TRÁI TIM MANG NHIỀU THƯƠNG TÍCH


Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng dần dần hiện ra một trái tim thật đẹp, thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi.
Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thoạt nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ mới nhận ra đó là hình một trái tim...
Chàng trai ngạc nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ, nó bị chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh khác nhau. Mọi người bắt đầu bàn tán và tỏ ý không hiểu ý nghĩa hình vẽ trái tim của ông lão.
Chàng trai thắc mắc: - Cụ ơi! Cháu không hiểu vì sao cụ lại vẽ trái tim như vậy? Làm sao trái tim lại mang nhiều vết sẹo và ráp nối như thế?
Ông cụ mỉm cười rồi nói:
- Đúng! Trái tim của ta có thể không hoàn hảo, nhưng nó là một trái tim thực sự. Đấy chỉ là do trái tim này đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Hãy nhìn những dấu vết này! Tuy có nhiều thương tích nhưng tôi luôn tự hào về nó. Cậu biết không, khi tôi trao một mảnh tim của tôi cho một người thân, cha mẹ, anh chị, bạn bè và cả những người tình cờ mà tôi gặp được... thì ngược lại, họ cũng trao cho tôi một mảnh tim của họ để đắp vào chỗ trống ấy. Những mảnh tim này không hoàn toàn giống nhau: phần trái tim mà cha mẹ cho tôi bao giờ cũng lớn hơn phần tôi trao lại; con gái tôi dành cho tôi phần trái tim trong trẻo nhất; bạn đời tôi tặng cho tôi phần trái tim đẹp nhất và chung thủy nhất... Những mảnh tim ấy đã ghép vào nhau và tạo thành những vết chắp vá của trái tim tôi. Chính điều này luôn nhắc trái tim tôi nhớ về những người mà tôi yêu dấu, những tình yêu mà tôi đã được chia sẻ trong đời...
Ông lão nói tiếp:
- Còn những vết lõm này là phần trái tim tôi trao đi mà chưa được nhận lại. Cậu biết đấy, tình yêu trao đi mà chẳng cần đến sự đền đáp. Dù những khoảng trống này nhiều lúc làm tôi đau đớn, nhưng cũng chính nhờ chúng mà tôi có động lực để khao khát được sống, và có niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp hơn. Chàng trai ạ, nhờ những mảnh chắp vá này mà trái tim của tôi có sức sống mãnh liệt, trưởng thành và cảm nhận cuộc sống trọn vẹn, sâu sắc hơn đấy.
Đám đông im lặng, còn chàng trai không giấu được nỗi xúc động đang trào dâng trong lòng. Anh tự hào cầm bút cắt đi một mảnh trong trái tim hoàn hảo của mình và đắp vào một phần khuyết của trái tim ông lão. Đáp lại, ông lão cũng tặng anh một mảnh trái tim ông.
Giờ đây, trái tim của chàng trai đã co một vết sẹo. Tuy không còn hoàn hảo nữa, nhưng chàng trai cảm thấy trái tim mình đầy sức sống hơn bao giờ hết. Anh nhận ra sức mạnh và vẻ đẹp của trái tim không phải ở chỗ nó được giữ kĩ để không có một vết tích, tổn thương nào của cuộc đời – mà trái lại, càng hòa nhập và biết chia sẻ, dám yêu, dám sống và sẵn sàng cho đi, trái tim của con người càng trở nên nhạy cảm, sâu sắc và đập mạnh mẽ hơn.
“Đôi lúc trái tim cũng cần phải biết buồn đau, biết khóc để cảm nhận được giá trị của sự yêu thương; và biết cho đi để cảm nhận niềm vui, hạnh phúc của sự chia sẻ...”

Theo The Real Heart

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Phù Du

Thiền Sư dị ứng với những người kéo dài thời gian lưu ngụ ở tu viện. Thế nên không sớm thì muộn mỗi đệ tử sẽ nghe những lời chói tai như:
- Đã đến lúc bạn nên ra đi. Nếu không đi, thì tâm thức sẽ không đến với bạn.
- Tâm thức đó là gì, một đệ tử mộ đạo muốn biết.
Thiền Sư đáp:
- Nước chỉ sống động và tự do khi tuôn chảy. Con cũng sẽ sống động và tự do khi ra đi. Nếu con không rời xa thầy, con sẽ bị chết mục và bị ô nhiễm.

Truyện cười trong ngày

Ra mắt

Một anh đi ra mắt bố người yêu:

– Chào bác!

– Ừ, chào cháu.

– Bác cho cháu xin điếu thuốc.

– Cậu hút thuốc lá hả?

– Khi uốg bia cháu hay hút thôi.

– Cả bia nữa àk?

– Vâng, thua bạc cháu uống bia.

– Cả bài bạc nữa hả?

– Trong tù thì có việc gì làm đâu bác?

– Sao lại vào tù?

– Tại cháu đi ra mắt bố người yêu nhưng ông ấy không đồng ý. :))