Monday, February 5, 2018

Triết học Phật giáo và sự tu tập được kết hợp để chữa bịnh

Triết học Phật giáo và sự tu tập được kết hợp để chữa bịnh

by Dava Castillo


Nguyễn Văn Hoà Việt dịch

New York, Hoa Kỳ - Trong việc thực hành và nghiên cứu Phật giáo, không tính hai mặt hay hoàn toàn là một triết lý ràng buộc và quan trọng để đạt được giác ngộ. Tất cả chúng sinh đều bình đẳng trong việc mong c ầu hạnh phúc và không muốn đau đ ớn, do đó người ta nên bảo vệ kẻ khác giống như tự bảo vệ chính mình. Điều này được gọi là "sự trao đổi giữa mình và người khác", hoặc là sự tỉnh thức.

Joseph Loizzo, người sáng lập và là giám đốc của Viện Khoa học chiêm niệm Na Lan Đà, đã viết một cuốn sách gọi là Hạnh phúc Bền Vững, trong đó ông chia sẻ nhiều thập niên nghiên cứu và thực hành lâm sàng bằng cách sử dụng phân tâm học truyền thống, khoa học thần kinh và Phật giáo trong việc thực hành để đạt được sự toàn hảo.

Loizzo đã nói rằng: “vấn đề chính trong tình trạng nhân loại của chúng ta phải đối diện với sự thật là bản chất của chúng ta là hội nhập với đời sống hoang dã, và vì nền văn minh nên chúng ta sống trong điều kiện phản thiên nhiên,” Ông tin rằng đây là nguồn gốc chính gây ra căng thẳng cho hầu hết mọi người trong chúng ta. "Bản năng căng thẳng là thứ chuẩn bị cho chúng ta để chiến đấu hoặc bỏ chạy hoặc đôi khi bất động trong những tình huống nguy hiểm. Nhưng từ khi nền văn minh như bắt đầu thay thế toàn bộ cuộc sống của chúng ta, các phản ứng khi căng thẳng dần dần là một phần ít hữu dụng hơn trong cuộc sống của chúng ta" theo như một cuộc phỏng vấn với đài Tiếng nói Hoa Kỳ.

Kềm chế phản ứng bất thần trong tình trạng căng thẳng gây ra khó thở , đổ mồ hôi, và tức là báo cho biết cơ thể có thể bị nguy hiểm . 

"Và bởi vì thực sự những gì đang đe dọa chúng ta không phải là thú dữ , nhưng là một con người khác", ông nói, "mà chúng ta cần phải hợp tác và chúng ta cần phải thương lượng, căn bản là chúng ta khó có thể hòa hợp được ."

Triết thuyết và thực hành theo Phật giáo từ lâu đã được sử dụng để hòa giải những xung đột. Tiến sĩ Loizzo nói bằng cách kết hợp các kỹ thuật của Phật giáo với thực hành của y học qua việc sử dụng các kỹ thuật thiền định và điều hòa hơi thở, người ta có thể tập cho trí não kềm chế các phản ứng cơ thể để làm giảm căng thẳng có thể dẫn đến trầm cảm, cao máu , lo âu và đau tim.

"Ý tưởng là nếu bạn lưu tâm, bạn có thể để đánh giá mọi thứ rõ ràng hơn, và bạn có thể để kịp thời thấy ra những nhận thức sai lầm và những phản ứng quá mức khi chúng xảy ra và có thể tránh được và lựa chọn cách ứng phó khác [và] để xem việc gì xảy ra với bạn. Thiền định trở thành loại hệ thống thực dụng đơn giản có thể truyền dạy được để tăng cường các bộ phận của tâm thần và trí não của chúng ta mà chúng cần phải được khỏe mạnh và sảng khoái . "

Nên tập kể chuyện

Thổ dân Úc đã quen thuộc với cách thức kể chuyện từ nhiều thế kỷ. Người trẻ tuổi cũng đã từng kể một chuyện ngắn trong đó họ đặt ra câu chuyện của mình bằng cách “tưởng tượng.” Trong cách tập tành này họ dựa theo những đường lối , hoặc “những dòng nhạc”, mà ông cha họ đã theo, và lập lại , cho hợp thời, những hành động hào hùng của ông cha họ để nói lên đời sống riêng của họ đã bắt nguồn từ một truyền thống.

Kể chuyện riêng cũng là một trong những kỹ thuật, tiến sĩ Loizzo khuyến khích. "Đó là cách trí não của chúng ta làm việc. Trí não của chúng ta tạo ra những mẫu chuyện và những hình ảnh. Và do đó, một số các kỹ năng mà chúng tôi dạy có liên quan tới việc tập tành kể về chúng ta với nhiều câu chuyện đáng ca tụng để chúng ta được nể trọng và để giúp chúng ta tạo dựng một đời sống mà chúng ta thực sự muốn sống - không phải là đời sống mà chúng ta cố gắng để tồn tại, hoặc là sợ hãi phải chịu đựng suốt đời.” 

Phương pháp như vậy đã thay đổi cuộc sống cho nhiều bệnh nhân Loizzo.

Trầm cảm là một trở ngại vấn đề lớn đối với tôi ", một bệnh nhân nói. "Và qua việc hỗ trợ của TS Loizzo cùng với sự hợp tác của chúng tôi, tôi đã có thể giao thiệp với người khác và phát triển được một nhóm người hỗ trợ tôi trong những mối quan hệ có ý nghĩa hơn, và những việc tương tự như vậy. Đó là một cuộc cách mạng trong cuộc sống của tôi, cách thức mà tôi suy nghĩ về bản thân mình và suy nghĩ về thế giới. Tôi cảm thấy tôi vẫn còn một chặng đường dài để đi, nhưng tôi đã qua được một chặng đường dài. " 

Kỹ thuật về chánh niệm cũng có hiệu quả trong các lãnh vực khác. Ví dụ, bệnh nhân bị ung thư mà bệnh đang thuyên giảm thường được ghi nhận có các triệu chứng khủng hoảng tinh thần (PTSD) kéo dài lâu ngày sau khi ngưng điều trị. Y học phương Tây không để tâm lắm đến việc làm giảm bớt nỗi sợ hãi và lo lắng triền miên này.

Đối với một nghiên cứu thí điểm, Loizzo dạy 60 phụ nữ trong một khóa học 20 tuần, bao gồm hướng dẫn về thiền định và thảo luận từng nhóm. Sau đó, hầu hết mọi người báo cáo rằng họ cảm thấy bớt lo lắng và hy vọng nhiều về cuộc sống của họ. "Ngoài việc chữa chạy và trị bệnh, một điều quan trọng nữa mà chúng ta phải làm là cải thiện giá trị cuộc sống của con người."

Kết hợp tâm lý trị liệu phương Tây với triết lý Đông Phương là cơ sở cho cuốn sách của Tiến sĩ Loizzo và chỉ đạo thực hành của ông ta.

Giống như các thổ dân Úc, đã hát các bài hát mà họ sáng tác khi lên đường, để họ có thể vượt các chặng đường dài xuyên qua các bải sa mạc của lục địa Úc, những bệnh nhân của Loizzo cũng học cách di hành hay cách “lên đường” cho chính cuộc sống của họ thông qua thiền định và qua việc sáng tác những câu chuyện hào hùng để nâng cao chí phấn đấu trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong những cơn khủng hoảng.

No comments:

Post a Comment