Sunday, June 30, 2019

Suy Niệm Trong Ngày 30 tháng 6, 2019

Đọc và Suy Ngẫm - Nhìn thấy vậy mà không phải vậy

NHÌN THẤY VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY

Chao ôi!Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật!

***

Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề.

Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng TửTrong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ ...

Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát.

Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.
May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo ...

Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.

Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm?
Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng "cộp" từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống ...

thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ ...

Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh ... rồi từ từ đưa cơm lên miệng ...

Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính.

Khổng Tử thở dài ... ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư?
Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!"

Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về ... Nhan Hồi lại luộc rau ... Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ ...

Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.
Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: "Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước ...

Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm.

Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ.

Thầy nhớ đến cha mẹ thầy ... cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?

Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: "Dạ thưa thầy, nên ạ!"

Khổng Tử lại nói: "Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?"Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau.

Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: "Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch."

Khổng Tử hỏi: "Tại sao?"

Nhan Hồi thưa: "Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi ... nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em ...

Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi ... bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau.
Và ... thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Chao ôi!Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật!

Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!"

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Làm phước thì đừng mong đợi sẽ nhận lại phước 

Một trong những ngôi chùa cổ, nhỏ ở Trung Quộ́c, nhưng ở đó có rất nhiều thiện nam tín nữ đến làm công qủa ,̀ nghe thuyết Phật pháp và cử hành những nghi lễ Phật giáo. Ngôi chùa này rất cần tiền ủng hộ của những người sống trong làng để phát triển.

Một ngày nọ có một tín đồ mang 50 đồng tiền vàng và đưa cho vị sư trụ trì, Trưởng Lão Shing Chu. Vị trụ trì nhận tiền mà không nói gì hết, chỉ chú tâm đến những việc khác.

Thí chủ này không hài lòng, bởi vì 50 đồng tiền vàng cổ Trung Quốc là món tiền lớn, ̣đủ để một gia đình bình thường sống trong vài năm – Thế nhưng vị trụ trì lại nhận một cách thờ ơ không nói gì ngay cả một tiếng cám ơn. Nên anh ta đi theo sư trụ trì và nói.

“ Thưa sư, có 50 đồng tiền vàng trong bao mà tôi mới vừa cúng dường cho chùa”

“Vâng tôi biết” Sư trụ trì trả lời, “lúc mới đến anh có nói với tôi.”

Thí chủ không chịu đựng nổi nữa.

"Nhưng con vừa cúng dường 50 đồng tiền vàng hôm nay,” anh ta lên giọng và nói to lên “ Cả một số tiền lớn, mà sao Ngài không thừa nhận sự cúng dường này ngay cả chỉ nói lời cám ơn?”

Lúc này cả hai đi ngang qua chánh điện của chùa. Vị trụ trì nói “anh cúng dường cho chùa, tại sao tôi phải nói cám ơn? Anh cúng dường để tạo phước cho anh, làm cho bản thân anh an lạc. Nếu anh coi cúng dường như là việc mua bán, thì tôi sẽ cho anh lời cảm ơn cho phải phép của nhà Phật, anh có thể lấy lại món tiền đó mang về nhà. Như vậy từ bây giờ anh có thể coi Đức Phật là đối tác thương mại của anh, không phải là bậc đạo sư của anh”


Những Ngôi Chùa Trên Thế Giới - Borobudur

Nghệ Thuật và Kiến Trúc Phật Giáo
Ngôi Đền Borobudur

Nguyễn Văn Hoà chuyển ngữ

 

SikkimNgôi đền Borobudur cấu trúc quần thể là một trong những ngôi đền tháp Phật giáo lớn nhất trên thế giới. Có số tuổi không chính xác, nhưng có thể được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ 7 và đầu thế kỷ thứ tám AD. ở miền trung đảo Java, Indonesia. Tên Borobudur có gốc từ Vihara Buddha Ur trong tiếng Phạn, có nghĩa là "đền thờ Phật trên ngọn núi". Trong khoảng một thế kỷ rưỡi nó là trung tâm tinh thần của Phật giáo ở Java, sau đó nó đã bị biến mất cho đến khi được khám phá trong thế kỷ thứ mười tám.
Cấu trúc, bao gồm 55.000 mét vuông đá dung nham được dựng lên trên một ngọn đồi ở dạng của một kim tự tháp của sáu tầng hình chữ nhật, ba sân thượng tháp tròn và một trung tâm tháp thượng đỉnh. Toàn bộ cấu trúc này là hình thức của một hoa sen, đóa hoa thiêng liêng của Đức Phật.
Ở mỗi mặt có 92 tôn tượng Phật và 1.460 cảnh trí nổi bậc . Tầng thấp nhất có 160 phù điêu miêu tả nhân quả, và những câu chuyện khác nhau của cuộc đời của Đức Phật, tầng cao nhất không có phù điêu, đồ trang trí nào, nhưng có một ban công, hình vuông với những bức tường quanh: một vòng tròn biểu trưng cho sự không bắt đầu hoặc kết thúc. Tại nơi đây là có 92 tôn tượng Phật, mỗi tôn tượng đặt trong những bảo tháp nhỏ. Mỗi tôn tượng có thủ ấn (mudra) cho biết một trong năm hướng: phía đông, với thủ ấn của trái đất để kêu gọi làm chứng; phía Nam, với thủ ấn của phước lành; phía tây, với thủ ấn của thiền định; phía bắc,thủ ấn của can đảm; và trung tâm với thủ ấn của chuyển Pháp Luân.
Yogyakarta Sultanate
Ngoài việc nó là biểu tượng cao qúi của Phật giáo, bảo tháp Borobodur cũng tượng trưng cho hình ảnh của vũ trụ. Nó tượng trưng cho vũ trụ vi tế, được chia thành ba cấp, cấp thứ nhất là thế giới ham muốn của con người thì chịu ảnh hưởng bởi ham muốn tiêu cực; Cấp giữa, là một thế giới trong đó con người đã kiểm soát được những sự đòi hỏi xấu xa; Cấp độ cao nhất , trong đó thế giới của con người không còn giới hạn bởi ham muốn vật chất và sự ham muốn thể xác và hữu lậu của thế gian.
Địa điểm
Khoảng 40 km (25 dặm) về phía tây bắc Yogyakarta, Borobudur nằm trong một khu vực cao giữa hai ngọn núi lửa, núi Sundoro-Sumbing và Merbabu-Merapi, và hai con sông, Progo và Elo. Theo truyền thuyết địa phương, khu vực được gọi là Kedu thường là nơi "thiêng liêng" của người Java và đã được mệnh danh là "khu vườn của Java" do đất đai màu mỡ phát triển nông nghiệp cao. Bên cạnh ngôi đền Borobudur, còn có những ngôi đền Phật giáo và Hindu ở chung quanh khu vực, bao gồm ngôi đền Prambanan. Trong thời gian phục hồi vào năm 1900, nó đã được phát hiện ra rằng ba ngôi đền Phật giáo trong khu vực, Borobudur, Pawon và Mendut, được xếp vào một vị trí đường thẳng. Nó có thể là tình cờ, nhưng các "ngôi đền liên kết là kết hợp với một câu chuyện dân gian địa phương là có một thời gian dài trước đây, đã có một con đường lát gạch từ đền Borobudur đến đền Mendut với những bức tường trên cả hai mặt. Ba ngôi đền (Borobudur-Pawon-Mendut) có kiến trúc tương tự và trang trí bắt nguồn từ thời kỳ đó, cho thấy rằng mối quan hệ nghi lễ giữa ba ngôi đền, để hình thành được một sự đoàn kết thiêng liêng, phải có tồn tại, mặc dù quá trình nghi lễ chưa biết chính xác.
Yogyakarta Sultanate
Không giống như các ngôi chùa khác xây dựng trên một mặt phẳng, chùa Borobudur được xây dựng trên một ngọn đồi đá cao 265 m (869 ft) và trên mực nước biển 15 m (49 ft) trên nền của một cái hồ đã cạn. Sự tồn tại của hồ là chủ đề của cuộc thảo luận căng thẳng giữa các nhà khảo cổ học trong thế kỷ 20; Borobudur được cho là đã được xây dựng trên một bờ hồ hay thậm chí thả nổi trên mặt hồ. Năm 1931, một nghệ sĩ Hà Lan và những học giả của đạo Hindu và kiến trúc sư Phật giáo, WOJ Nieuwenkamp, đưa ra một lý thuyết rằng đồng bằng Kedu đã từng là một cái hồ và Borobudur ban đầu được xây như là tượng trưng cho một bông hoa sen nổi trên mặt hồ. Hoa sen được tìm thấy trong Phật giáo hầu như trong tất cả các nghệ thuật, thường được làm nền cho các tượng Phật và nền cho những bảo tháp . Kiến trúc của Borobudur chính nó cho thấy được mô tả như một đóa hoa sen, tư thế của Đức Phật trong ngôi đền Borobudur tượng trưng cho Kinh Pháp Hoa, một bộ kinh quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa (một trường phái của Phật giáo lan truyền rộng rãi trong khu vực miền đông Châu Á ). Ba nền tảng tròn trên đỉnh cũng được cho là tượng trưng cho một lá sen. Đó là lý thuyết của ông Nieuwenkamp, tuy nhiên, theo sự tham khảo của nhiều nhà khảo cổ học thì cho rằng môi trường thiên nhiên xung quanh tượng đài là một vùng đất khô.
Mặt khác, các nhà địa chất học, hỗ trợ cho lý thuyết của ông Nieuwenkamp, cũng chỉ ra các trầm tích đất sét được tìm thấy gần trang khu vực. Một nghiên cứu về trầm tích, địa tầng và các mẫu phấn hoa được tiến hành vào năm 2000 hỗ trợ sự tồn tại của một môi trường cái hồ cạn gần đền Borobudur, có xu hướng để xác nhận lý thuyết của ông Nieuwenkamp là đúng. Khu vực hồ biến đổi theo thời gian và sự nghiên cứu cũng chứng minh rằng ngôi đền Borobudur được xây gần bờ hồ vào thế kỷ thứ 13 và 14 thế kỷ. Nguồn năng lượng của giòng sông và các hoạt động của núi lửa tạo nên quan cảnh xung quanh, bao gồm cả hồ. Một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Indonesia, là ngọn núi Mount Merapi, nằm trong vùng lân cận các chấn địa ảnh hưởng trực tiếp đến Borobudur.
Lịch Sử ngôi chùa
Yogyakarta Sultanate
Không có biên bản lưu trữ của những người đã xây dựng Borobudur hoặc mục đích của nó. Thời gian xây dựng đã được ước tính bằng cách so sánh giữa các phù điêu chạm khắc trên nền ẩn khuất của ngôi đền và các chữ viết thường được sử dụng trong bản điều lệ của hoàng gia trong các thế kỷ 8 và 9. Ngôi đền Borobudur đã có thể được thành lập khoảng 800 AD. Điều này tương ứng với khoảng thời gian giữa 760 và 830 AD, thời điểm thịnh hành của triều đại Sailendra ở miền Trung Java, dưới ảnh hưởng của Đế chế Srivijayan.. Công trình xây dựng đã được ước tính khoảng 75 năm và được hoàn thành trong thời cai trị của Samaratungga trong 825.
Có sự nhầm lẫn trong việc cai trị giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo ở Java vào khoảng thời gian đó. Triều đại của vương quốc Sailendras được biết đến như là người nhiệt thành theo Đức Phật, mặc dù chữ khắc bằng đá được tìm thấy tại Sojomerto cho thấy họ có thể có người theo Ấn giáo. Đó là trong thời gian này nhiều di tích của người Ấn giáo và Phật giáo được xây dựng trên các đồng bằng và miền núi xung quanh đồng bằng Kedu. Các di tích Phật giáo, bao gồm cả ngôi đền Borobudur, được dựng lên vào khoảng thời gian tương tự như các tổng hợp của ngôi đền Hindu Shiva Prambanan. Vào năm 732 AD, vua Shivaite Sanjaya cho phép xây một nơi tôn nghiêm thờ thần Shiva trên ngọn đồi Ukir, chỉ 10 km (6,2 dặm) về phía đông của đền Borobudur.
Công việc xây dựng những ngôi chùa Phật giáo, bao gồm cả đền Borobudur, tại thời điểm đó là có thể bởi vì người kế nhiệm vua Sanjaya, là vua Rakai Panangkaran, đã cho phép những người Phật tử xây dựng ngôi đền này. Trong thực tế, để thể hiện sự tôn trọng của mình, vua Panangkaran cho làng Kalasan thành lập cộng đồng Phật giáo, như được ghi trong Điều lệ Kalasan ngày 778 AD. Điều này đã khiến một số nhà khảo cổ học tin rằng không bao giờ có sự nghiêm trọng liên quan đến cuộc xung đột tôn giáo ở Java như là để cho một vị vua đạo Ấn Giáo bảo trợ việc thành lập di tích Phật giáo;. hoặc cho một vị vua Phật giáo hành động tương tự như vậy. Tuy nhiên, nó có khả năng là có hai đối thủ của triều đại hoàng gia trong Java vào thời gian của Phật giáo là Sailendra và Sanjaya Saivite-trong đó sau chiến thắng đối thủ của họ trong cuộc chiến 856 trên cao nguyên Ratubaka. Sự hỗn loạn này cũng có liên quan đến ngôi đền Lara Jonggrang tại khu Prambanan, mà người ta tin rằng nó được xây dựng bởi các đoàn quân chiến thắng Rakai Pikatan như là để đối lại với các triều đại Sanjaya, nhưng những người khác cho thấy rằng có một không khí chung sống hoà bình, nơi mà Sailendra bao gồm sự tồn tại trong ngôi đền Lara Jonggrang.
Yogyakarta Sultanate
Ngôi đền Borobudur bị biến mất trong nhiều thế kỷ dưới lớp tro núi lửa và sự phát triển của rừng rậm. Các lý do vì sao có sự bị bỏ vào quên lãng vẫn là một bí ẩn. Người ta không biết khi nào đền đài có sự hoạt động, các Phật tử đến hành hương cho tới khi nào thì chấm dứt. Vào khoản giữa năm 928 và 1006, các trung tâm quyền lực đã chuyển đến khu vực miền Đông Java và một loạt núi lửa đã hoạt động;. Điều này không phải là nhất định nhưng một số được đề cập đến như là thời kỳ rất có thể là lý do ngôi đền bị rơi vào quên lãng. Soekmono (1976) cũng đề cập đến là có thể vì người dân chuyển đổi sang Hồi giáo vào thế kỷ 15 nên ngôi chùa đã được giải tán.
Di tích này đã không bị lãng quên hoàn toàn, mặc dù câu chuyện dân gian dần dần chuyển từ thời quá khứ vinh quang của nó vào nhiều tín ngưỡng mê tín dị đoan liên kết với sự may mắn và sự đau khổ. Hai biên niên (babad) cổ người Java từ các trường hợp không may mắn đề cập đến thế kỷ 18 của di tích. Theo Babad Tanah Jawi (hoặc lịch sử của Java), các di tích là một yếu tố gây tử vong cho một số phiến quân nổi dậy chống lại vua Mataram vào năm 1709. Các ngọn đồi bị bao vây và quân nổi dậy đã bị đánh bại và bị nhà vua kết án tử hình. Theo trong Mataram Babad (hoặc lịch sử của Vương quốc Mataram), di tích gắn liền với sự bất hạnh của vị thái tử của Vương quốc Hồi giáo Yogyakarta năm 1757. Mặc dù có điều cấm kỵ đối với việc thăm ngôi đền. Ông đã lấy những văn bản chẳng hạn như văn bản viết về các hiệp sĩ người bị bắt nhốt trong cái lồng (bức tượng trong những bảo tháp đục lỗ) ". Khi trở về cung điện của mình, ông lâm bệnh và qua đời một ngày sau đó.
Tiếp theo sau cuộc chiến Java Anh-Hà Lan, Java trở thành thuộc địa của Anh 1811-1816. Vị Thống đốc được đề cử nguyên là phó Thống đốc Thomas Stamford Raffles, người đã có sự quan tâm lớn đến lịch sử của Java. Ông thu thập những cổ vật của người Java và thực hiện các ghi chú thông qua việc liên lạc với người dân địa phương trong chuyến lưu diễn của mình trên toàn đảo. Trên một chuyến đi kiểm tra Semarang năm 1814, ông được thông báo về một tượng đài lớn nằm sâu trong một khu rừng gần làng Bumisegoro. Ông đã không thể chính mình thực hiện cuộc khai phá nên gửi đến một kỹ sư người Hoà Lan là HC Cornelius để điều tra.
Yogyakarta Sultanate
Trong hai tháng, kỹ sư Cornelius và 200 dân thợ chặt cây, đốt rừng và đào bỏ đất để lộ ra tượng đài. Do nguy cơ sụp đổ, ông không thể khai quật tất cả quần thể đền đài. Ông báo cáo sự phát hiện của mình đến thống đốc Stamford Raffles bao gồm các bản vẽ khác nhau. Mặc dù sự phát hiện này chỉ được đề cập bởi một vài câu, Thống đốc Stamford Raffles được ghi nhận là người khám phá di tích và đã mang ngôi đền đến sự chú ý của thế giới.
Hartmann, một quản trị viên hành chánh người Hà Lan của vùng Kedu, tiếp tục công việc khai phá của Cornelius và năm 1835 toàn bộ khu đền cuối cùng đã được khai quật. Sự quan tâm của ông trong việc khai phá Borobudur là do cá nhân ông nhiều hơn là chính quyền. Hartmann đã không viết bất kỳ báo cáo về hoạt động của mình;. Nói riêng, câu chuyện cho rằng ông phát hiện ra các bức tượng lớn của Đức Phật trong bảo tháp chính. Năm 1842, Hartmann điều tra các mái vòm chính mặc dù những gì ông phát hiện vẫn chưa được biết như là toà bảo tháp chính còn duy trì thì trống trải. .
Chính phủ người Hà Lan thuộc miền Đông Ấn Độ sau đó ủy quyền cho Wilsen, một quan chức kỹ thuật của Hà Lan, người đã nghiên cứu các di tích và đã thu hút hàng trăm bản phác thảo cứu trợ. J.F.G. Brumund cũng được chỉ định để thực hiện một chương trình nghiên cứu chi tiết của các di tích, hoàn thành vào năm 1859. Chính phủ dự định xuất bản một bài báo dựa trên nghiên cứu bổ sung trong bản vẽ của Brumund và Wilsen, nhưng Brumund từ chối hợp tác. Chính phủ sau đó đưa một học giả, C. Leemans, những người biên soạn một tài liệu chuyên khảo dựa trên Brumund và Wilsen của nguồn. Năm 1873, các chuyên khảo đầu tiên của nghiên cứu chi tiết đền Borobudur được công bố, tiếp theo là bản dịch tiếng Pháp một năm sau đó. Những bức ảnh đầu tiên của di tích đã được thực hiện vào năm 1873 bởi một người thợ chạm khắc Hà Lan-Flemish, Isidore van Kinsbergen.
Sự đánh giá cao của khu vực phát triển từ từ, và ngôi đền phục vụ trong một thời gian chủ yếu là nguồn gốc của những món quà lưu niệm và là nguồn thu nhập cho "những kẻ săn đồ lưu niệm" và kẻ trộm. Năm 1882, viên chánh thanh tra các hiện vật văn hóa đã khuyến cáo rằng Borobudur phải hoàn toàn tháo gỡ ra để di chuyển các phù điêu vào viện bảo tàng vì lý do tình trạng kém an toàn của đền đài. Kết quả là, chính phủ bổ nhiệm Groenveldt, một nhà khảo cổ, để thực hiện một cuộc điều tra kỹ khu vực và để đánh giá tình trạng thực của quần thể; báo cáo của ông thấy rằng những nỗi lo sợ này là phi lý và đề nghị để lại nguyên vẹn.

Truyện cười trong ngày

NỘI HAY NGOẠI?

Ở vùng miền núi anh chàng vô tình bị bắn trúng cung tên mắt kẹt vô bụng người nhà anh không dám rút ra đành để y như vậy tới bệnh viện nhờ lấy ra.

Khi gia đình anh đưa anh vô tới khoa ngoại nhờ lâý ra được các bác sỉ nhanh chóng tận tình chạy lấy cưa ra, cưa ngang mũi tên, rồi rửa vết thương băng lại các bàc sĩ và y tá nói xong rồi !

Người nhà anh này ngạc nhiên hỏi : ủa sao kỳ vậy bác sỷ?

Bác sỷ trả lời : sao kỳ ?

Người nhà hỏi tiếp: sao bác sỷ cưa ngang khúc ngoài còn lại khúc trong sao không lấy ra ?

Bác sỹ thẳng thốt trã lời: Người nhà đưa vô có dòm kỉ bảng hiệu chưa đây là khoa ngoại, thì nhiệm vụ bên tôi tới đây là xong ! còn phần còn lại bên trong là thuộc quyền khoa nội !! có hiểu không ?

Gia đình bó tay !!!!!!!!!!!!!!??????????

Saturday, June 29, 2019

Suy Niệm Trong Ngày 29 tháng 6, 2019

Đọc và Suy Ngẫm - 9 BÀI HỌC ĐÁNG SUY NGẪM VỀ CUỘC SỐNG

9 BÀI HỌC ĐÁNG SUY NGẪM VỀ CUỘC SỐNG

Mỗi câu chuyện là một bài học quý giá, thiết thực để áp dụng vào công việc và cuộc sống. Hãy đọc và suy ngẫm nhé các bạn!

***

1. BÀI HỌC SỐ 1

Bạn tôi ưng ý một chiếc máy tính, cần khoảng 30 triệu, thu nhập mỗi tháng của cậu ta chỉ có 7 triệu.

Vợ cậu ta nói với cậu ta rằng: "Anh điên rồi, anh mà mua thì chúng ta sẽ ly hôn".

Cậu ta hỏi tôi phải làm sao. Tôi nói: "Cậu không xứng với chiếc máy tính kia, đến thứ mà mình thích cũng không có dũng khí đi giành lấy, thì sau này cậu định lăn lộn trong xã hội thế nào?".

Cậu ta cắn răng mua chiếc máy tính kia. Để trả nợ, cậu ta bắt đầu tìm một số công việc làm thêm. Cuối cùng, cậu ta đã trả hết nợ trong vòng một tháng. Vợ cậu ta không vì sự điên cuồng của cậu ta mà bỏ cậu ta. Cô ta dẫn cậu ta vào một siêu thị xe, nói: "Ông xã, chúng ta mua trả góp chiếc xe BMW này nhé". Ban đầu cậu ta giật nảy mình, tưởng vợ mình điên. Một năm sau, cậu ta đã trả được hết khoản tiền của chiếc xe đó.

=> Kết luận: Đến vật và người mà mình thích bạn cũng không có dũng khí giành lấy, vậy thì bạn đã được định trước là một kẻ thất bại.
2. BÀI HỌC SỐ 2

Một vị thiền sư nhìn thấy con bọ cạp rơi xuống nước, bèn quyết tâm cứu nó. Ai ngờ vừa chạm vào nó, đã bị nó chích vào tay. Vị thiền sư không sợ hãi, lại một lần nữa ra tay, lần này ông lại bị chích. Người bên cạnh nói: "Nó lúc nào chẳng chích người, hà tất phải cứu nó?". Vị thiền sư đáp: "Chích người là bản năng của con bọ cạp, còn lương thiện là bản năng của tôi, sao tôi có thể vì bản năng của nó, mà vứt bỏ bản năng của tôi?".

=> Kết luận: Lỗi sai của chúng ta nằm ở chỗ, bởi vì đám đông mà thay đổi bản thân.

3. BÀI HỌC SỐ 3

Có người hỏi một người nông dân: "Có trồng lúa mạch không?".

Người nông dân trả lời: "Không, tôi sợ trời sẽ không mưa".
Người kia lại hỏi: "Vậy anh có trồng cây bông không?".

Người nông dân trả lời: "Không, tôi sợ sâu sẽ ăn nó mất".

Người kia lại hỏi: "Vậy anh trồng gì?".

Người nông dân đáp: "Không trồng gì cả, tôi muốn an toàn".

=> Kết luận: Một người không tình nguyện bỏ ra, không tình nguyện mạo hiểm, thì "không làm nên trò trống gì" đối với anh ta mà nói là chuyện quá hiển nhiên.

4. BÀI HỌC SỐ 4

Ba người ra khỏi nhà, một người mang ô, một người mang gậy chống, một người đi tay không. Khi quay trở về, người cầm ô quần áo ướt sũng, người cầm gậy chống bị ngã, người thứ ba bình an vô sự. Thì ra, người có ô khi trời mưa đã bước đi mạnh bạo, cuối cùng bị ướt.

Khi đi chỗ đường trơn, người chống gậy cậy mình có gậy nên đi nhanh, kết quả chốc chốc lại bị ngã. Người đi tay không, khi trời đổ mưa, anh ta trú, khi thấy đường trơn trượt, anh ta đi cẩn thận, ngược lại lại bình yên vô sự.

=> Kết luận: Đôi khi, không phải là chúng ta thất bại vì khiếm khuyết của chúng ta, mà là thất bại vì ưu thế của chúng ta.
5. BÀI HỌC SỐ 5

Một tiểu hòa thượng phụ trách quét dọn lá rơi trong chùa, mỗi ngày phải tốn rất thời gian mới quét xong. Có người nói với cậu rằng: "Trước khi quét dọn cậu hãy dùng sức rung cây cho lá rụng hết, sau đó hẵng quét, như vậy ngày mai sẽ không cần phải quét nữa".

Tiểu hòa thượng cảm thấy có lý, vui vẻ làm theo, thế nhưng ngày hôm sau, lá vẫn rơi đầy sân chùa.

=> Kết luận: Bất luận hôm nay bạn có nỗ lực thế nào, thì ngày mai lá vẫn rơi. Dục tốc bất đạt, làm tốt chuyện của ngày hôm nay, chính là có trách nhiệm với cuộc đời của mình.

6. BÀI HỌC SỐ 6

Một con quạ trong chuyến bay của mình đã gặp một con chim bồ câu đang trên đường về nhà. Con chim bồ câu hỏi: "Cậu muốn bay đi đâu thế?".

Con quạ trả lời: "Thực ra tôi không muốn đi, nhưng mọi người đều chê tiếng kêu của tôi không hay, cho nên tôi muốn rời khỏi đây".

Con chim bồ câu nói với con quạ: "Đừng phí công vô ích nữa! Nếu cậu không thay đổi giọng nói của mình, thì dù cậu có bay đến đâu đi chăng nữa cũng không được chào đón đâu".

=> Kết luận: Nếu bạn hy vọng mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp, vậy hãy bắt đầu từ việc thay đổi bản thân mình.
7. BÀI HỌC SỐ 7

Một nhà có ba người con trai, họ trưởng thành trong những trận cãi vã không ngừng của cha mẹ, mẹ của họ lúc nào cũng bị cha họ đánh đập thương tích đầy mình.

Người con cả nghĩ: Mẹ thật đáng thương! Sau này mình phải đối tốt với vợ mình hơn.

Người con thứ hai nghĩ: Kết hôn thật chẳng có nghĩa lý gì, sau này mình lớn lên chắc chắn sẽ không lấy vợ!

Người con thứ ba nghĩ: Thì ra, chồng có thể đánh đập vợ như vậy!

=> Kết luận: Cho dù môi trường sống giống nhau, nếu cách tư duy không giống nhau, sẽ kéo theo những cuộc đời không giống nhau.

8. BÀI HỌC SỐ 8

Ở một thị trấn nhỏ, có một vị thương nhân đến mở một trạm xăng, làm ăn phát đạt. Người thứ hai đến, mở một nhà hàng. Người thứ ba đến, mở một siêu thị. Thị trấn này chẳng mấy chốc đã trở nên sầm uất, phồn hoa.

Ở một thị trấn khác, một thương nhân mở một trạm xăng, làm ăn phát đạt. Người thứ hai đến, mở trạm xăng dầu thứ hai. Người thứ ba đến, mở trạm xăng dầu thứ ba. Chuyện làm ăn không phát đạt như họ tưởng.

=> Kết luận: Cứ một mực đi theo con đường của người khác, tất sẽ thất bại.
9. BÀI HỌC SỐ 9

Anh A đi xe đạp, hai chân gắng sức đạp, 1 tiếng đồng hồ chỉ có thể đi được quãng đường khoảng 10 km.

Anh A lái xe ô tô, một chân nhấn vào ga, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 100 km.

Anh A ngồi tàu cao tốc, nhắm mắt lại, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 300 km.

Anh A ngồi máy bay, ăn đồ ăn ngon, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 1000 km.
=> Kết luận: Cùng một người, cùng sự cố gắng, thế nhưng khác nhau ở bệ phóng, kết quả sẽ khác nhau.

Sưu Tầm

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Bữa ăn tối với Đại Tướng

Một ngày nọ, vị Đại tướng quân đội mời vị Tu Sĩ I-hsiu đến văn phòng của ông để ăn tối, vị Tu Sĩ I-hsiu không mặc y mới ông chỉ mặc bộ y cũ đi đến căn cứ quân đội. Với ông là “tránh hình thức”

Khi vị Tu Sĩ đến căn cứ, hai người lính xuất hiện trước ông và hét:

“Tên ăn mày này ở đâu đến đây? Ông là ai? Ông không được phép ở đây”

“Tôi tên là I-hsiu, Đại pháp sư . Tôi được ngài Đại tướng mời ăn tối.”

Hai anh lính này quan sát nhà sư một cách chậm chạp và nói,

“ông nói láo, làm sao mà ngài ̣Đại tướng có thể mời một nhà sư ăn mặc xòang xỉng như thế này đến ăn tối. Ông ta trọng thể mời một vị Đại trưởng lão rất được kính nể là I-hsiu đến căn cứ của chúng tôi dự bữa tiệc long trọng tối nay, không phải là ông. Ông cút ngay”

I-hsiu không thể thuyết phục 2 anh lính rằng ông ta thật sự là khách mời, vì vậy ông trở về chùa và thay đổi bộ y mới đến dự bữa ăn tối. Ông quay trở lại căn cứ quân đội, hai anh lính nhìn ông như một vị thánh, và đón ông trong niềm vinh dự.

Trong bữa ăn, Tu Sĩ I-hsiu ngồi trước bàn đầy thức ăn, thay vì ông cho thức ăn vào miệng, ông lại gắp thức ăn cho vào tay áo. Vị Đại tươńg tò mò và thì thầm với ông ta:

“Rất là không phải. Ngài có muốn đem thức ăn về chùa không? Tôi sẽ đặt nhà bếp chuẩn bị vài món cho Ngài mang về”

“Không” Vị Đại trưởng lão trả lời. “Khi tôi đến đây, lính của ông không cho tôi vào, đến khi tôi thay cái y mới này tôi mới được phép vào. Ngài không có mời tôi mà là ngài mời y của tôi. Vì vậy y của tôi được ăn chứ không phải tôi.”

Ngài đại tướng, “…………”

Tri Thức - Âm nhạc với người cao tuổi: Hồi phục trí nhớ, giảm bớt đau buồn.

Âm nhạc với người cao tuổi: Hồi phục trí nhớ, giảm bớt đau buồn.

Âm nhạc có tác dụng tích cực đối với sức khỏe của người cao tuổi. Các nhà trị liệu đã dùng âm nhạc như một liệu pháp giúp người cao tuổi giảm căng thẳng, đau buồn và hồi phục trí nhớ.
Nhà trị liệu âm nhạc người Mỹ Snyder Cowan cho rằng hiện tượng “sự đồng nhịp” (entrainment) do âm nhạc tạo ra mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho bệnh nhân. Người nghe sẽ có nhịp sinh học đồng bộ với loại âm nhạc họ hay nghe. Sự đồng nhịp mang đến nguồn sức mạnh hết sức thần kỳ, chỉ cần lắng nghe các giai điệu, người ta có thể đạt được trạng thái thư giãn, thoải mái về thể chất và tinh thần.

Anh nói: “Loại trị liệu này là một quá trình sử dụng âm nhạc có chủ ý, mục đích mang lại sự thay đổi cụ thể cho bệnh nhân; dù đó là sự thay đổi về trị liệu, cảm xúc hay tinh thần”.

Nghe nhạc còn hiệu quả hơn uống thuốc

Liệu pháp âm nhạc đã được áp dụng đối với các bệnh nhân ở bệnh viện và các trung tâm phục hồi sức khỏe. Đặc biệt nó có thể giúp người cao tuổi thuyên giảm các bệnh mãn tính hoặc bệnh Alzheimer (dạng phổ biến nhất của Hội chứng suy giảm trí nhớ).
Snyder-Cowan nhớ lại: “Tôi đã nhiều lần chứng kiến sức mạnh của âm nhạc. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với người cao tuổi. Ai cũng biết là phương pháp trị liệu âm nhạc giúp người mắc bệnh mất trí nhớ dễ dàng đi lại, tiến bộ trong giao tiếp và tương tác với môi trường xung quanh”.

Âm nhạc đặc biệt có lợi cho những người mắc phải chứng mất trí nhớ. Bệnh nhân mắc bệnh này hầu như không thể nhớ lại những việc trong quá khứ hoặc tên người quen. Tuy nhiên, âm nhạc có thể giúp họ dễ dàng nhớ lại những ký ức của mình.

Đôi khi, âm nhạc còn có tác dụng mạnh mẽ hơn kê toa, bốc thuốc và các bài tập vật lý trị liệu. Nghiên cứu về những người sống sót sau đột quỵ tại Phần Lan phát hiện rằng, khi họ nghe loại nhạc yêu thích trong giai đoạn hồi phục sức khỏe, họ đã lấy lại khả năng nhận thức từ ngữ và giao tiếp. So sánh với những người bị đột quỵ có thói quen nghe máy đọc sách hoặc không nghe gì, cho thấy người có thói quen nghe nhạc vài giờ mỗi ngày lấy lại kỹ năng ngôn ngữ nhanh hơn. Người thích nghe nhạc ít bị các di chứng thường gặp sau đột quỵ là trầm cảm và nhầm lẫn.

Các nhà nghiên cứu ở Đức phát hiện, khi nghe nhạc cổ điển, nồng độ hormone cortisol (hormone chống căng thẳng) ở những người hồi phục sau phẫu thuật hở tim giảm xuống thấp hơn. Âm nhạc cũng giúp giải tỏa căng thẳng, giúp bệnh nhân bình tĩnh trước ca phẫu thuật, đôi lúc còn hiệu quả hơn so với uống thuốc chống lo âu.
Âm nhạc giúp giảm bớt đau buồn

Ở các phương Tây, tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn riêng của người cao tuổi và gia đình, nhà trị liệu âm nhạc có thể tổng hợp các bài hát có ý nghĩa đặc biệt vào một đĩa CD. Đĩa CD này được xem như món quà mà người sắp ra đi tặng cho người thân của họ. Nhà trị liệu âm nhạc còn có thể sáng tác một bài hát về cuộc đời của người sắp ra đi hay chơi những bản nhạc truyền cảm để giảm bớt nỗi đau thể xác và tâm hồn khi họ rời khỏi thế giới này.

Các chuyên gia trị liệu âm nhạc sẽ quan sát bệnh nhân tỉ mỉ để điều chỉnh âm nhạc sao cho phù hợp với trạng thái của bệnh nhân, giúp bệnh nhân giảm đau, thở sâu hơn và dễ ngủ hơn.

Trị liệu bằng âm nhạc tại nhà
Nếu tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên, bạn và người thân có thể hưởng những lợi ích trị liệu do âm nhạc mang lại. Để có thể chăm sóc cho người thân bị bệnh được tốt hơn, hoặc phục hồi sức khỏe và tâm trạng của bản thân, sau đây là một vài gợi ý mà bạn có thể áp dụng tại nhà:
Hãy học chơi một loại nhạc cụ nào đó, vì không giống như nghe các bài hát trên đĩa CD, tự đánh các bản nhạc sẽ đem lại trải nghiệm tuyệt vời hơn nhiều.
Để giúp người thân lấy lại ký ức, hãy cho họ nghe những bản nhạc phổ biến khi họ 20 hay 30 tuổi.
Khi nghe đúng loại nhạc mình thích thì lại càng có tác dụng trị liệu hơn. Do đó hãy chọn những bản nhạc mà bạn hoặc người thân thích nghe.
Theo Aging Care

Truyện cười trong ngày

Chú Ý An Toàn

Trên xa lộ dẫn vào một thành phố ở Philippin có một bảng báo lớn như sau:

"Thành phố chúng tôi xin chào đón quí khách. Nếu chạy với tốc độ 40 dặm, quý khách có thể thưởng thức phong cảnh thành phố; với tốc độ quá 60 dặm, quý khách sẽ nhận được một giấy phạt của cảnh sát giao thông; với tốc độ quá 80 dặm, bệnh viện hiện đại nhất của thành phố chúng tôi xin sẵn sàng để được phục vụ; nếu tốc độ quá 100 dặm, chúng ta hãy nói lời vĩnh biệt nhau kẻo trễ."

Thursday, June 27, 2019

Suy Niệm Trong Ngày 27 tháng 6, 2019

Đọc và Suy Ngẫm - Hai cái cây, bạn sẽ chặt cây nào?

HAI CÁI CÂY, BẠN SẼ CHẶT CÂY NÀO?

Thầy hỏi: "Nếu các trò lên núi chặt cây, vừa vặn trước mắt có hai gốc cây, một gốc cây to, một gốc cây nhỏ, các em sẽ chặt gốc nào?"

***

Câu hỏi vừa ra, tất cả học sinh đều nói: "Tất nhiên là chặt gốc cây to rồi."
Thầy cười cười, nói: "Gốc cây to kia chỉ là một gốc bạch dương bình thường, mà gốc cây nhỏ kia lại là một cây thông, bây giờ các em sẽ chặt cây nào?"

Chúng tôi nghĩ, cây thông tương đối trân quý, nên trả ời: "Tất nhiên sẽ chặt cây thông, bạch dương không được bao nhiêu tiền!"

Thầy mang theo nụ cười không đổi nhìn chúng tôi, hỏi: "Nếu gốc cây dương là thẳng tắp, mà cây thông lại uốn éo xiêu vẹo, các em sẽ chặt cây nào?"

Chúng tôi cảm thấy có chút nghi hoặc, liền nói: "Nếu là như vậy, hay là vẫn chặt cây dương. Cây thông cong queo ngoằn ngoèo, làm gì cũng không làm được!"

Ánh mắt thầy lóe lên, chúng tôi đoán là thầy sẽ thêm điều kiện nữa, quả nhiên, thầy nói: "Cây dương tuy thẳng tắp, nhưng bởi đã lâu năm, nên phần giữa mục rỗng, lúc này, các em sẽ chặt gốc nào?"

Tuy không hiểu nổi trong hồ lô của thầy bán thuốc gì, chúng tôi vẫn từ điều kiện của thầy mà suy nghĩ, nói: "Thế thì lại chặt cây thông, cây dương ở giữa đã mục rỗng, càng không thể dùng!"

Sau đó thầy liền hỏi: "Thế nhưng dù cây thông ở giữa không mục rỗng, nhưng nó cong queo quá ghê gớm, bắt đầu chặt rất khó khăn, các em sẽ chặt gốc nào?"

Chúng tôi dứt khoát không suy nghĩ kết luận của thầy là gì nữa, liền nói: "Vậy chặt cây dương. Đều không thể dùng như nhau, đương nhiên chọn cây dễ chặt!"

Thầy không để chúng tôi thở, liền hỏi: "Thế nhưng trên cây dương có một tổ chim, mấy con chim non đang ở trong ổ, các em sẽ chặt gốc nào?" Cuối cùng, có người hỏi: "Thầy ơi! Rốt cuộc thầy muốn nói gì cho chúng em vậy? Hỏi những thứ đó làm gì vậy thầy?"

Thầy thu hồi nụ cười, nói: "Các em vì sao không tự hỏi mình, rốt cuộc là chặt cây để làm gì? Tuy điều kiện của thầy thay đổi, nhưng yếu tố cuối cùng quyết định kết quả là động cơ ban đầu của các em. Nếu muốn lấy củi, các em liền chặt cây dương; muốn làm hàng mỹ nghệ, liền chặt cây thông. Các em tất nhiên sẽ không vô duyên vô cớ cầm theo búa lên núi chặt cây chứ?!"
Một người, chỉ khi trong nội tâm đã có mục tiêu từ trước, thì lúc làm việc mới không bị đủ loại điều kiện và hiện tượng bên ngoài mê hoặc. Mục tiêu của bạn đã rõ ràng sao? Tư tưởng thông suốt, mới có thể kiên trì.

Biên dịch: Bình Minh

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Đúng không ai nhớ

Vị Sư già viết lên giấy 4 phép tính:
2+2=4;4+4=8;8+8=16;
9+9=19
Ngay lập tức, các đệ tử nhao nhao lên:
"Thầy ơi, thầy tính sai một phép tính rồi."
Vị Sư già ngẩng đầu lên, chậm rãi nói: "Đúng thế, mọi người đều nhìn thấy rất rõ, phép tính này ta đã tính sai rồi. Nhưng 3 phép tính trước tính đúng, tại sao không có một ai khen ta mà chỉ nhìn thấy và lập tức chỉ ra phép tính sai của ta?"
Đạo lý 100 - 1 = 0
Làm người cũng vậy, khi bạn đối xử tử tế với người khác 10 lần, họ có thể cũng chẳng nhớ, nhưng chỉ 1 lần bạn làm họ phật ý, họ sẽ nhớ rất lâu và có thể phủ nhận hoàn toàn những điều tốt đẹp mà bạn dành cho họ. Đó chính là đạo lý 100 – 1 = 0.
Người xưa có câu: Cho một bát gạo thành ân nhân, cho một bao gạo thành kẻ thù. Có những người đã quen với việc được cho mà dễ dàng quên ơn huệ.
Không phải ai ai cũng hiểu được hai chữ "độ lượng"!
Cho dù bạn sở hữu cả chục cái tốt cái hay nhưng chỉ cần có một cái không tốt, nó sẽ là cái cớ để xóa sạch sẽ mọi cố gắng nỗ lực của bạn. Cho dù bạn dốc hết tâm huyết ra vì người khác, nhưng chỉ một việc không đúng, bạn sẽ trở thành tội đồ trong mắt họ.
Trong cuộc sống này có một số người, bạn giúp họ cả trăm lần họ không có được một lời cảm ơn. Nhưng chỉ một lần không giúp, họ quay ra hận bạn. Bao nhiêu cố gắng nỗ lực bỏ ra vì người khác, thứ bạn nhận lại được không phải là sự chân thành mà chỉ là nỗi cay đắng.
- Nhưng thôi, thói đời là thế, những ai chấp nhận được thói đời người đó sẽ giàu có thêm lòng độ lượng và thanh thản. Chê bai, oán trách đời thì mọi thứ vẫn không khác đi mà không gian tâm thức mình ngày càng thu hẹp lại?
Nửa đời người khi tỏ ngộ
Phân trần sai, đúng mà chi!
Thế gian mọi điều tương đối
Tình ta độ lượng nhu mì ..
(Như Nhiên -TTT)

Cổ Học Tinh Hoa

MỘT CÁCH LO XA CHO CON CHÁU

Sơ Quảng đời nhà Hán, làm quan tri sĩ về, được vua ban cho nhiều vàng lụa.
Con cháu cụ thấy thế, bèn nhờ cậy những người già cả trong họ đến nói với cụ lập nhiều
cơ nghiệp và mua ruộng đất.
Một hôm, nhân lúc thư nhàn, những người già cả đem câu chuyện làm giàu cho con cháu
thưa lại để cụ nghe, thì cụ nói rằng:
“Ta tuy già lão, há lại không nghĩ đến con cháu hay sao. Hiện ta cũng đã có ít ruộng
nương, cửa nhà cũ của tiền nhân để lại. Con cháu ta mà chăm chỉ vào đấy thì cũng đủ ăn
đủ mặc bằng người được rồi. Nếu bây giờ, ta lại làm giàu thêm cho chúng để cho thừa
thãi dồi dào, thì là ta chỉ làm cho chúng lười biếng thêm ra thôi. Người giỏi mà sẵn có
nhiều của, thì kém mất chí hay; người ngu mà sẵn có nhiều của thì càng thêm tội lỗi. Vả
chăng của cải mà chứa nhiều thì chỉ tổ làm cho người ta oán. Ta đã không có gì giáo hóa
được con cháu ta thì ta cũng không nên làm cho chúng có nhiều tội lỗi và để thiên hạ ai
oán chúng cho thêm phiền.
Những của cải ta đang có đây là ơn của vua trên hậu đãi người bầy tôi già lão, ta chỉ
muốn cùng cả anh em, bà con, họ hàng, làng nước cùng hưởng chung cái ơn ấy để trọn
tuổi trời, chẳng cũng là phải ư?”
Người trong họ nghe nói thế, ai nấy đều cảm phục.

Hán Thư Sơ Quảng Truyện

GIẢI NGHĨA

Hán thư: là một tài liệu lịch sử Trung Quốc cổ đại viết về giai đoạn lịch sử thời Tây Hán
từ năm 206 TCN đến năm 25. Đôi khi, sách này cũng được gọi là Tiền Hán thư để phân
biệt với cuốn Hậu Hán thư, viết về giai đoạn Đông Hán từ năm 25 đến năm 220, được
Phạm Diệp viết trong thế kỷ 5.

Truyện cười trong ngày

Bị Điếc

Một người thanh niên đang chờ mua vé tại ga xe lửa. Anh ta nhai chew gum (kẹo cao su) để bớt căng thẳng. Ngồi đối diện với anh là một bà già.

Bà già chăm chú nhìn anh, một lúc sau, bà ta hết kiên nhẩn và hét lên: "Trời ơi, đừng hỏi tôi nữa, tôi bị điếc mà!"

Wednesday, June 26, 2019

Suy Niệm Trong Ngày 26 tháng 6, 2019

Đọc và Suy Ngẫm

HẠNH PHÚC DƯỚI CHÂN

Đôi khi con người ta cứ mải mê lao mình vào cuộc kiếm tìm hạnh phúc để rồi có lúc chợt nhận ra rằng hạnh phúc đang ở ngay dưới chân mình nhưng lại không có đủ can đảm và không đủ dũng cảm để cúi xuống nhặt nó lên...



***

Trên thảo nguyên bát ngát, Cây và Cỏ luôn ở bên nhau, đồng hành và thân thiết. Ngọn cỏ non đẹp dịu dàng như một nàng thiếu nữ đang uốn mình mềm mại với chiếc áo dài tha thướt xanh màu ngọc biếc, giản đơn và quyến rũ...

Cây cao lớn, sừng sững tựa một chàng trai lực lưỡng đang vươn những cánh tay dài chắc chắn, trải rộng tán lá khỏe mạnh ra xung quanh như bao bọc, chở che, như ôm lấy Cỏ vào lòng. Đầm ấm...
Cuộc sống cứ thế lặng lẽ trôi. Đến một ngày trời xanh hửng nắng, gió mát vi vu thổi, những áng mây trắng trôi bồng bềnh, phiêu lãng ở trên cao. Cây mơ màng, đưa mắt ngước nhìn lên phía những vì sao và nghĩ: "Đẹp quá, nơi đó phải chăng là thiên đàng?". Cây quyết định sẽ đi đến đó, quyết định rời bỏ ngọn Cỏ, vươn cao mình lên phía những vì sao.

"Anh đi đâu vậy ?" - Cỏ cất tiếng hỏi khẽ.

"Tôi đi tìm những vì sao hạnh phúc" - Cây lạnh lùng đáp và cất bước ra đi. Cỏ im lặng nhìn theo, cúi đầu không nói. Cỏ ở lại một mình nơi triền đất thảo nguyên rộng lớn, còn Cây thì ngày càng vút cao và những cành lá ngày càng vươn xa. Bởi vì Cây mong một ngày đi đến bầu trời cao. Bởi vì Cây mơ ước một ngày được gặp các vì sao ngời sáng...

Khoảng cách của Cây và Cỏ cũng ngày càng xa hơn...

Cuộc sống lặng lẽ trôi đi. Cho đến một ngày, Cây đã trở thành bậc đại thụ sừng sững giữa thảo nguyên bát ngát nhưng vẫn chưa với được những vì sao cho riêng mình... Cỏ cũng không còn màu xanh nữa mà trở nên vàng úa, và lặng lẽ ở phía dưới cây cao.

Cây bắt đầu mệt mỏi nhận ra rằng mình không thể đi đến cái nơi bản thân vẫn cho là thiên đường hạnh phúc. Cây hối hận nhìn xuống phía dưới. Cỏ vẫn ngồi đó, vẫn đang vui đùa với những cánh hoa, vẫn đang thướt tha cùng muôn loài bướm.
Cây chợt cảm thấy nuối tiếc, hối hận khi hiểu: Hạnh phúc chính là điều mà Cây đã từng có và đánh mất. Cây buồn, nỗi buồn không thể nói cùng ai...

"Cây ở trên đó thế nào?" - Một ngày Cỏ cất tiếng hỏi thăm.

"Mọi thứ ở đây đều tốt. Được làm bạn với Gió và nghe tiếng chim hót líu lo. Cuộc sống muôn màu và rất là vui vẻ" - Cây ngẩng cao đầu trả lời ngọn Cỏ.

"Vậy là Cây đã tìm thấy những vì sao hạnh phúc ?" - Cỏ nhìn Cây hỏi tiếp.

Cây gật đầu đưa mắt nhìn Cỏ rồi khẽ mỉm cười quay đi, ngẩng cao đầu hướng về phía các vì sao lơ đãng. Không phải vì Cây muốn tiếp tục đi tìm hạnh phúc mà đơn giản, Cây đang cố tránh một ánh mắt nhìn. Vì Cây đang nói dối! Vì Cây biết mình cô độc. Vì Gió chỉ đến rồi Gió lại đi. Gió bỏ Cây ở lại và lả lơi thổi mãi chứ không bao giờ dừng lại. Và Chim cũng vậy, Chim không thể ở đó hót mãi cho Cây nghe.

Cây biết Cây là kẻ cô đơn nhưng cái bản tính kiêu căng vốn có đã không cho phép Cây hạ độ cao, thừa nhận sự nuối tiếc. Cây sợ phải xấu hổ, sợ tỏ ra mình yếu đuối. Vì thế, Cây mãi ngẩng cao đầu và không chịu nhìn xuống...

Cuộc sống lại lặng lẽ trôi đi... Cho đến một ngày, Bão đến! Cây đương đầu chống chọi. Bão gào rú, Cây ngả nghiêng rung chuyển. Bão thổi mạnh, Cây bật gốc lung lay. Bão cười, Bão đẩy nhẹ, Cây ngã xuống đổ gục, nằm yên trên thảo nguyên lạnh lẽo... Cây kiệt sức, lịm đi.

Hôm sau Bão hết, trời xanh lại hừng sáng. Cây mở mắt nhìn lên, bầu trời xa vời vợi, nhưng màu xanh của Cỏ thì lại thật gần, và ấm áp.
Cây chết, cỏ mọc xung quanh. Một thời gian sau nơi cây đổ xuống mọc lên một loài cây lạ. Và người ta đặt cho nó tên là cây Xấu Hổ. Một cây Xấu Hổ với cỏ mọc xung quanh.

Đôi khi con người ta cứ mải mê lao mình vào cuộc kiếm tìm hạnh phúc để rồi có lúc chợt nhận ra rằng hạnh phúc đang ở ngay dưới chân mình nhưng lại không có đủ can đảm và không đủ dũng cảm để cúi xuống nhặt nó lên...

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Câu chuyện về vụ trộm chuông ở ngôi chùa cổ

Chuyện kể rằng, xưa có vị quan viên tên Tống Văn đời nhà Đường được bổ nhiệm giữ chức Tri phủ đất Tô Châu. Ông là người nổi tiếng thanh liêm, chính trực nhưng lại mang tư tưởng trọng Nho giáo, coi thường đạo Phật.
Ngay khi về nhậm chức tại Tô Châu, Tống Văn đã nghe dân gian ca tụng về Phương trượng trụ trì chùa Hàn Sơn là bậc cao tăng tu hành đắc đạo, nức tiếng từ bi đức độ lại có trí huệ hơn người… Ngài Tri phủ đương nhiên không phục, ông thầm nghĩ:
“Mấy cái việc rỗi hơi tối ngày tụng kinh gõ mõ, lốc cốc leng keng thì ai mà chẳng làm được. Vả lại, trụ trì chùa ấy có tỏ ra hiền lành đức độ thì khách thập phương mới tới cung phụng, chứ hung dữ thì chỉ có nước bỏ chùa đi khất thực”. Nghĩ vậy nên Tống Văn bèn tìm cách thử tài Phương trượng.
Một bữa nọ, quan Tri phủ bèn truyền gọi bốn tên tội phạm chuyên nghề đạo chích đến phủ đường rồi hạ lệnh:
– Nội trong đêm nay các ngươi phải lấy bằng được chiếc chuông lớn treo ở chùa Hàn Sơn đem về đây cho ta. Kẻ nào làm lộ việc sẽ nghiêm hình xử lý.
Bốn tên tội phạm chắp tay dạ ran:
– Chúng tội nhân xin vâng mệnh!
Vậy là canh ba đêm đó chiếc chuông quý của chùa Hàn Sơn đã ‘lặng lẽ’ được dời đi mà hết thảy chư tăng trong chùa không một ai hay biết.
Sớm hôm sau, chúng đệ tử nháo nhác tìm gặp sư phụ trình báo chuyện mất chuông và nhất loạt xin trụ trì báo lên quan phủ để truy lùng tội phạm.
Phương trượng trưởng lão chỉ điềm nhiên hỏi:
– Các con muốn báo quan để làm gì?
Các chư tăng nói:
– Bạch sư phụ, để trừng trị lũ táo tợn này, chúng quá to gan mà! Dám vào chùa ăn trộm chuông!
– Sư trụ trì vẫn hiền từ nói:
– Khi túng thiếu thì đến dinh quan Tri phủ bọn chúng cũng dám vào ăn trộm ấy chứ, nói gì tới ngôi cổ tự này!
Tăng Giám tự bước lên thưa:
– Bạch sư phụ, nhưng chuông chùa đã mất, bây giờ chúng con nên phải đối đãi thế nào?
Trụ trì trưởng lão ôn tồn cười bảo:
– Chuông ấy vốn dĩ đâu phải Phật, cũng không phải Bồ Tát, hay La Hán gì. Nó chỉ là phương tiện điểm giờ cho dân gian hoặc tập hợp chư tăng mà thôi. Nay bản tự không có chuông thì có thể thay bằng vật dụng khác. Vả lại mấy tên trộm này ít ra cũng còn có chút hiểu biết…
Chúng đệ tử lại đồng thanh hỏi:
– Bạch sư phụ, nếu chúng có chút hiểu biết thì lẽ ra không nên lui tới nơi thanh tịnh này, cớ sao lại gây tội nơi cửa Phật?
Trụ trì khoát tay, ý chừng bảo chúng tăng hãy bình tĩnh. Rồi ngài chậm rãi giảng giải:
– Những người này biết rằng cửa Phật là chốn từ bi cho nên mới vào chùa ăn trộm. Chứ nếu họ đi nơi khác ăn trộm thì người ta sẽ báo cửa quan, rồi quan nha sẽ bắt và tra khảo… Chúng ta là khác với người đời ở chỗ đó. Nay bổn tự cũng trả thù, cũng kiện tụng, báo quan thì đâu còn gọi gì là người tu nữa!
Nói đoạn lão Phương trượng truyền lệnh dùng mõ báo giờ thay cho chuông. Chúng đệ tử đồng chắp tay thi lễ rồi lui ra, ai vào việc nấy.
Chuyện đó mau chóng tới tai phủ đường, Tống Văn Tri phủ vô cùng hổ thẹn. Ông tự thấy mình hồ đồ quá, vội vã thay quần áo rồi lập tức tới chùa tạ lỗi cùng Phương trượng.
Thế rồi ít lâu sau, quan Tri phủ Tống Văn đích thân bỏ tiền ra cho đúc một quả chuông lớn, nặng hơn hai tấn, chạm khắc vô cùng tinh xảo đem dâng tặng lên chùa Hàn Sơn. Kể từ dạo đó tiếng chuông chùa Hàn Sơn sớm tối ngân nga vang vọng, đánh thức bao nẻo đời lầm lạc.
Sau này, khi miêu tả thanh âm thánh thoát huyền ảo của tiếng chuông chùa Hàn Sơn, trong thi phẩm ‘Phong Kiều dạ bạc’ – Trương Kế, thi nhân nức tiếng thời Đường có viết:
“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”
Dịch thơ:
“Trăng tà chiếc quạ kêu sương,
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn”
(Bản dịch Tản Đà)

Những giai thoại - điển tích Việt Nam

Châu Về Hợp Phố 

Thành ngữ "châu về Hợp Phố" thường được dùng hàm ý chỉ "những cái quý giá không mất được, sớm muộn cũng sẽ quay trở về với chủ nó". 

Thành ngữ "châu về Hợp Phố" được hình thành từ điển tích Trung Quốc. Về nguồn gốc của thành ngữ này, cụ Đào Duy Anh đã lý giải rất rõ trong "Từ điển truyện Kiều". Ở thành ngữ "châu về Hợp Phố", "châu" là từ vốn dùng để chỉ ngọc trai, về sau để chỉ ngọc nói chung, còn "Hợp Phố" vốn là tên của một quận xa xưa của Giao Châu. Đây là một nơi sản xuất châu nổi danh. 

Tương truyền, ở thời Hậu Hán có tên quan thái thú tham lam, bạo tàn, thường bắt dân lấy ngọc châu rất ngặt. Vì thế mà châu đã bỏ quận nhà để sang quận Giao Chỉ. Cho đến khi Mạnh Thường đến thay chức Thái Thú, ra những đạo luật mới, bỏ những tệ cũ, cho dân chúng tự do kiếm châu, sản xuất châu, thì châu từ quận Giao Chỉ trở về quận Hợp Phố quê nhà. Từ tích này, người ta mới dùng câu "châu về Hợp Phố" để chỉ vật quý trở lại chốn cũ, hay nhận lại những vật quý đã mất. 

Trong "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã vận dụng thành ngữ "châu về Hợp Phố" rất linh hoạt và tài tình: 

Thoa này bắt được hư không 
Biết đâu hợp phố mà mong châu về 

Nhìn chung ý nghĩa của thành ngữ "châu về Hợp Phố" được xử dụng trong tiếng Việt không có sự khác biệt so với nghĩa gốc của nó.

Truyện cười trong ngày

Con Đâu Muốn Chết

Sau biến cố 1975, anh chàng kia mất hết sản nghiệp và bà con thân thuộc. Vào chùa, anh thấy tượng Phật chắp tay, nghĩ rằng Phật muốn nói mình phải cầu nguyện. Anh đến nhà thờ đọc kinh, thấy tượng Chúa giang hai tay, anh nghĩ là Chúa cũng không biết làm gì hơn. Chán đời, anh lang thang đến bến Bạch Đằng, gặp tượng Trần Hưng Đạo chỉ tay xuống sông, thế là anh bèn nhẩy xuống sông tự vẫn. 

Gặp Diêm Vương hỏi anh ta: "Trông anh còn trẻ, đời còn dài mà sao đã vội chán sống sớm vậy?"

Anh đáp: "Thưa Ngài, con đâu đã muốn chết, tại ông Trần hưng Đạo bảo con đấy chứ ạ!" 

Trần Hưng Đạo đứng gần đó nghe được liền quát lớn: "Cái anh này rõ là ngu, ta chỉ tay xuống sông để anh biết mà tìm đường vượt biên, chứ ta đâu có bảo anh nhảy sông tự vận đâu!"

Tuesday, June 25, 2019

Suy Niệm Trong Ngày 25 tháng 6, 2019

Đọc và Suy Ngẫm - Giá trị vĩ đại của một tai nạn

Giá trị vĩ đại của một tai nạn

Tháng 12 năm 1914, phòng thí nghiệm của nhà bác học Thomas Edison bị thiêu rụi hoàn toàn trong một trận hỏa hoạn. Mặc dù con số thiệt hại vượt quá hai triệu đô la Mỹ nhưng công ty bảo hiểm chỉ bồi thường 238.000 đô la. Vì theo họ, toàn bộ tòa nhà được đúc bằng bê tông, một vật liệu được đánh giá là không bắt lửa. Ngọn lửa đêm hôm đó đã thiêu rụi nhiều công trình tâm huyết của cuộc đời Edison.
Khi đám cháy vẫn chưa được dập tắt, Charles, cậu con trai 24 tuổi của Edison, hốt hoảng lùng sục, tìm kiếm cha mình giữa đống đổ nát mịt mù khói. Cuối cùng, cậu cũng tìm thấy Edison, rất bình tĩnh, đang quan sát cảnh tượng xung quanh. Gương mặt ông đỏ bừng phản chiếu hình ảnh đám cháy, mái tóc bạc trắng bay phất phơ trong gió.
"Tôi nhìn cha mà tim đau nhói," Charles kể. "Cha tôi đã 67 tuổi, không còn trẻ nữa để bắt đầu lại khi mọi thứ đều đã cháy theo ngọn lửa. Khi trông thấy tôi, cha hét to: "Charles, mẹ con đâu?" Khi tôi bảo rằng tôi không biết, ông nói, "Đi tìm và đưa mẹ con đến đây ngay. Mẹ con sẽ không bao giờ có dịp chứng kiến cảnh này trong cuộc đời một lần nữa đâu."
Sáng hôm sau, Edison nhìn đống hoang tàn và bảo: "Tai nạn này đã mang đến cho ta một giá trị vĩ đại. Mọi lỗi lầm chúng ta gây ra đều bị xóa sổ hoàn toàn. Cảm ơn Thượng Đế. Giờ đây, chúng ta có thể bắt đầu lại."
Ba tuần sau đám cháy, Edison cho ra đời chiếc máy hát đĩa đầu tiên.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Một nốt của Zen

Kakua sau một lần thăm viếng vị hoàng đế, ông đã biến mất và không ai biết chuyện gì xảy ra cho ông ta. Ông là người Nhật đầu tiên học về thiền Zen tại Trung Hoa, nhưng ông không tỏ lộ là biết về thiền, trừ một nốt thiền, không ai nhớ đến ông là người đã đem thiền Zen vào xứ sở của ông.

Kakua đã đến thăm Trung Hoa và được học về sự chân thực. Ông không đi du lịch khi ông tại Trung Hoa. Ông luôn luôn hành thiền, và ông sinh sống tại một vùng núi xa xôi. Mỗi khi ai thấy ông và yêu cầu ông dậy thì ông chỉ nói vài lời và rồi ông lại đi sang nơi khác của ngọn núi, nơi mà khó có thể kiếm ra ông dễ dàng.

Vị hoàng đế nghe về Kakua khi ông trở lại Nhật Bản và yêu cầu ông giảng về thiền Zen cho hoàng đế và các quan trong triều.

Kakua đứng yên lặng trước mặt hoàng đế. Ông lấy một ống sáo từ trong áo của mình và thổi một nốt ngắn. Cúi đầu chào lễ phép, và ông biến đi.

Cổ Học Tinh Hoa

TIỄN MỘT LỜI NÓI

Đức Khổng Tử ở nước Lỗ vào kinh đô nhà Chu, hỏi lễ ông Lão Đam, hỏi nhạc ông Trành Hoằng, xem xét cả giao xã, minh đường cùng triều đình, tôn miếu.

Khi trở về, ông Lão Đam đưa chân có nói rằng:

- Ta nghe người giàu sang tiễn người thì dùng của cải, người nhân hậu tiễn người thì dùng lời nói. Ta tuy không được giàu sang nhưng mang tiếng là người nhân hậu, vậy xin tiễn người một lời nói vậy.
Này, phàm kẻ sĩ đời này, những người thông minh, sâu sắc, xét nét mà có khi thiệt mạng đều là kẻ hay chê bai, nghị luận tâm sự người ta cả; những người biện bác rộng rãi xa xôi mà có khi khổ thân đều là kẻ hay bới móc phơi bày tội lỗi người ta cả. 

Đức Khổng Tử nói: - Vâng, xin kính theo lời người dạy.

Khi Đức Khổng Tử về đến nước Lỗ, đạo của ngài mỗi ngày một tôn, học trò của ngài mỗi ngày một đông.

Gia Ngữ

GIẢI NGHĨA

Khổng Tử: người nước Lỗ về thời Xuân Thu, tên là Khâu tự là Trọng Ni, ông tổ nho học. 

Lỗ: tên một nước nhỏ, có tự đời nhà Chu sau phải nước Sở diệt mất, ở vào phủ Duyên Châu và Bĩ tức tỉnh Sơn Đông ngày nay.

Chu: tên chỗ kinh đô thiên tử nhà Chu đóng.

Lão Đam: tức là Lão Tử, họ Lý tên Nhi, người Xuân Thu có làm sách Đạo đức kinh, tổ đạo Lão. 

Trành Hoằng: người đời nhà Chu, làm chức đại phu, sau có tội bị giết.

Giao: nơi vua tế trời về ngày đông chí, cho nên tế giao tức là tế trời.

Xã: nơi vua tế đất về ngày hạ chí, cho nên tế xã gọi là tế đất.

Minh đường: nhà của nhà vua, đời cổ làm ra nhà ấy để bày tỏ công việc chính giáo, cùng làm những điền lễ lớn.

LỜI BÀN

Bài này làm ra có ý phơi bày cái học thuyết Khổng, Lão không giống nhau có nhiều điểm lại như phản đối hẳn. Đây là lời Lão Đam như có ý khuyên bảo Khổng Tử là người lúc bấy giờ hay đi chu du các nước định bày cái lẽ trái phải của vua các nước chư hầu, nếu cứ rằng nay đây mai đó như thế mãi thì có khi nguy đến tính mệnh. Câu cuối bài nói vì Lão Đam khuyên bảo như thế mà đạo của Khổng Tử được tôn hơn, học trò của Khổng Tử được đông hơn là vì Khổng Thị biết nghe lời Lão Thị, tự đó về chỉ chuyên có một mặt dạy học trò mà thôi.