Tuesday, June 9, 2015

Nghệ Thuật Phật Giáo và Con Đường Mậu Dịch (tiếp theo)

Nghệ Thuật Phật Giáo và Con Đường Mậu Dịch (tiếp theo)

Nguồn tiếng Anh: Asia Society

Nguyễn văn Hòa dich thuật

Nghệ Thuật Phật Giáo Tại Dãy Núi Hi Mã Lạp Sơn

Ngay cả với núi non hiểm trở bao quanh, nhưng vùng Hy Mã Lạp Sơn vẫn không hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài. Xuyên qua các đèo cao và các lối mòn nhỏ hẹp, dốc sâu đã có nhiều nền văn hóa thâm nhập; và những tuyến đường thương mại được thiết lập từ thời tiền sử đã chuyển vận những sản phẩm của Tây Tạng như xạ hương, lông cừu, đuôi bò, và muối hột đến bán ở phương nam cho Ấn Độ; và buôn về phương bắc vòng vàng, gia vị, dầu thơm, và tơ lụa vải vóc. Sau đó, các tông phái Phật Giáo căn bản, Phật Giáo Đại Thừa, và Phật Giáo Kim Cương Thừa cũng truyền bá dọc theo những tuyến đường này; và các Phật Học Viện xây cất gần các tuyến đường cũng đã cung cấp thực phẩm và nơi tạm trú cho những khách qua đường ngoài việc cứu rổi tinh thần; đổi lại, những khách thập phương này cúng dường, đóng góp dồi dào cho ngân quỷ của các tu viện. Những khách hành hương, tăng lữ, và các nhà truyền giáo thông thường phải di chuyển chung với các đoàn thương buôn để được an toàn; mặc dù tại nhiều nơi họ có thể dùng các tuyến đường tuy ngắn hơn nhưng nhiều nguy hiểm hơn vì rất khó vượt qua đối với những gia súc phải gồng gánh chất chở đầy hàng hóa. Những Phật tử hành hương thường mang theo những trang thờ nhỏ có thể xách tay và những món hàng hoặc mang từ nhà hoặc mua trên đường đi những sản phẫm như tranh ảnh, đồ đồng, câu đối, và các bảng hàng mã. Những sản phẩm tinh thần này của các thương nhân thành tâm, của khách hành hương, và của tăng chúng đã góp phần vào việc phổ biến nghệ thuật Phật Giáo từ phong cách cho đến hình tượng; cũng như sự góp phần của các nhà nghệ thuật đã thường xuyên tới lui dọc theo tuyến đường thương mại để thăm viếng các tu viện hoặc các thành phố xa xăm.

Nepal




Mặc dù là một nơi tương đối khó có thể đến được, nhưng từ lâu Nepal đã là một trung tâm thương mại được biết đến. Vào thế kỷ thứ năm hoặc thứ sáu trước công nguyên, thương nhân Ấn Độ vẫn thường xuyên đi đến thung lũng Kathmandu; đó là một thung lũng nằm trên một trong những con đường chính nối liền Ấn Độ với Tây Tạng và với những tuyến đường thương mại đông tây. Trạm cuối ở phía nam con đường này nối với hai trong số những đường thương mại huyết mạch của Ấn Độ, đường Uttarapatha nối liền Ấn Độ với vùng Cận Đông, và đường Dakshinapatha dẫn về phía nam. Nepal đã trở thành cửa ngỏ của Trung Hoa và các thành phố trung Á dẫn đến những đại thiền tự của Ấn Độ. Các tăng lữ du hành trên tuyến đường giữa Ấn Độ và Trung Hoa vẫn thường đi ngang qua Lhasa, thủ đô của Tây Tạng. Khi có an ninh (thường thì ít khi có an-ninh) tuyến đường xuyên qua Tây tạng và thung lũng Kathmandu là con đường nam bắc được cả thương buôn lẫn khách hành hương ưa thích vì con đường này ngắn hơn những tuyến đường an toàn (kể cả đường bộ lẫn đường biển) nối liền những thành phố và chùa chiền miền đông bắc Ấn Độ (thánh địa của Phật Giáo) với các trung tâm thị tứ của Trung Hoa.
Vị thế địa dư của thung lũng Kathmandu ở Nepal có thể là một yếu tố quyết định cho nền kinh tế và, tối hậu hơn nữa, là một yếu tố quyết định cho sự phát triển văn hoá của Nepal. Vào mùa đông, tuyết phủ kín những lối đi trên miền núi dẫn đến Tây tạng ở phía bắc; và vào mùa hè, bịnh sốt rét đã làm những đòan thương buôn chùn chân, không dám dùng những lối mòn trong rừng rậm phía nam Nepal. Do đó thương nhân tùy theo nhu cầu mà vượt qua chặng đường này hoặc chặng đường kia, và rồi họ tạm ngừng lại tại Kathmandu chờ đến mùa đông hoặc mùa hè kế tiếp để có thời tiết thuận lợi hơn trước khi tiếp tục cuộc hành trình. . Trong trạng huống này, Kathmandu đã nghiểm nhiên trở thành một địa điểm trao đổi văn hóa thật sống động. Tương tự như những thành phố dọc theo con đường tơ lụa miền tây Trung Hoa, những nhà lãnh đạo Nepal đã cũng cố nền kinh tế của họ bằng cách đánh thuế những dịch vụ trao đổi, buôn bán diễn ra trong lãnh thổ của họ; điều này giúp cho họ có một tài sản dồi dào để theo đuổi các công trình tôn giáo và dân sự. Thung lũng Kathmandu đã trở thành một trung tâm nghệ thuật phong phú được cả dân địa phương lẫn khách nước ngoài chiếu cố, nhất là những khách từ Tây tạng, nơi mà đường nét nghệ thuật của Nepal đặc biệt nổi tiếng.
Mặc dù không có cho ghi ngày tháng chính xác, nó có thể được giả định rằng Phật giáo đã được giới thiệu đến Nepal vào thuở rất xưa, ít nhất trong vòng một vài thế kỷ kể từ khi Đức Phật viên tịch, vào khoảng năm 483 TCN. Nền nghệ thuật Phật giáo tại Nepal cho biết rằng có tất cả ba tông phái Phật giáo đã được tu tập trong nước, mặc dù Kim Cương thừa Phật giáo, là tông phái được dễ dàng đồng hóa và có xen lẫn ảnh hưởng Ấn Độ Giáo và tiếp tục phát triển thịnh vượng cho tới ngày hôm nay (Ấn Độ giáo ngày hôm nay được thực hành bởi người Nepal nhiều hơn Phật giáo). Phần lớn những người tu tập Phật giáo Kim Cương tại Nepal là người Newars, một dân tộc đa số là Phật giáo mà cũng chịu trách nhiệm sản xuất phần lớn các nghệ thuật ở Nepal.
Hai hình ảnh của Đức Quán Thế Âm, Bồ Tát của Từ Bi (Figs. 1, và 2) được sản xuất tại Thung lũng Kathmandu bằng kim loại nổi tiếng do những nghệ nhân của Newari làm Ảnh hưởng văn hóa đưa vào các tuyến đường thương mại trên giải thích tại sao những tác phẩm điêu khắc làm theo cùng một nguyên tắc cơ bản mô tả bằng tranh hay bằng hình tượng định mức nghệ thuật chiếm ưu thế ở Ấn Độ và phản ánh tác động phong cách Ấn Độ của thời kỳ Gupta (ca. 4 - 6 thế kỷ) (Figs. 1 & 3 ) và thời gian Pala (ca. 8 - thế kỷ 12) (Figs. 2 & 4). Tuy nhiên, Bồ tát đứng với khuôn mặt và hình dáng giống như người Nepal, tượng bằng đồng đỏ.

Tây Tạng



Mặc dù Phật Giáo đã được truyền bá đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ bảy, nhưng cho đến thế kỷ thứ mười thì tăng lữ, kinh điển, và các tôn tượng mới được ồ ạt chuyển đến. Làn sóng này tràn tới từ miền đông bắc Ấn Độ, dưới triều đại Pala, nơi mà Phật Giáo Đại Thừa và Kim Cương Thừa đang được thịnh hành; đó là hai tông phái Phật Giáo đã được phổ biến ở Tây Tạng. Mối liên hệ mật thiết giữa triều đại Pala Ấn Độ với Tây Tạng được dẫn chứng bằng một bản văn Phật Giáo quan trọng (Fig. 5) đã được khắc bằng cả tiếng Phạn lẫn tiếng Tây Tạng, dấu vết lịch sử của bản thảo cho thấy được tạo ra tại tu viện Na Lan Đà nổi tiếng ở miền đông Ấn Độ, vào khoảng năm 1073 , thông qua việc sử dụng bởi một số học giả Tây Tạng nổi tiếng trong 300 năm kế tiếp.  Bản minh họabằng tay như vậy đã đưa cả Phật Giáo lẫn nghệ thuật Phật Giáo từ Ấn Độ vào Tây Tạng. Dòng lưu chuyển ảnh hưởng của Ấn Độ này kéo dài từ cuối thế kỷ thứ mười hai cho đến thế kỷ thứ mười ba,cho đến khi Phật Giáo bị tiêu diệt ở Ấn Độ, do cuộc xâm lăng của Hồi giáo, và nhiều nhà sư Phật giáo đã trốn sang các nước láng giềng như Nepal và Tây Tạng.
Đến thế kỷ thứ mười bốn, Các nghệ sĩ TâyTạng đã hòa hợp những đường nét nghệ thuật riêng biệt của Ấn Độ, Nepal, Trung Hoa, và của bản xứ để tạo thành một phong cách độc đáo(Fig. 6); tuy nhiên, đến thế kỷ thứ mười một và thế kỷ thứ mười hai các nghệ sĩ Tây Tạng đã thường cố gắng tái lập những đường nét, kiểu cách chính xác của Ấn Độ, việc này đôi khi tạo nên khó khăn, ngay cả đối với những chuyên gia, trong việc phân biệt giữa nghệ thuật Ấn Độ thời Pala và nghệ thuật Tây Tạng buổi sơ khai (Fig. 7). Tuy nhiên, Tây Tạng cũng hướng về phía Tây là Kashmir, nơi được mệnh danh là một trung tâm Phật học uy tín Chẳng hạn như chính Kashmir là nơi mà một quốc vương Tây Tạng vào thế kỷ thứ bảy đã gởi một số sứ giả đến để nghiên cứu một loại văn bản dùng để phát huy ngôn ngữ Tây tạng. Vào năm 988, một vị vua của miền tây Tây Tạng, vua Teshe O, ra lệnh cho hoàng gia hổ trợ việc thành lập những lớp huấn nghiệp địa phương để sản xuất tôn tượng cho các chùa chiền; những lớp huấn nghiệp này phần lớn là xử dụng các nghệ sĩ từ Kashmir. Vào thế kỷ thứ mười và thứ thế kỷ thứ mười một, những mối tương quan của miền tây Tây Tạng và Kashmir mật thiết đến nổi gần đây một tôn tượng bồ tát của miền tây Tây Tạng (Fig. 8) bị ngộ nhận là đã được sản xuất tại Kashmir.

Kashmir



Thung lũng Kashmir, với cao độ 6.000 feet trên mực nước biển, nằm ở chân đồi của dãy Himalaya về phía bắc của Ấn Độ ngày nay, là một trung tâm Phật giáo quan trọng; vào thế kỷ thứ hai CE nghệ thuật Phật giáo và kiến trúc phát triển mạnh dưới sự cầm quyền của vị vua trong thế kỷ thứ tám là Lalitaditya và các vị vua kế nhiệm. Màu vàng nhạt ấm áp của một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni(Fig. 9)là hình ảnh điển hình của nghệ thuật bằng đồng của Kashmir và nhất là hợp kim đặc biệt của họ về kẽm và đồng. Ngoài ra đặc trưng của các tác phẩm điêu khắc kim loại Kashmir này của Đức Phật với lông mày cong, và đôi mắt màu bạc khảm và môi đỏ đồng, là ảnh hưởng điêu khắc của Tây Tạng ( có thể xem tấm hình số. 8) .

No comments:

Post a Comment