Saturday, December 31, 2022

HAPPY YEW YEAR - 2023


 

Truyện ngắn - Người gác dan

 Người gác dan


Có một câu chuyện kể về một ông già, cứ mỗi sáng, ông xách một giỏ thức ăn và một chai nước đi ngang khu phố thị kia, tới bờ sông, ngồi lại đó. Đến chiều mặt trời lặn, ông đi về. Đều đặn như thế. Anh gác dan của một ngôi biệt thự nọ rất kinh ngạc. Một hôm anh chặn ông già lại hỏi:

- Xin nói cho tôi biết ông làm gì mà cứ sáng xách giỏ đi, chiều xách giỏ về. Tôi đã bỏ ra ba ngày, ra bờ sông xem ông làm cái chi nhưng không thấy ông làm gì cả. Ông chỉ ngồi chơi ngoài ấy, nhìn nước chảy, nhìn người qua lại, cười cợt với gió mây. Hỏi ai, ai cũng bảo ông là người rất bình thường. Vậy xin nói tôi nghe ông làm gì?

Ông già cười đáp:

- Trước khi tôi nói cho anh biết tôi làm cái chi, anh nói cho tôi biết anh làm cái gì đi!

Anh kia đáp:

- Giản dị lắm, ông biết tôi ngồi nơi cổng này, tôi làm công việc của người gác dan. Người nào đi vào tôi biết họ đi vào. Người nào đi ra tôi nhìn thấy họ đi ra. Giản dị vậy thôi!

Ông già nói:

- Ồ! Tôi cũng làm công việc giống anh.

Anh kia đáp:

- Ông nói vô lý. Ông đâu có cái cổng đặt bên ngoài toà biệt thự. Ông cũng không lãnh lương của ai, và ông ngồi cũng đâu thấy ai đi qua đi lại. Nói ông là người gác dan thì không đúng.

- Ông hãy nghe tôi giải thích! Ông gác dan người bên ngoài. Tôi gác dan người bên trong. Tôi chỉ làm mỗi một việc là ngồi yên đấy, nhìn những người khách qua lại trong tâm thức của tôi. Những ngày đầu tiên, tôi thấy nhiều người qua lại quá. Này anh khách buồn, anh khách giận, anh khách ghét, thương, sầu tủi, bất an v.v.. luôn đi ngang, có khi từng đoàn người, đếm không xuể. Có điều vui là đi bao nhiêu thì cứ đi, tôi chỉ ngồi nhìn mỉm cười với những người khác đi qua ấy. Dần dần tôi phát giác càng ngày người đi càng ít. Rồi đến một lúc, dăm ba hôm mới có một người khách đến rồi đi. Người khách đó ở bên trong tôi. Ông thì ngồi gác cửa bên ngoài, tôi làm người chủ gác cửa bên trong. Việc chúng ta giống như nhau. Thế mà khác nhau vô cùng : ông thì ra ngoài, tôi vào bên trong”.

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - THẦY ĐỒ ĂN BÁNH RÁN

 TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

                                                 THẦY ĐỒ ĂN BÁNH RÁN

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC


Xưa có một thầy đồ ngồi dạy học nhà người ta, một hôm, trông thấy hàng bán bánh rán mật đi qua, lấy làm thèm lắm, nhưng không dám nói. Thầy nghĩ mãi không biết thế nào cho có bánh rán ăn. Một buổi kia, nhà chủ vừa đi khỏi, thầy mới lấy ớt giã nhỏ, bỏ vào trong nước, rồi bảo tên học trò nhỏ của thầy lấy nước ấy mà tắm. Tên học trò ngoan ngoãn, vâng lời thầy, đi tắm ngay. Được một chốc, người nó phát nóng và lần mần đỏ khắp mình mẩy. 

Khi cha mẹ về thấy con thế lấy làm lo sợ hỏi thầy đồ rằng :

 « Không biết cháu nó làm sao mà người nó như sốt và đỏ mần lên cả thế ? »

Thầy đồ làm bộ ngơ ngác bảo gọi đứa nhỏ vào xem như thầy lang xem bệnh, rồi bảo rằng :

 « Không việc gì, thằng này mắc cái bệnh Thần Hòn làm quái đây. Bây giờ phải cho đi mua lấy bẩy đĩa bánh rán mật để tối cúng tống thần cho nó, thì nó khỏi ngay. Nhà chủ vâng theo lời thầy, vội vàng ra chợ mua đủ bẩy đĩa bánh rán, lại kèm thêm cả trầu cau hương hoa đem về, đặt vào mâm tươm tất rồi nhờ thầy cúng hộ ».

Thầy đồ khăn áo chỉnh tề, làm bộ nghiêm trang ra đứng trước bàn thờ đặt giữa sân, lên giọng cầu nguyện rằng :

« Thần Hòn ! Thần Hòn ! 

Cái mình tròn tròn,

Cái da đo đỏ,

Làm cho thằng nhỏ

Nóng đêm nóng ngày,

Tao xẻ mày ngay,

Tao nuốt mày đi,

Mau đi, mau đi,

Thần Hòn ! Thần Hòn ! »

Khấn xong câu ấy, thầy lấy đũa, thầy xắn ngay đĩa bánh, rồi bỏ vào mồm, thầy nuốt thực. Nuốt hết đĩa ấy, thầy lại khấn, khấn xong lại nuốt, khấn bảy lần nuốt hết bảy đĩa bánh. Đoạn rồi, thầy bảo đứa nhỏ ra đằng sau nhà, thầy lấy nước lạnh tắm cho nó. Chỉ một chốc đứa nhỏ khỏi sốt, khỏi mẩn. Nhà chủ khen thầy là có phép tài, mà thầy được bữa bánh rán cũng thích miệng.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Giữ lấy nghề mình

 GIỮ LẤY NGHỀ MÌNH


Nước Trịnh có người học nghề làm dù che mưa ba năm mới thành nghề. Trời đại hạn, không ai dùng đến dù, anh ta bèn bỏ nghề làm dù, đi học nghề làm gầu tát nước. Lại học ba năm mới thành nghề làm gầu, thì trời mưa luôn mãi không ai dùng đến gầu. Bây giờ anh ta lại quay về nghề làm dù như trước. Không bao lâu, trong nước có giặc, dân gian nhiều người phải đi lính, mặc đồ nhung phục, không ai cần đến dù, anh ta xoay ra nghề đúc binh khí thì đã già quách rồi.

Úc ly Tử thấy anh ta, thương tình, nói rằng:

-Than ôi, ngươi chẳng đã già đời mất rồi ư! Già hay trẻ không phải là tự người, là tự trời, điều ấy đã cố nhiên. Nhưng nghề nghiệp thành hay bại dù lỡ thời không gặp dịp, cũng không nên đổ cả cho trời, tất có mình ở trong. Ngày xưa nước Việt có một người làm ruộng, cấy lúa chiêm ba năm đều hại vì lụt cả . Có người bảo anh ta nên tháo nước mà cấy mùa, anh ta không nghe, cứ cấy chiêm như trước. Năm ấy nắng to, mà nắng luôn ba năm, vụ chiêm nào cũng được, thành ra anh ta kéo lại hoà cả mấy năm mất mùa trước. Cho nên có câu rằng: "Trời đại hạn nghĩ đến sắm thuyền, trời nóng nực nghĩ đến sắm áo bông", đó là một câu thiên hạ nói rất phải.

(Lưu Cơ)

Lời bàn:

Người ta làm nghề gì, ai chẳng muốn cho nghề ấy được phát đạt, thịnh vượng. Song gặp thời, thì hay, lỡ thời, hoá dở. Như thế thì cái thời cũng là quan hệ với nghề của mình lắm. Khốn cái thời là tự ở đâu đâu chớ không tự mình gây lấy được, cho nên có lắm người làm nghề, không thành nghề, thường nói rằng: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" nghĩa là người chỉ mưu tính công việc, còn công việc nên, hay không nên, là do tại trời. Song người có gan, dù cho lỡ thời cũng cứ vững dạ mà giữ lấy nghề, vì nghề chắc đã thành, thì tất cũng có chốn dụng, chẳng chóng thì chầy, chẳng nhiều thì ít, chớ cứ nay làm nghề này, mai xoay nghề khác, như hòn đá lăn mài không bao giờ mọc rêu, thì chỉ nhọc xác, già người mà vẫn không ăn thua gì cả.

Giải nghĩa:

Trịnh: Tên nước chư hầu thời Xuân Thu tức huyện Tân Trịnh, tỉnh Hà Nam bây giờ.

Đại hạn: Nắng to và nắng lâu ngày.

Nhung phục: Y phục nhà binh.

Úc ly Tử: Tên một bộ sách của Lưu cơ thác danh làm Úc ly Tử mà nói trong bài này.

Đại nạn sắm thuyền xa ...: Ý nói người ta cứ phòng xa là hơn, ở đời thường có cái sức đang đi thế này, tất có lúc đi ngược hẳn lại, như nắng lâu quá tất có lúc mưa lụt, nóng nực quá tất có lúc giá rét, nên người khôn lúc nắng lâu nghĩ sắm thuyền trước để phòng khi ngập lụt, lúc nóng nực nghĩ sắm áo bông trước để phòng khi giá rét.

Lưu Cơ: Người đời Minh tên tự là Bá Ôn có công giúp vua Thái Tổ gây dựng lên nhà Minh, giỏi văn chương lại kiêm cả thiên văn binh pháp.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 THIỀN KHÔNG PHẢI VẤN ĐÁP


Có một thiền sư viết hai câu cho đệ tử tham cứu. Hai câu ấy như sau:

- Hai người dầm mưa đi, vì sao một người không ướt ?

Các đệ tử lần lượt bàn luận.

Vị thứ nhất nói : “Hai người đi trong mưa, có một người không ướt là vì người ấy mặc áo mưa”.

Vị thứ hai nói : “Người không ướt có gì lạ đâu, vì trận mưa cục bộ – một bên mưa, một bên không mưa”.

Vị thứ ba đắc ý nói : “Huynh sai rồi, trận mưa dầm dề làm gì có chuyện cục bộ ? Sở dĩ người không ướt là vì người ấy vào nhà đụt mưa”.

Mỗi vị một câu, dường như vị nào cũng có lý, nhưng chưa đúng ý thiền sư.

Sau cùng, thiền sư nói :

- Các ông chấp vào câu “Một người không ướt”, mà tranh luận mãi không thôi. Bởi tranh luận cho nên cách xa chân lý. Kỳ thật, người không ướt không ngoài hai người đang đi trong mưa.

Truyện cười trong ngày

 Nhắm một mắt

Hai anh em đang chơi trò bắn súng, bỗng người em hỏi.

– Em: Tại sao khi bắn súng người ta lại nhắm một mắt vào anh nhỉ ?

– Anh: Sao mà em ngốc vậy, nếu mà nhắm cả hai mắt thì còn thấy gì mà bắn nữa!

Friday, December 30, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Hai giọt dầu

 Hai giọt dầu

Paulo Coelho

Một thương gia gởi con trai cầu học bí quyết hạnh phúc ở bậc minh triết nhất trong các hiền nhân. Chàng trai vượt sa mạc trong bốn mươi ngày mới tới được lâu đài tráng lệ trên đỉnh núi, nơi cư ngụ của vị đại minh triết.

Nhưng thay vì gặp được hiền giả, cậu ta lại thấy một nơi náo nhiệt: các thương nhân ra vào, người ta tán gẫu ở mọi góc nhà, một ban nhạc nho nhỏ chơi những điệu ngọt ngào và có một cái bàn đầy cao lương mỹ vị.

Nhà hiền triết nói chuyện với mọi người, và chàng trai phải đợi hai giờ mới đến lượt mình.

Hiền giả kiên nhẫn lắng nghe lý do đưa cậu trai tới đây, nhưng ông bảo cậu rằng lúc này ông chưa rảnh để nói với cậu về bí quyết hạnh phúc. Ông đề nghị cậu dạo quanh lâu đài và hai giờ sau trở lại.

“Tuy nhiên, tôi muốn xin cậu giúp cho một việc - ông ta nói, đưa cho chàng trai một cái muỗng và nhỏ hai giọt dầu vào đó - Khi đi loanh quanh, hãy mang theo cái muỗng này và đừng để đổ mất dầu”.

Chàng trai bắt đầu lên gác xuống lầu trong lâu đài, mắt luôn dán vào cái muỗng. Hết hai giờ, cậu trở lại gặp nhà hiền triết.

“Thế - nhà hiền triết hỏi - Cậu có ngắm những tấm thảm Ba Tư treo trong phòng ăn không? Cậu có thấy khu vườn mà các sư phụ làm vườn phải mất mười năm mới dựng xong không? Cậu có xem những bản da dê tuyệt đẹp trong thư viện của tôi không?”.

Bối rối, chàng trai thú thật là mình chẳng xem được gì cả. Ưu tư duy nhất của cậu là đừng đánh đổ hai giọt dầu mà hiền nhân đã giao cho cậu.

“Thế thì hãy trở lại và ngắm những kỳ quan trong thế giới của tôi - hiền giả nói - Cậu không thể tin một người mà cậu chưa biết rõ ngôi nhà của người ấy”.

Bây giờ thoải mái hơn, chàng trai cầm cái muỗng đi thong dong khắp lâu đài, lần này cậu chú ý vào mọi nghệ thuật phẩm trên tường và trần nhà. Cậu ngắm các khu vườn, núi non quanh lâu đài, vẻ thanh tú của những đóa hoa và phong cách thẩm mỹ trong việc trưng bày các nghệ thuật phẩm. Trở lại với hiền giả, cậu tường thuật tỉ mỉ những điều trông thấy.

“Nhưng hai giọt dầu tôi giao cho cậu đâu?” - hiền giả hỏi.

Nhìn xuống cái muỗng, chàng trai nhận ra mình đã đánh đổ sạch.

“Thế đấy, đó là lời khuyên duy nhất của tôi cho cậu - vị minh triết nhất trong các hiền giả nói - Bí quyết hạnh phúc nằm trong việc ngắm nhìn mọi kỳ quan của thế giới này và không bao giờ quên hai giọt dầu trong muỗng”.

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - TAM ĐẠI CON GÀ

 TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

                                                 TAM ĐẠI CON GÀ

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC


Xưa có anh học trò học hành dốt nát, nhưng cái trò đời « xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ », đi đâu anh ta cũng khoe khoang lên mặt chữ nghĩa tài giỏi lắm. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, đón về nhà để dạy trẻ.

Một hôm dạy thằng con nhà chủ học sách « Tam thiên tự », sau chữ « tước » là sẻ, đến chữ « kê » là gà, thầy ta – đã lên mặt là thầy – thấy cái chữ nhiều nét khó khăn, ngắc lại không biết dạy ra chữ gì và nghĩa ra sao cả. Trẻ nó hỏi gấp lắm. Thầy cuống quýt dạy nó học liều : « Dủ dỉ là con dù dì ». Nhưng thầy đã khôn, sợ ai nghe tiếng, bảo trẻ học sè sẽ tiếng thôi. Tuy vậy trong lòng vẫn thắc thỏm.

Tối hôm ấy, nhân nhà chủ có bàn thờ Thổ công, thầy đến khấn thầm xin ba đài âm dương để quyết xem hai chữ ấy có thật là dù dì hay chăng. Thổ công cho ba bài được cả. Thấy vậy, thầy lấy làm đắc sách, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường cao, bảo trẻ học to tiếng.

Được thể, trẻ nó gào lên thật to rằng : « Dủ dỉ là con dù dì ! Dủ dỉ là con dù dì ».

Bố nó đang đào cuốc ngoài vườn, nghe thấy tiếng học lạ, bỏ cuốc chạy vào xem sách rồi hỏi thầy rằng : « Chết chửa, chữ ấy là chữ « kê » là gà sao thầy lại dạy cho cháu học dủ dỉ là con dù dì ? »

Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm : « Mình đã dốt, Thổ công nhà nó cũng dốt nữa ».

Rồi nhanh trí khôn, thầy vội nói gỡ rằng : « Ông tưởng tôi không biết chữ ấy là chữ « kê » mà kê nghĩa là gà hay sao ?

Nhưng tôi dạy cháu thế, là dạy cho nó biết tận tam đại con gà kia đấy ».

Nhà chủ ngạc nhiên hỏi : « Thầy bảo tam đại con gà là thế nào ? Ông bà gì vậy ? »

Thầy cắt nghĩa rằng : « Này thế này nhớ « Dủ dỉ là chị con công. Con công là ông con gà ». Thế chẳng phải là tôi  lã dạy nó đến ba đời con gà là gì » ?

Nhà chủ không biết cãi sao, vẫn phải chịu thầy là hay

chữ. Và tự bấy giờ con công, con gà, thành có họ với nhau, công là ông mà gà là cháu.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - NGƯỜI NƯỚC LỖ SANG NƯỚC VIỆT

 NGƯỜI NƯỚC LỖ SANG NƯỚC VIỆT


Hai vợ chồng người nước Lỗ, chồng khéo đóng giày, vợ khéo đan mũ, muốn đem nhau sang kiếm ăn ở nước Việt.

Có người đến bảo rằng: “Vợ chồng nhà bác đi chuyến này thế nào cũng cùng khổ.

Người nước Lỗ hỏi: Sao bác lại nói thế?

Người kia bảo: Giày dùng để đi, mà người Việt đi chân không, không thích đi giày; mũ dùng để đội, mà người Việt để đầu không, không cần đội mũ. Vợ chồng nhà bác làm giày, đan mũ giỏi thật, song đến ở nước người ta, người ta không dùng đến tài nghề của mình, thì làm thế naò mà không khốn cùng?”

Hai vợ chồng người nước Lỗ nghe nói, không sang nước Việt nữa.

(Hàn Phi Tử)

Lời bàn:

Đến chỗ đi đầu không, mà bán mũ, đến chỗ đi chân không mà bán giày thì cũng giống như mùa rét mà bán quạt, mùa nực mà bán chăn bông, tuy trái nơi và trái thời khác nhau, nhưng cũng là trái, không được việc cho mình mà lại còn để tiếng cười cho thiên hạ nữa. Cho nên người có tài phải tìm nơi đáng ở mà ở chớ đem đàn mà gảy ta trâu thì có ích chi.

Giải nghĩa:

Việt: tên nước thời Xuân Thu ở vào tỉnh Chiết Giang, Giang Tô và một phần Sơn Đông bây giờ.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 LẬT THUYỀN SANH TỬ


Có vị học tăng đến tham bái thiền sư Tuyết Phong. Tuyết Phong hỏi :

- Từ đâu đến ?

Học tăng đáp :

- Từ thiền sư Phú Thuyền (Lật Thuyền) đến.

Tuyết Phong cố ý hỏi :

- Biển sanh tử không có bờ qua, vì sao ông muốn lật thuyền ?

Học tăng không hiểu ý Tuyết Phong liền từ giã ra về. Học tăng kể lại cho thiền sư Phú Thuyền nghe. Thiền sư Phú Thuyền nói :

- Ông thật ngu ngốc, tại sao không nói rằng con đã vượt biển khổ sanh tử nên mới lật thuyền.

Học tăng bèn trở lại Tuyết Phong. Tuyết Phong lại hỏi :

- Đã lật thuyền, còn đến đây làm gì ?

Học tăng thưa :

- Con đã vượt khỏi biển sinh tử nên mới lật thuyền.

Tuyết Phong nghe xong, nói :

- Câu này chẳng phải của ông, do thầy ông dạy, ta gởi hai mươi gậy cho lão sư Phú Thuyền và nói rằng hãy giữ hai mươi gậy này mà ăn, còn ta với ông không quan hệ gì cả.

Truyện cười trong ngày

 Đâu biết đẻ trứng

– Mẹ:Con không nghe lời mẹ, mẹ đem con nhốt trong chuồng gà bây giờ.

– Con:Mẹ nhốt con trong cái chuồng gà đâu có lợi gì? Con đâu biết đẻ trứng?

Thursday, December 29, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Bạn thân

 Bạn thân

Sự kinh hoàng tràn ngập trong lòng một người lính thời Đệ Nhất Thế Chiến khi anh nhìn thấy người bạn tri kỷ của mình ngã xuống chiến trận.

Bị mắc kẹt trong một chiến hào và đạn pháo bay liên tục trên đầu nhưng người lính đó đã xin chỉ huy cho phép anh đi ra ngoài “vùng bình địa” giữa những chiến hào để đem người đồng đội bị trúng đạn trở vô.

Vị chỉ huy nói:

– Anh có thể đi nhưng tôi nghĩ công việc đó sẽ không đáng gì đâu. Có lẽ bạn anh đã chết và anh có thể đánh mất đi sự sống của bản thân mình.

Không màng đến lời của vị chỉ huy, người lính vẫn bỏ đi. Thật kỳ diệu, anh ta đã xoay sở để đến được bên người bạn của mình, nhấc anh ta lên vai và đem anh ấy trở về chiến hào của họ. Khi cả hai cùng té nhào xuống dưới hào, vị chỉ huy kiểm tra người lính bị trúng đạn rồi nhìn người bạn của anh một cách thông cảm.

-Tôi đã nói với anh rồi, công việc đó không đáng đâu. – Vị chỉ huy nói – Bạn anh đã chết, còn anh bị thương rất nặng.

Người lính trả lời:

– Mặc dầu vậy công việc đó vẫn rất đáng làm, thưa sếp.

– Anh nói đáng làm có nghĩa là sao? Bạn anh đã chết rồi cơ mà?

-Thưa sếp, công việc đó đáng làm là vì khi tôi đến bên anh ấy, anh ta vẫn còn sống và tôi rất mãn nguyện khi anh ấy nói với tôi rằng “Jim, tôi biết rằng chắc chắn anh sẽ đến với tôi!”

Trong cuộc sống, một việc có đáng làm hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào cách chúng ta nhìn nó. Hãy can đảm và làm những gì mà trái tim ta mách bảo để rồi mai sau trong cuộc sống bạn sẽ không phải ân hận vì mình đã không làm điều đó. Hy vọng rằng mỗi một người trong chúng ta sẽ ở trong vòng tay chân thật của những người bạn như vậy.

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - HỌC VĂN HAY HỌC VÕ

 TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

                                                 HỌC VĂN HAY HỌC VÕ

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC


Xưa có một người có hai vợ. Hai vợ sinh được mỗi người một đứa con trai, mà hai đứa cùng một tuổi. Khi hai con cùng lên bảy, cha muốn cho đi học nhưng còn do dự chưa biết nên cho đi học Văn hay học Võ. Có một ngày, hai anh em đang cùng với cha đứng chơi ở trước cửa, chợt có con chích chòe đậu trên cây gần đấy, ríu ra ríu rít kêu vui lắm.

Cha muốn thử hai con mới bảo rằng : « Hai anh em mày ra lắng tai nghe xem chích chòe nó nói gì thế ? »

Rồi một chốc gọi vào, hỏi thằng anh rằng : « Mày nghe thấy chích chòe nói những gì ? »

Anh thưa rằng : « Con nghe nó nói : Chi mi ! chi mi ! lại đây ta đánh với mi ni ».

Xong lại hỏi thằng em : « Còn mày, mày nghe thấy chích chòe nó nói gì ? »

Em thưa rằng : « Con nghe nó nói : Tri chi, vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri ». 

Hồi lâu, con chích chòe vẫn còn chí cha chí choét kêu mãi. Cha lại bảo rằng : « Hai anh em mày lại thử ra xem chích chòe nó còn kêu gì mãi thế ? »

Hai anh em lại chạy ra nghe một lúc, mới trở vào. Cha lại hỏi thằng anh : « Nào, bận này, mày nghe chích chòe nó nói gì nào ? »

Anh thưa : « Nó nói : Lếu láo ! đánh bể óc. Lếu láo ! đánh bể óc ».

Xong, lại hỏi thằng em. Em thưa : « Nó nói : Thiếu tiểu tu cần học ! Thiếu tiểu tu cần học ! » 

Cha nghe đoạn, không còn nghi ngờ gì, quyết chí cho thằng anh chuyên học nghề võ, thằng em chuyên học nghề văn. Quả nhiên sau hai anh em nó học cùng thành tài, cùng làm nên quan to, anh giỏi võ thì em giỏi văn, thật là một nhà văn võ kiêm toàn vậy.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - THỔI SÁO

 THỔI SÁO


Vua Tuyên Vương nước Tề thích nghe sáo, và lúc nào muốn nghe, bắt ba trăm người cùng thổi một loạt. Trong ba trăm người ấy, có Đông Quách tiên sinh không biết thổi sáo, nhưng cũng lạm dự vào đây để kiếm lương ăn.

Đến khi vua Tuyên Vương mất, vua Mẫn Vương nối ngôi, cũng thích nghe sáo. Nhưng chỉ muốn nghe riêng từng người một mà thôi. Đông Quách tiên sinh thấy thế, tìm đường trốn trước.

(Hàn Phi Tử)

Lời bàn:

Những kẻ vô tài, gặp may nhờ dịp, mà được làm quan, có khác gì Đông quách tiên sinh nói trong chuyện này? Những khi ồ ạt, gọi là có mặt cho đủ số, thì còn giữ được địa vị, chứ đến khi khảo sát từng người một thì tài nào mà không bị thải.

Giải nghĩa:

Đông Quách tiên sinh : bấy giờ các nhà làm văn thường dùng bốn chữ này để chế nhạo những người vô tài mà lạm dự vào một địa vị nào. Chính nghĩa bốn chữ ấy là nhà thầy (tiên sinh) họ Đông Quách hay ở ngoài thành bên phía đông (Đông Quách)

Lạm dự: ăn may mà được hưởng một phần quyền lợi quá tài đức mình.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 TÂM PHẬT LÀ GÌ


Có lần, thiền sư Huệ Trung hỏi Tử Lân Cung Phụng :

- Cung Phụng học Phật pháp nhiều năm, Phật nghĩa là gì ?

Tử Lân không cần suy nghĩ đáp :

- Phật nghĩa là giác ngộ.

Thiền sư Huệ Trung tiến một bước, hỏi :

- Phật có mê không ?

Tử Lân không cho là đúng, nhẫn nại hỏi ngược lại thiền sư Huệ Trung :

- Đã thành Phật, sao còn mê ?

Thiền sư Huệ Trung hỏi ngược lại :

- Nếu không còn mê, giác ngộ làm gì ?

Truyện cười trong ngày

 Mèo mùa hạ..


Trong tiết trời giá lạnh của mùa đông, Tí hỏi mẹ:

– Mẹ, chúng ta người nào cũng mặc bao nhiêu áo mà không thấy ấm, tại sao con mèo trên người chẳng mặc chiếc áo nào mà vẫn không bị chết rét?

Mẹ cười:

Con ngố lắm. Trên mình mèo có nhiều lông, có thể dày ngang với quần áo của chúng ta, thế còn cảm giác gì lạnh nữa?

Mấy tháng sau, một hôm mẹ đi làm về, thấy con mèo từ trong nhà chạy ra liền hốt hoảng kêu lên:

– Trời đất ơi, lông mèo rụng hết đi đâu rồi!

Tí tay cầm cái kéo từ trong nhà bước ra bình thản nói:

– Bây giờ thời tiết nóng lắm, da dẻ người mình còn chẳng chịu được. Con mèo có nhiều lông thế, chắc là nóng lắm nên con đã lấy kéo cắt trụi rồi.

Wednesday, December 28, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Chăn bông

 Chăn bông


Trong một ngôi chùa cũ nát, chú tiểu nhỏ chán nản thất vọng nói với lão hòa thượng: “Trong ngôi chùa nhỏ bé này chỉ có hai thầy trò chúng ta, lúc con đi xuống núi hóa duyên, mọi người đều là nói những lời ác ý về Sư phụ và con, còn thường xuyên gọi con là hòa thượng hoang”.

Chú tiểu nói tiếp: “Hôm nay con đi khất thực, trời lạnh như vậy mà không một ai mở cửa cho con, đến cơm bố thí cũng được ít. Chùa Bồ Đề chúng ta muốn là nơi hóa độ chúng sinh, tiếng chuông vang xa không ngớt như Sư Phụ nói, con e là không thể.”

Lão hòa thượng khoác lên mình chiếc áo cà sa không nói lời nào, chỉ nhắm mắt lại lẳng lặng nghe... Chú tiểu cứ nói và cằn nhằn liên miên….

Cuối cùng lão hòa thượng mở mắt và hỏi: “Bây giờ bên ngoài gió bấc thổi mạnh, lại có băng tuyết ngập trời, con có thấy lạnh không?”

Chú tiểu toàn thân run rẩy nói: “Dạ, con lạnh, hai chân con đều tê cóng cả rồi!”

Lão hòa thượng nói: “Vậy chi bằng chúng ta đi ngủ sớm thôi.”

Lão hòa thượng và chú tiểu tắt đèn, vào trong chăn ngủ.

Một lúc sau, lão hòa thượng hỏi: “Bây giờ con có thấy ấm không?”

Chú tiểu nhỏ trả lời: “Dạ kính bạch Sư phụ, đương nhiên là con thấy ấm rồi, giống như ngủ dưới ánh mặt trời vậy!”

Lão hòa thượng nói: “Khi nãy, chăn bông để ở trên giường là lạnh, thế nhưng khi có người nằm vào lại trở nên ấm áp. Con thử nói xem, là chăn bông sưởi ấm cho người hay là người sưởi ấm cho chăn bông đây?”

Chú tiểu nghe xong liền nở một nụ cười nói: “Dạ Sư phụ ơi, chăn bông làm sao có thể sưởi ấm cho người được, là do con người tỏa ra thân nhiệt làm chăn bông ấm lên đấy ạ”

Lão hòa thượng hỏi: “Chăn bông đã không cho chúng ta sự ấm áp lại còn cần chúng ta đi sưởi ấm nó, như thế thì chúng ta còn đắp chăn bông làm gì?”

Chú tiểu ngẫm nghĩ một lát rồi nói: “Dạ kính bạch Thầy, mặc dù chăn bông không sưởi ấm cho chúng ta, nhưng chăn bông dày có thể giữ lại hơi ấm của chúng ta, khiến cho chúng ta ngủ được thoải mái.”

Sau khi nghe chú tiểu nhỏ trả lời, lão hòa thượng miệng mỉm cười và bảo:

“Chúng ta là những người xuất gia tụng kinh rung chuông, chẳng phải là giống người nằm dưới “chăn bông”? Còn những chúng sinh kia chẳng phải họ là một cái chăn bông dày đó sao? Chỉ cần chúng ta một lòng hướng thiện, thì chiếc “chăn bông” lạnh như băng ngoài kia cuối cùng cũng sẽ được chúng ta sưởi ấm. Lúc đó cái chăn bông ấy cũng sẽ giữ ấm lại cho chúng ta."

Chú tiểu nghe xong liền bừng tỉnh và hiểu hết.

Bắt đầu từ ngày hôm sau, chú tiểu nhỏ ấy đều dậy rất sớm đi xuống núi hóa duyên. Chú tiểu cũng vẫn gặp phải những lời ác như trước đây. Thế nhưng chú tiểu trước sau gì đều giữ vững thái độ nho nhã và lễ độ đối xử với mọi người.

Mười năm sau…

Chùa Bồ Đề đã trở thành ngôi chùa có diện tích hơn mười km2, có rất nhiều hòa thượng, khách hành hương tới lui không ngớt. Chú tiểu ngày nào cũng đã trở thành một vị Sư trụ trì lỗi lạc. Kỳ thực trên thế giới này, chúng ta đều là người đang nằm trong chăn bông, người khác chính là “chăn bông” của chúng ta. Khi chúng ta dụng tâm đi sưởi ấm cho “chăn bông” thì một thời gian “chăn bông” cũng sẽ giữ ấm lại cho chúng ta. Mối quan hệ giữa người và “chăn bông” là như vậy.

nguồn : http://www.oldcottage.net/vuonthien

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - NGƯỜI HỌC TRÒ MUỐN ĐẬU

 TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

                                                 NGƯỜI HỌC TRÒ MUỐN ĐẬU

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC


Xưa có người học trò học thì dốt, mà đi thi chỉ mong những đậu. Nhưng đậu sao được. Khoa này khoa khác mong đậu mãi mãi, mà khoa này khoa khác mãi mãi cứ hỏng.

Người học trò nghĩ mình sức học sánh với kẻ đậu, cũng có kẻ thua mà sao đậu, mình lại không đậu. Nghĩ rồi, giận lắm, người ấy làm sớ kiện tại Thiên Đình. Ngọc Hoàng bèn cho đòi lên để khảo khóa. Lúc hỏi đến việc mây mưa, sấm sét thì anh ta ù ù cạc cạc chẳng biết tí gì.

Ngọc Hoàng phán rằng : « Sức học như thế, muốn những đậu là cớ làm sao ? »

Người học trò nại rằng : « Hỏi những việc ấy, chẳng những tôi không biết, cho những kẻ đậu rồi cũng không thể nói được ».

Ngọc Hoàng không tin, cho đòi những kẻ đã đậu lên hỏi, thì quả nhiên cũng không ai nói trôi chảy được cả.

Người học trò thấy vậy, kêu rằng : « Đấy, thế mà họ cũng đậu sao tôi đây không đậu ? »

Ngọc Hoàng xét lời nó kêu, có phần oan thật, bèn phán rằng : « Sự đã lầm lỡ. Ừ thời có phải mày muốn đậu thì để tao cho mày được đậu luôn ».

Rồi Ngọc Hoàng liền hóa kiếp cho làm con chim. Con chim sáng đậu nơi này, chiều đậu nơi khác, khi đậu cành nọ, lúc nào cũng cứ đậu luôn mãi. Trước không được đậu tí nào, mà nay được đậu cả tháng cả năm, hồn người học trò uốn éo nhởn nhơ, lấy làm vui sướng lắm. Thường ngày cứ đậu trên cây ríu rít mà hót rằng :

« Đậu Cử Tú, như chim đậu,

Rằng đậu thấp, hay đậu cao,

Chớ đậu cành tao mà cáo tha mất ! »

Những lúc đắc chí đậu trên cây cao chim ta dòm xuống thấy bọn Cử, Tú, Thám hoa, Bảng nhãn mà đậu thì người ta gieo tiền, vứt bạc ra mua thật là quý giá, đắt hơn tôm tươi. Mà nó đậu, thì chẳng ma dại nào đưa tiền, đưa bạc lại mua nó cả. Nên nó nghĩ đậu như thế, chưa lấy gì làm thỏa.

Tức quá, nó lại làm sớ lên tâu Thiên Đình, kêu rằng :

« Đậu mà không có người mua thì cũng như không đậu. Xin Ngọc Hoàng hóa kiếp làm sao cho nó đậu mà có kẻ chuộng, người mua thì không mang tiếng rằng đậu mà không có giá ».

Ngọc Hoàng theo lời tâu lại hóa kiếp cho nó làm cây đậu. Lúc cây đậu có quả chín, hái về, kẻ bán thì tìm khách rao : « Ai mua đậu ra mua ». 

Người mua thì tìm đến hỏi : « Tôi mua một đấu đậu, một thúng đậu ».

Cây đậu thấy kẻ bán, người mua tấp nập, trao đi đổi lại luôn tay, lấy làm vui thú, lắm lúc nhớ luồng gió, mà reo lên rằng :

« Đậu Cử, Tú như cây đậu,

Rằng đậu như đậu tháng ba.

Người ta đậu trên bảng

Như chim đậu trên cây,

Con phượng đậu cây ngô,

Con đa đậu cành đa,

Khác gì đậu Cử, đậu Tú,

Đậu Bảng Nhãn, đậu Thám hoa ».

Nhưng được ít lâu, cây đậu nhận ra rằng : « Người ta mua người đậu, thì kính trọng, nhường bao, nào đón rước, nào lễ mừng, nào gả con, nào trao quyền, nào lại được ăn trên, ngồi trốc, mà mình cũng đậu, thì cành người ta đem đốt, hột người ta đem nấu, bung rừ nát bét, nghe mà khổ thân. Cho nên thật cũng gọi là đậu, mà ta đậu khốn đậu khổ, chớ không phải đậu sung đậu sướng ».

Nó nhận ra thế, lại lên tâu với Thiên-Đình. Nhưng quá lắm ! Lần này Trời quở mắng đuổi đi, rồi Trời đóng cửa không cho vào nữa. Thế là đành phải giữ cái kiếp cũng là được đậu, nhưng mà đậu đen, không còn biết phàn nàn kêu ca vào đâu cho được.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - ĐÁNH ĐÀN

 ĐÁNH ĐÀN

Vua nước Tề thích nghe sáo. Có kẻ muốn cầu chút công danh, đem đàn đến đứng trước cửa Nhà vua mà đánh. Đánh luôn ba năm, mà vua không hỏi tới. Anh ta giận lắm, gắt mà nói rằng: “Ta đánh đàn đến cả quỷ thần cũng phải say mê, thế mà vua không biết cho ta!”

Có người nghe nói, cười mỉa, bảo rằng: "Vua thích nghe tiếng sáo, nhưng vua không thích thì làm sao được? Thế là bác chỉ giỏi ngón đàn, chớ không khéo cầu công danh ở nước Tề này vậy!”

Lời bàn:

Đem đàn ra đánh cho người thích nghe sáo, mà cầu cho người ta ưa mình, thì chẳng là khờ vụng lắm ư! Cho nên mình tuy có tài, muốn thi thố cái tài, thì phải dò trước xem người dùng mình có ưa cái tài ấy không. Bằng không, mà mình cũng cứ phô tài, thì chẳng những việc muốn cầu không được, mà lại để thiên hạ người ta chê cười cho nữa.

Giải Nghĩa:

Công danh: công là khó nhọc mà được việc, danh là tiếng tăm; công danh là đem sự khó nhọc ra để được danh giá.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 CHÁNH ĐIỆN KHÔNG CÓ PHẬT


Thiền sư Vô Nghiệp ở Phần Châu - Thiểm Tây, ban đầu tham vấn thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất, nhân tướng mạo to lớn, âm thanh như hồng chung, Mã Tổ vừa thấy liền cười sư rằng :

- Chánh điện to lớn mà không có Phật.

Vô Nghiệp liền làm lễ, cung kính thưa :

- Văn học ba thừa con tin được chút ít, nhưng nhà thiền nói tức tâm tức Phật con không hiểu nổi.

Mã Tổ thấy ý sư chân thành bèn khai thị :

- Chính cái không hiểu đó tức là tâm chứ không có gì khác ; khi chưa hiểu tức là mê, hiểu tức là ngộ ; mê tức là chúng sanh, ngộ tức là Phật.

Vô Nghiệp hỏi :

- Ngoài tâm, Phật, chúng sanh ra còn có Phật pháp chăng ?

Mã Tổ đáp :

- Tâm Phật, chúng sanh chỉ là một, Phật pháp cũng như thế, như bàn tay nắm tay.

Vô Nghiệp hỏi :

- Thế nào là ý Tổ sư từ Tây sang ?

Mã Tổ đáp :

- Hiện giờ có ý Tổ sư không ? Hãy đi, khi khác sẽ đến.

Vô Nghiệp từ giã ra đi, Mã Tổ theo sau gọi :

- Đại đức !

Vô Nghiệp xoay đầu lại. Mã Tổ bảo :

- Là cái gì ?

Ngay đó, Vô Nghiệp quỳ xuống lễ bái, khóc :

- Con tưởng Phật pháp xa xôi, bây giờ mới biết thật tướng pháp thân ở ngay chính mình.

Mã Tổ nói :

- Kẻ ngu này ngộ rồi.

Truyện cười trong ngày

 Hoa đẹp cho người đẹp

Anh chồng say xỉn về nhà, gọi cửa mãi mà không có ai ra mở. Cuối cùng, anh nghĩ ra một kế và gọi thật to:

– Tôi mang bó hoa đẹp nhất về tặng cho người phụ nữ đẹp nhất trần gian đây!

– Lập tức, cánh cửa mở toang, cô vợ sung sướng chạy ra và hỏi: Đâu, bó hoa đẹp nhất đâu?

– Anh chồng liền bảo: Thế người phụ nữ đẹp nhất trần gian đâu hả em?

Tuesday, December 27, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Hãy luôn nhớ: Lắng nghe những tiếng thì thầm…

 Hãy luôn nhớ: Lắng nghe những tiếng thì thầm…

Bài sưu tầm

Một doanh nhân giàu có đang đi bộ dọc trên phố. Ông ta đi khá nhanh, quan sát những đứa trẻ đang chơi đùa cạnh chiếc ôtô đang đỗ, và tìm chiếc xe của mình trong bãi đổ xe. Ông lo lắng và hi vọng chiếc xe của mình không bị làm sao, khi mà bọn trẻ nghịch ngợm cứ đùa như thế. Khi đến gần chiếc xe của mình, ông không thấy đứa trẻ nào. Nhưng bỗng một viên gạch to lao thẳng vào xe của ông và làm vỡ tan cửa sổ ôtô. Ông ta vội chạy theo hướng, nơi mà từ đó viên gạch bay ra.

Ông tóm ngay thằng bé đang đứng đúng cái chỗ mà ông phán đoán là hòn gạch bay ra, quát nó:

– Mày là đứa nào? Mày đang làm cái quái quỉ gì thế hả? Sao mày lại làm thế?

– Ông ơi! Cháu xin lỗi – Đứa bé khóc – Cháu không biết làm thế nào khác…. Cháu ném hòn gạch vì không ai khác dừng lại cả.

Thằng bé tiếp tục khóc thút thít, làm cả khuôn mặt và áo nó ướt đẫm. Nó chỉ ra cạnh cái ôtô đang đỗ.

– Kia là em cháu. Nó bị ngã khỏi cái xe lăn của nó. Cháu yếu quá không thể nhấc nó lên trở lại được…

Vừa khóc thằng bé vừa nói tiếp:

– Ông có thể làm ơn giúp cháu nhấc nó lên xe không? Nó đau lắm mà cháu không làm gì được…

Xúc động hơn cả lời nói, doanh nhân kia cố gắng giấu đi giọt nước mắt của mình. Ông bế đứa bé bị ngã lên cái xe lăn của nó và rút khăn tay ra lau những chỗ bị xước nhỏ.

– Cảm ơn ông, cầu chúa phù hộ cho ống! – Đứa bé thì thầm đầy lòng biết ơn.

Doanh nhân đó nhìn đứa bé đẩy chiếc xe lăn cho em nó dọc phố về nhà. Ông quay lại chiếc xe của mình – đi rất chậm.

Ông không bao giờ sửa cái cửa sổ xe bị vỡ ấy. Ông đã từng nghĩ là một người thông thái không bao giờ đi quá nhanh trong cuộc sống. Và bây giờ ông giữ cái cửa sổ vì nó đáng giá để nhắc nhở ông điều đó.

Đừng đi quá nhanh đến mức người khác phải ném cả một viên gạch vào bạn chỉ để có được sự chú ý của bạn.

Luôn có những lời thì thầm trong tâm hồn và trái tim bạn. Khi mà bạn không có thời gian để lắng nghe, cuộc sống buộc phải ném một viên gạch vào bạn.

Và đó là sự lựa chọn của bạn: “Lắng nghe lời thì thầm hoặc đợi một viên gạch”.

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - CON KHÁ HƠN THẦY

 TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

                                                    CON KHÁ HƠN THẦY

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC


Xưa có ông thầy học lười nhác có tiếng, đến nỗi không có một tên học trò nào cả. Nhưng quái lạ ! Một hôm, lại có một anh đem trầu cau đến xin vào học. Thầy bảo : 

« Nhà ta không có án thư, con xem nhà ai có, mượn tạm một cái đem về đây để ta làm lễ Thánh ».

Anh học trò trình lại thầy rằng : 

« Con không biết mượn án thư vào đâu bây giờ. Để con xin cúi khom lưng xuống làm cái án thư, cho thầy đặt trầu cau lên, thầy khấn Thánh cũng được ».

Thầy nghe nói bật cười, chắp tay vái trò, bảo rằng :

« Thế thì con khá hơn thầy rồi. Con không cần phải học thầy làm gì nữa ».

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân -TÀI NGHỆ CON LỪA

 TÀI NGHỆ CON LỪA


Đất Kiểm xưa nay vốn không có lừa. Có người hiếu sự, tải một ít lừa đến đấy nuôi. Lừa thả ở dưới chân núi. Buổi đầu, hổ trong núi ra, trông thấy lừa, cao lớn, lực lưỡng tưởng là loài thần vật mới giáng sinh. Lại thấy lừa kêu to, hổ sợ quá, cong đuôi chạy. Dần dần về sau hổ nghe quen tiếng, thấy lúc nào lừa kêu cũng thế lấy làm khinh thường. Một hôm, hổ thử vờn, nhảy xông vào đầu lừa. Lừa giận quá, giơ chân đá, đá đi đá lại quanh quẩn chỉ có một ngón đá mà thôi. Hổ thấy vậy, mừng bụng bảo dạ rằng: “Tài nghệ con lừa ra chỉ có thế mà thôi!” Rồi hổ gầm thét chồm lên, vồ lừa, cấu lừa, cắn lừa, ăn thịt lừa đoạn rồi đi.

(Liễu Tôn Nguyên)

Lời bàn:

Bài này có ý nói: Ở đời có lắm người, lắm sự, lúc mới biết cho là lạ, thì còn ưa, còn sợ, đến lúc đã biết rõ rồi thì lại khinh thường, chẳng coi vào đâu nữa. Nhác trông ngỡ tượng tô vàng, nhìn ra mới biết là chẫu chàng ngày mưa. Nhưng bài này lại có ý chê người khờ dại không biết giữ thân cho kín đáo, để đến nổi người ta dòm được tâm thuật của mình mà làm hại mình, như con lừa bị con hổ hại vậy. Những nhà làm văn bây giờ vẫn thường hay dùng hai chữ “kiềm lô” (lừa đất Kiểm) để chỉ những người tài nghề kém cỏi, không có gì lạ.

Giải Nghĩa:

Kiểm: nước Sở thời Chiến Quốc, tức là huyện Nguyên Lăng, tỉnh Hồ Nam ngày nay.

Hiếu sự : hay bày việc, sinh việc.

Liễu Tôn Nguyên: tên tự là Tử Hậu, tính nhanh tuyệt vời, văn chương nổi tiếng, đỗ Tiến sĩ làm quan Thứ sử, là một bậc danh nhân đời nhà Đường.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 LÀM SAO LÃNH HỘI ĐƯỢC


Thiền sư Vân Môn sau khi khai ngộ nơi Mục Châu Trần Tôn Túc, bèn ra ngoài du phương. Tại Giang Châu, gặp viên quan Thượng thư Trần Tháo, Trần Thượng thư cũng là học giả nhà thiền, vừa gặp Vân Môn ông liền thử nghiệm hỏi :

- Thế nào là việc hành cước của thiền tăng ?

Vân Môn không đáp, hỏi ngược lại :

- Ông hỏi câu này mấy người rồi ?

- Tôi hỏi mấy người mặc kệ, bây giờ xin hỏi ngài ?

- Thế nào là tam tạng kinh điển một đời Như Lai ?

- Quyển vàng trục đỏ.

- Đó là giấy mực văn tự, không phải chân nghĩa Phật pháp. Mời ông nói lại, thế nào là giáo nghĩa ?

- Miệng muốn nói mà không có lời, tâm muốn duyên mà không có nghĩ.

- Miệng muốn nói mà không có lời, đó là đối có lời ; tâm muốn duyên mà không có nghĩ, đó là đối vọng tưởng. Mời ông nói lại, thế nào là giáo nghĩa ?

Thượng thư không đáp được, Vân Môn lại hỏi :

- Thượng thư thường đọc kinh Pháp Hoa phải không ?

- Phải

- Trong kinh nói : “Tất cả nghề nghiệp đều không trái thật tướng ?”. Xin hỏi trời phi phi tưởng có mấy người thoái vị ?

Thượng thư mờ mịt không biết đáp thế nào.

Vân Môn nói :

- Tôi xem qua mười kinh năm luận, sau đó bỏ hết vào tùng lâm tu hành, trải qua mười năm, hai mươi năm còn chưa được đại ngộ, Thượng thư chỉ xem mấy quyển làm sao lãnh hội được ?

Truyện cười trong ngày

 Khoản chi ngoài dự kiến

Nhân kỷ niệm 10 năm ngày cưới, chồng âu yếm hỏi vợ:

– Em có thích một chiếc áo bằng lông thú không?

– Không.

– Anh sẽ mua tặng em một chiếc Mercedes nhé?

– Không.

– Hay là anh cho em một ngôi nhà nghỉ mát trên núi?

– Không…

– Người chồng chịu thua: Vậy em hãy nói thẳng, em thích cái gì, chúng ta sẽ giải quyết nhanh.

– Em muốn ly hôn.

– Trời! Anh đâu có dự kiến sẽ chi nhiều như thế!

Monday, December 26, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Khẩu Nghiệp

 

Khẩu nghiệp


Trong chùa, có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta. Anh ta lo mấy sào vườn ở sau chùa, lúc thì trồng rau, lúc thì trồng đậu, làm việc rất là siêng năng. Lúc rảnh, anh ta vào bếp giã gạo và vào những ngày sóc vọng, chùa đông khách, anh ta giúp việc dưới bếp, và rửa bát ở bờ ao cạnh bếp.
Vì anh ta câm, nên chẳng ai nói với anh và nếu có việc cần nói thì phải ra hiệu. Hết việc, tối nào anh cũng quanh quẩn ở trên chánh điện, quét dọn, lau chùi, và mỗi năm vào kỳ Kết hạ, mỗi lúc có khóa giảng thì anh ta cầm chổi đứng gần cửa phòng hội, ra vẻ đang quét nhà, nhưng thật ra là nghe giảng kinh ...
Một ngày kia, không thấy anh, vị tri sự bước vào căn phòng nhỏ xíu của anh ở góc vườn, lúc đó mới biết rằng anh câm bị đau, sốt nặng không dậy được. Vị tri sự trình Tổ và mọi người thấy Tổ vào thăm anh câm. Ngài ngồi với anh rất lâu và khi Ngài trở về phòng, nét mặt trang nghiêm của Ngài thoáng vẻ hân hoan.
Từ hôm ấy, chú tiểu ngày hai ba lần mang cháo vào cho anh câm và Tổ mỗi khi xuống thăm thì ngồi cả giờ, mọi người cho rằng anh câm có phúc, được Tổ thương và nếu có mệnh hệ nào thì được Ngài độ cho.
Vào đúng giờ Ngọ hôm đó, người ta thấy Tổ chậm rãi bước ra khỏi phòng anh câm và khi Tổ nhận thấy mọi người chắp tay vây quanh thì Tổ nói rất ngắn: “Ngài đã viên tịch rồi”.
Ai ai cũng tỏ vẻ ngạc nhiên: Tổ gọi anh câm cuốc vườn là Ngài! Tổ là một thiền sư đạo hạnh nổi tiếng không những trong vùng, mà ngay cả ở chốn kinh kỳ xa xôi nữa. Nhưng không ai dám hỏi Tổ cả.
Cho đến khi làm lễ hoả thiêu xong, bài vị của anh câm đã được đặt trên chùa, và khóa cầu siêu thường lệ chấm dứt, mọi người được nghe Tổ nói như sau:
“Thật ra, vị chấp tác làm vườn ở chùa ta là một vị tăng . Ngài biết rằng Ngài chưa xóa được khẩu nghiệp. Vì thế Ngài phát nguyện tu tịnh khẩu nghiệp. Ngài tịnh khẩu, ai cũng tưởng là Ngài câm. Đến nay thân, khẩu, ý của Ngài đều đã thanh tịnh nên Ngài đã ngộ, vì thế ta mới nói rằng Ngài tịch diệt. Bàn thờ Ngài ở kia, có thể bỏ đi được, nhưng thôi hãy cứ để đấy, không phải là để cúng Ngài, mà chính là để nêu cái gương tu hành cho mọi người.”
Người nghe chuyện, ai ai cũng yên lặng cúi đầu, nghiền ngẫm về sự tu hành. Từ ngày đó, trong chùa, không ai bảo ai, người ta chỉ nói vừa đủ, những mong đến lúc nào đó tịnh được khẩu nghiệp, thoát khỏi sinh tử luân hồi như vị bồ-tát đóng vai anh câm làm việc sau chùa.

Bài sưu tầm

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - NỊNH ĐỜI

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

                                                    NỊNH ĐỜI

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC

 

Xưa có một anh có tính hay phò nịnh, đi đến đâu, gặp ai

là tâng bốc người ấy lên tận trời xanh, mà dìm người khác đến tận đáy biển. Một hôm, trước anh ta vào hàng mật thì anh ta khen mật rằng :


« Mật này ngon đã lạ đời,

So vào với mía gấp mười gấp trăm ».


Sau anh ta vào hàng mía thì anh ta lại tán mía rằng :

« Mật đâu dám sánh mía này,

Vừa ngon, vừa ngọt, vừa dai, vừa giòn ».


Có người nghe thấy, giễu anh ta rằng : « Rõ cái nhà anh ! đi với mật thì mật ngọt đi với mía thì mía ngon ».

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - BIẾT LẼ NGƯỢC, XUÔI

 BIẾT LẼ NGƯỢC, XUÔI


Việc đời có lắm cái hình như ngược, mà thật thì xuôi, có lắm cái hình như xuôi, mà thật ra lại ngược. Ai biết rõ việc thật ngược, xuôi thế nào, người ấy mới là người tinh đời. Phàm cái gì đã đến cùng cực thì tất nhiên phải quay trở lại; dài quá thì tất phải ngắn dần đi; ngắn quá thì tất lại dài dần ra. Đó là cái lẽ tự nhiên như thế.

Vua Trang Vương nước Kinh muốn đánh nước Trần, sai người sang dò. Người ấy về nói: “Nước Trần không nên đánh."

Trang vương hỏi: “Tại làm sao?

Người ấy thưa rằng: "Nước Trần thành cao, hào sâu, kho tàng súc tích nhiều."

Triều thần có người Ninh Quốc nói: “Như thế thì nước Trần nên đánh lắm. Nước Trần vốn là nước nhỏ, mà kho tàng súc tích nhiều thì chắc là thuế má nặng. Thuế má nặng thì tất dân oán vua. Thành cao, hào sâu thì phục dịch nhiều. Phục dịch nhiều, thì tất dân kiệt sức. Nếu ta đem quân sang đánh, tất lấy được Trần.”

Vua Trang Vương nghe lời, cất quân đánh, quả lấy được nước Trần.

(Lã Thị Xuân Thu)

Lời bàn

Bài này có hai đoạn: Đoạn trên nói cái lẽ ngược, xuôi, đoạn dưới dẫn một câu thí dụ. Ở đời có lắm cái tưởng là xuôi, mà thực là ngược, có lắm cái cho là ngược, mà thực là xuôi. Ngược, xuôi điên đảo rất là khó phân. Chỉ có người nào không chịu xét bề ngoài, biết cái đầy, vơi, tròn, khuyết, dài, ngắn, đắp đổi cho nhau là mới đóan trúng được. Như người sứ đây, đến tận nơi, mắt trông thấy thế nào chỉ biết có thế thôi, chớ Ninh Quốc vẫn ở nhà, lấy cái lý mà biết rõ được, cái tình hình ở bên trong thực là người cao đoán vậy.

Giải nghĩa

Dài quá thì ...: câu này ý nói đầy, vơi, tròn, khuyết, dài, ngắn, thường hay đắp đổi cho nhau. Thí dụ như ngày hạ chí là ngày dài nhất trong một năm, thì những ngày sau ngày hạ chí tất cứ mỗi ngày mỗi ngắn dần, lại ngày đông chí là ngày ngắn nhất thì những ngày sau ngày đông chí lại dài dần mãi ra.

Kinh: cũng là tên nước Sở.

Súc tích: chứa chất để dành.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 PHẬT PHÁP KHÔNG HAI THỨ


Một hôm, Hàn Dũ đến tham vấn thiền sư Đại Điên Bảo Thông, hỏi:

- Thiền sư bao nhiêu tuổi ?

Bảo Thông giơ xâu chuỗi cầm trong tay, hỏi :

- Hiểu chăng ?

Hàn Dũ đáp :

- Không.

Bảo Thông bổ sung một câu :

- Ngày đêm trăm lẻ tám.

Hàn Dũ không hiểu ý thế nào, đành im lặng ra về.

Hôm sau Hàn Dũ đến hỏi Thủ tọa:

- Hôm qua thiền sư Bảo Thông nói như thế, ý thế nào ?

Thủ tọa nghe xong, liền vỗ răng ba cái. Hàn Dũ càng mờ mịt không hiểu.

Hàn Dũ đến pháp đường gặp thiền sư Bảo Thông hỏi lại :

- Thiền sư bao nhiêu tuổi ?

Bảo Thông cũng vỗ răng ba cái.

Hàn Dũ bỗng dưng liễu ngộ, nói :

- Té ra Phật pháp không hai thứ.

Bảo Thông hỏi :

- Vì sao ?

- Vừa rồi Thủ tọa cũng hành động như thiền sư.

- Đạo Phật, đạo Nho không hai thứ, ta và ông cũng là một thôi.

Truyện cười trong ngày

 Tết kiến

Trong giờ học, cô đang giảng bài.Thấy có một học trò đang loay hoay đùa giỡn. – Cô liền hỏi: 

Em cho cô biết: “Tết kiến có nghĩa là gì?” 

– Thưa cô, là khi đó kiến sẽ đi ăn Tết,đi chơi thoải mải. 

Sunday, December 25, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Người gác dan

 Người gác dan


Có một câu chuyện kể về một ông già, cứ mỗi sáng, ông xách một giỏ thức ăn và một chai nước đi ngang khu phố thị kia, tới bờ sông, ngồi lại đó. Đến chiều mặt trời lặn, ông đi về. Đều đặn như thế. Anh gác dan của một ngôi biệt thự nọ rất kinh ngạc. Một hôm anh chặn ông già lại hỏi:
- Xin nói cho tôi biết ông làm gì mà cứ sáng xách giỏ đi, chiều xách giỏ về. Tôi đã bỏ ra ba ngày, ra bờ sông xem ông làm cái chi nhưng không thấy ông làm gì cả. Ông chỉ ngồi chơi ngoài ấy, nhìn nước chảy, nhìn người qua lại, cười cợt với gió mây. Hỏi ai, ai cũng bảo ông là người rất bình thường. Vậy xin nói tôi nghe ông làm gì?
Ông già cười đáp:
- Trước khi tôi nói cho anh biết tôi làm cái chi, anh nói cho tôi biết anh làm cái gì đi!
Anh kia đáp:
- Giản dị lắm, ông biết tôi ngồi nơi cổng này, tôi làm công việc của người gác dan. Người nào đi vào tôi biết họ đi vào. Người nào đi ra tôi nhìn thấy họ đi ra. Giản dị vậy thôi!
Ông già nói:
- Ồ! Tôi cũng làm công việc giống anh.
Anh kia đáp:
- Ông nói vô lý. Ông đâu có cái cổng đặt bên ngoài toà biệt thự. Ông cũng không lãnh lương của ai, và ông ngồi cũng đâu thấy ai đi qua đi lại. Nói ông là người gác dan thì không đúng.
- Ông hãy nghe tôi giải thích! Ông gác dan người bên ngoài. Tôi gác dan người bên trong. Tôi chỉ làm mỗi một việc là ngồi yên đấy, nhìn những người khách qua lại trong tâm thức của tôi. Những ngày đầu tiên, tôi thấy nhiều người qua lại quá. Này anh khách buồn, anh khách giận, anh khách ghét, thương, sầu tủi, bất an v.v.. luôn đi ngang, có khi từng đoàn người, đếm không xuể. Có điều vui là đi bao nhiêu thì cứ đi, tôi chỉ ngồi nhìn mỉm cười với những người khác đi qua ấy. Dần dần tôi phát giác càng ngày người đi càng ít. Rồi đến một lúc, dăm ba hôm mới có một người khách đến rồi đi. Người khách đó ở bên trong tôi. Ông thì ngồi gác cửa bên ngoài, tôi làm người chủ gác cửa bên trong. Việc chúng ta giống như nhau. Thế mà khác nhau vô cùng : ông thì ra ngoài, tôi vào bên trong”.

Nguồn: www.oldcottage.net

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - TRỜI TỐC, GIÓ RUNG

 TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

                                                    TRỜI TỐC, GIÓ RUNG

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC


Xưa có bà sư, một hôm đi đám về gặp một mụ già bồng một đứa con gái độ hai ba tuổi. Bà sư mua đứa con gái về nuôi để sau nó hầu hạ đỡ đần trong chùa. Khi cô ả lớn lên, độ mười lăm, mười sáu, nhan sắc đã hơn người, mà thông minh cũng tuyệt vời không kém ai. Trong làng có người học trò đi học, ngày ngày thường ngồi nghỉ mát dưới gốc hai cây gạo vừa to vừa cao ở trước cửa chùa. Có một buổi, anh ta đang ngồi nghỉ mát thấy cô bé nhan sắc kia ra hái hoa. Anh ta nói đùa một đôi câu.


Cô con gái chẳng đáp sao, chỉ hát rằng :


« Em như hoa gạo trên cây,

Anh như cái đám cỏ may giữa đường ».


Người học trò biết nó hát chọc, mới hát lại rằng :


« Một mai trời tốc, gió rung,

Hoa gạo nhẩy xuống nằm cùng cỏ may ».


Hát xong, anh học trò trở về nhà, cô con gái trở vào chùa, hai bên từ đó không có tình ý gì với nhau cả. Cách độ sáu bảy năm, người học trò đi thi đỗ. Bao nhiêu nhà giàu tấp tểnh muốn đem con gái gọi gả. Nhưng ông tân khoa chưa quyết định nơi nào cả, thì có một đêm, ông nằm chiêm bao thấy một ông lão vào nhà, đến tận đầu giường mà bảo rằng :


« Cây gạo ! Cây gạo.

Bách niên giai lão ! »


Ông chợt tỉnh dậy, ngồi suy nghĩ một chốc sực nhớ ngay đến lúc còn đang đi học, ngồi nghỉ dưới gốc hai cây gạo. Tai ông lại còn văng vẳng như nghe thấy tiếng người con gái hái hoa trong chùa đối đáp hát với ông khi xưa. Sáng dậy, ông cho đi dò, thì người con gái vẫn còn ở chùa. Ông liền vào thưa với cha mẹ đầu đuôi câu chuyện và xin cho người đến dạm. Bà sư bằng lòng ngay, mà cô ả lại càng bằng lòng lắm.


Hôm cưới, trước đông đủ cả hai họ, bà sư có vịnh một bài thơ mừng rằng :


« Cỏ nhờ đất cứng, êm chân tựa,

Hoa được mưa chan, mỉm miệng cười.

Cỏ ướm lòng hoa, hoa đợi cỏ,

Ba sinh âu hẳn cũng duyên trời ».


Hôm nhị hỉ, bà sư dở tỉnh dở say, nói đùa rằng : « Ai biết đâu chốn am thanh, cảnh vắng này mà lại có dâu rể về nhị hỉ ».


Vợ ông tân khoa nửa vui nửa thẹn, nói rằng : « Bạch thầy, cũng nhờ có trời tốc, gió rung mà chúng con mới được có ngày nay ».

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - TRÍ, TRUNG, DŨNG.

 TRÍ, TRUNG, DŨNG.


Nước Trần bị nước Sở đánh, phá tan mất cửa thành bên Tây. Sau người Sở bắt dân nước Trần ra tu bổ lại cửa thành ấy.

Một hôm đức Khổng Tử đi xe qua đấy, không cúi đầu vào miếng gỗ trước xe. Thầy Tử Cống dừng cương lại, hỏi: -"Cứ theo lễ, đi xe qua chỗ ba người, thì phải xuống, qua chỗ hai người, thì phải cúi đầu vào miếng gỗ trước xe để tỏ lòng kính trọng. Nay quan, dân nước Trần sửa sang cửa thành biết bao nhiêu là người, thế mà thầy đi qua, không có lòng kính trọng, là cớ làm sao?

-Đức Khổng Tử nói: "Nước mất, mà không biết, là bất trí ; biết, mà không lo liệu, là bất trung ; lo liệu, mà không liều chết là bất dũng. Số người nước Trần tuy đông, mà ba điều ấy không biết được một, thì bảo ta kính làm sao được!

(Hàn Phi Tử)

Lời bàn:

Cứ theo cổ lễ rất phiền (ba người xuống xe) nhưng đức Khổng tử vốn là người hay giữ lễ nên thầy Tử Cống mới hỏi. Đức Khổng Tử đáp thế, ý hẳn quan dân nước Trần bấy giờ ai nấy đều ra dáng vui vẻ, hình như không còn ai biết đến nước là gì. Nếu quả vậy thì có người cũng như không, ngài không kính rất là phải, ví rằng: "Ngu dân bách vạn vị chi vô dân", nghĩa là nhân dân ngu dại thì tuy dân số nhiều đến trăm vạn, cũng đáng bảo là không có người dân nào.

Giải nghĩa:

Tu bổ: sữa sang chữa lại.

Bất trí: ngu dại không biết phải trái.

Bất trung: chểnh mảng không hết lòng với vua, với nước.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 NƯỚC MẮT THIỀN SƯ


Một hôm, thiền sư Không Dã ra ngoài hoằng pháp, đi qua con đường núi đột nhiên gặp đám giặc cướp, tay cầm gươm đao đòi tiền mãi lộ.

Thiền sư thấy chúng bất giác rơi lệ. Bọn cướp thấy sư khóc, cười lớn :

- Đồ nhát gan !

Thiền sư Không Dã nói :

- Ta đã vượt qua sanh tử, không phải sợ các ông mà khóc. Ta chỉ thương các ông trẻ tuổi sức mạnh mà không làm việc xã hội, không phục vụ mọi người, hàng ngày ở đây phá nhà cướp của, ta nghĩ đến tội lỗi của các ông sẽ bị pháp luật truy nã, xã hội không dung tha, tương lai còn đọa vào địa ngục chịu khổ tam đồ. Vì thấy sự nguy cấp của các ông mà ta khóc.

Truyện cười trong ngày

 Đám cưới sắt


Hai người đàn ông nói chuyện với nhau:

– Này, cậu có biết thằng M. sắp kỷ niệm đám cưới sắt không?

– Lễ cưới sắt, là bao nhiêu năm kể từ ngày cưới?

– À, là 20 năm toàn ăn đồ hộp.

Saturday, December 24, 2022

A Very Merry Christmas and Happy New Year! 2023


 

Truyện ngắn - Bài học buông bỏ

 Bài học buông bỏ

Bài sưu tầm


Câu chuyện 1:


Một thương gia đến tìm một nhà sư, ông hỏi:

- Thưa thầy, nhiều khi con muốn buông bỏ hết vì quá mệt mỏi nhưng không được. Thầy có cách nào giúp con không?

Nhà sư đưa cho ông một cốc nước và bảo ông cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm ông thương gia bị phỏng, Ông buông tay làm vỡ cốc.

Lúc này nhà sư từ tốn nói:

- Nếu con muốn buông bất cứ chuyện gì thì hãy buông ngay trước đó, chứ đừng để bị tai họa rồi mới buông thì đã trể!


* Vấn đề là, tại sao phải buông bỏ ngay từ đầu khi chưa biết chuyện sắp xảy ra tốt hay xấu


Câu chuyện 2:


Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:

- Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.

Nhà sư đưa cho cô gái một cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc,nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc.

Lúc này nhà sư từ tốn nói:

- Đau rồi tự khắc sẽ buông!


* Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?


Câu chuyện 3:

Một chàng trai đến tìm nhà sư , anh hỏi:

-Thưa thầy con muốn buông xuôi tất cả nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.

Nhà sư đưa anh ta một cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong. Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:

- Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!


* Vấn đề là, tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp hơn.

Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên & bỏ xuống chuyện của chính mình.

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG (II)

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

                                            ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG I I

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC

 

Lại còn truyện « Đẽo cày giữa đường » nữa, nhưng người thợ trong truyện này trái ngược hẳn với người thợ trong truyện trước.


Truyện rằng : Xưa có người thợ, một hôm, đem gỗ ra giữa đường để đẽo cày.


Thoạt vừa đem gỗ ra, đã có người đi qua hỏi : « Bác làm cái gì đấy ? »


Người thợ không ngoảnh ra nhìn, đáp : « À tôi đẽo cái cày ».


Một chốc, mới đẽo được ít nhát, có người đi qua, hỏi : « Bác làm cái gì đấy ? »


Người thợ không ngửng đầu lên, đáp : « À tôi đẽo cái chày ».


Chốc nữa, đẽo được một phần ba, có người đi qua hỏi : « Bác làm cái gì đấy ? »


Người thợ đầu vẫn cúi, đáp : « À, tôi đẽo chiếc đũa ».


Chốc nữa, đẽo được nửa chừng có người đi qua, hỏi : « Bác làm cái gì đấy ? »


Người thợ không ngừng tay, đáp : « À, tôi đẽo cái chìa vôi ». 

Lại chốc nữa, đẽo được ba phần, có người đi qua hỏi : « Bác làm cái gì đấy ? »


Người thợ hơi phát khùng, vừa làm vừa đáp : « À, tôi đẽo cái tăm xỉa răng ».


Lại chốc nữa, đẽo đã gần xong, có chị đàn bà đi qua cũng lon ton lại hỏi : « Bác làm gì đấy ? »


Người thợ vừa nhìn, vừa nhoẻn miệng đáp : « À tôi đẽo cái « vừa đo ».


Từ đó tịt, kẻ qua người lại, không thấy ai hỏi làm gì nữa, mà người thợ được ngồi yên, làm chu tất xong cái cày

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - LÒNG CƯƠNG TRỰC

 LÒNG CƯƠNG TRỰC


Thôi Trữ là quyền thần nước Tề, định giết vua Trang Công, bèn hội họp sĩ phu lại ăn thề. Ai nấy đều sợ hãi, răm rắp vâng lời. Duy có Án Tử nghiễm nhiên như không nhất quyết không chịu thề.

Thôi Trữ bảo Án Tử: "Ngươi nghe ta. Ta lấy được nước thì ta cho một nửa. Nhược bằng không nghe, ta giết ngay lập tức."

Lúc ấy, bốn mặt quân lính hầm hầm những muốn đưa gươm giáo ra đâm chém Án Tử. Chết đến nơi, mà Án Tử vẫn không biến sắc mặt, ung dung nói rằng: "Lấy lợi nhử người ta, mà bảo người ta phải bội quân thượng là bất nhân, lấy binh khí hiếp người ta mà làm người ta mất chí khí là bất dũng. Giết thì giết, ta đây không theo việc nhà ngươi làm."

Thôi Trữ nghe nói, không dám làm gì Án Tử. Án Tử đứng dậy ung dung bước ra.

(Tả Truyện)

LỜI BÀN:

Cường quyền thường muốn át công lý, tuy vậy công lú vẫn hay uốn được cường quyền. Thôi Trữ mạnh biết bao nhiêu, mà chỉ một câu nói của Án Tử cũng đủ làm cho phải lùi. Thế mới hay cái lòng người, cái lẽ phải có sức hơn là mũi gươm, ngọn giáo. Những người có lòng trung nghĩa, có tính cương quyết như Án Tử, cứng như sắt, đỏ tựa son, dù nguy cấp thế nào cũng không đổi đại tiết chính là những người giữ được công lý để đối phó với cường quyền.

CHÚ THÍCH:

Cương trực: cứng rắn, ngay thẳng.

Quyền thần: người bầy tôi chiếm hết cả quyền của vua chúa.

Sĩ: quan nhỏ.

Phu: quan to.

Ăn thề: giết một con vật lấy máu cùng uống mà thề ước với nhau làm một việc gì.

Tả Truyện: Sách của Tả Khưu Minh nhà Chu làm, kể những sự về lịch sử thời Xuân Thu.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 CHÚ TIỂU VÀ VỊ LẠT MA


Có một chú tiểu rất thông minh đến gặp một vị Lạt ma và nói rằng:

- Trời ơi Ngài nổi tiếng lắm, đi đâu con cũng nghe danh ngài.

Được khen vị Lạt ma liền hướng vô bên trong và kêu:

- Này thị giả, hãy mang kẹo ra cho chú tiểu.

Chú tiểu nói tiếp:

- Ngài làm như vậy, sao mà giống như Phật dạy quá!

Vị Lạt ma lại gọi:

- Thị giả, mang thức ăn ngon ra cho chú tiểu.

Chú tiểu khôn ngoan đó lại nói tiếp:

- Chính Ngài là Đức Phật tại thế.

Vị Lạt ma lại gọi vào trong:

- Hãy mang thêm 3 đồng tiền vàng cho chú.

Chú tiểu nghĩ rằng như vậy là đủ rồi và đứng chờ nhận quà.

Chờ mãi mà không thấy ai ra,chú hỏi vị Lạt ma sao thị giả của Ngài chưa đem kẹo, thức ăn và vàng ra.

Vị Lạt ma nói:

- Tại sao ta phải cho con kẹo, thức ăn, vàng thật chớ? Con chỉ cho ta những lời nói trống rỗng. Ta cũng cho lại con những lời nói trống rỗng.

Truyện cười trong ngày

 Màu tóc

Vợ bảo chồng:

– Này anh yêu, ít nữa khi tóc em bạc trắng, anh có yêu em nữa không?

– Hừm… khi tóc em hết màu vàng rồi lại màu đen, màu tím, màu nâu, anh chả vẫn yêu em đấy thôi!

Thursday, December 22, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Một chiếc giày

 Một chiếc giày

Ở Mỹ có một cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đến khi đi học cậu chỉ mang mỗi một đôi giày rách. Cậu bé nghe nói vào lễ Giáng Sinh, khi đến bất cứ cửa hàng nào, chỉ cần nói với Thượng Đế thứ mình muốn thì chủ cửa hàng sẽ thỏa mãn yêu cầu của mình.

Vào hôm Giáng Sinh, cậu bé nhìn thấy trong một cửa hàng giày có bày bán những đôi giày rất đẹp nên đã bước vào cửa hàng và nói với ông chủ rằng: “Hôm nay là Giáng Sinh, cháu rất thích đôi giày này, chú có thể giúp cháu nói với Thượng Đế để Ngài cho cháu đôi giày này có được không ạ?”

Ông chủ nhìn xuống chân của cậu bé và hiểu ngay vấn đề, ông ấy cầm lấy đôi giày rồi nói: “Được thôi cháu bé, bây giờ ta sẽ nói với Thượng Đế”. Sau đó ông ấy cầm đôi giày và đi vào bên trong.

Một lúc sau, ông chủ đi ra, nhưng trên tay chỉ cầm có mỗi một chiếc giày rồi đưa cho cậu bé và nói: “Cháu bé, Thượng Đế nói rằng Ngài chỉ cho cháu một chiếc giày thôi, cháu phải tự nghĩ cách kiếm tiền để mua chiếc còn lại.”

Cậu bé hỏi: “Vậy cháu phải kiếm bao nhiêu tiền thì mới mua được chiếc giày còn lại?”

Ông chủ nói: “2 đô la.”

Cậu bé lại nói: “Được rồi ạ, cháu sẽ nghĩ cách kiếm tiền, nhưng chú nhất định phải giữ cho cháu chiếc giày còn lại nhé.”

Ông chủ cười nói: “Cháu cứ yên tâm.”

Sau khi về nhà và tiết kiệm được 2 đô la bằng cách nhặt ve chai, cậu bé vui vẻ chạy đến cửa hàng để trả tiền. Ông chủ đã khen ngợi cậu bé và đưa cho cậu chiếc giày còn lại. Kể từ đó, cậu bé đã có một đôi giày mới rất đẹp.

Khi lớn lên, cậu bé đã từng làm nhiều nghề như nhân viên cứu hộ, bình luận viên, phát thanh viên rồi bước vào giới nghệ thuật và trở thành một ngôi sao nổi tiếng. Vào năm 1980, cậu bé ấy đã trở thành Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ, cũng chính là Tổng thống Ronald Reagan.

Bài sưu tầm

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG

 TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

                                                             ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC


Xưa có một người thợ mộc bỏ ra ba trăm quan tiền về mua gỗ để làm cái nghề đẽo cày mà bán. Cửa hàng anh ta mở bên đường. Ai qua đó cũng ghé vào coi.

Người này thì nói : « Phải đẽo cho cao, cho to, thì mới dễ cày ». Anh ta cho là phải, đẽo cày vừa to vừa cao.

Người khác lại nói : « Có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày ». Anh ta cho là phải, lại đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp.

Sau lại có người bảo : « Nay ở trên ngàn, hiện có người đang phá hoang bao nhiêu đồng ruộng và cày tính bằng voi cả. Nếu đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba thế này để voi cày được, bày ra hàng bán thì chắc là bán được nhiều lắm, mà rồi lãi vô vàn ».

Người thợ mộc nghe nói, liền đẽo ngay một lúc bao nhiêu cày to gấp năm, gấp bảy thứ thường bày ra bán. Nhưng qua bao nhiêu ngày tháng, chẳng thấy ai đến mua cho một cái nào, cũng chẳng thấy ai nói voi đi cày ruộng cả. Thành có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch. Người thợ mộc bây giờ mới biết dễ nghe người là dại. Nhưng quá muộn rồi, không sao chữa được nữa !

Bởi truyện này mới có câu tục ngữ rằng : « Đẽo cày giữa đường » để nói những người hay để tai nghe làm theo thiên hạ đến nỗi mất cả cơ nghiệp.