Monday, June 8, 2015

Nghệ Thuật Phật Giáo và Con Đường Mậu Dịch (tiếp theo)

Nghệ Thuật Phật Giáo và Con Đường Mậu Dịch (tiếp theo)

Nguồn tiếng Anh: Asia Society

Nguyễn văn Hòa dich thuật

Nghệ Thuật Phật Giáo Trung Hoa và Mông Cổ
Sự truyền bá Phật Giáo từ Ấn Độ qua Trung Hoa song song với việc giao thương giữa hai nền văn hóa. Phần lớn những thương vụ trên đất liền diễn ra dọc theo những tuyến đường chằng chịt chạy theo, tùy từng giai đọan, hoặc là từ Tây An hay Lạc Dương ở giữa Trung Hoa, cho đến đường phía bắc hoặc phía nam vòng quanh sa mạc nổi tiếng Taklamakan, rồi đến những con đường hướng về phía nam từ Kashgar và một số những thành phố ốc đảo giữa Á Châu dẫn đến Ấn Độ qua ngả Pakistan, Kashmir, và Nepal. Mặc dù có nhiều văn kiện lịch sử chứng minh sự qua lại trên đất liền nhiều hơn sự buôn bán bằng đường biển, nhưng các nhà khảo cổ Trung Hoa cũng đã phát hiện ra tại Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) một bến cảng đã từng hoạt động trong các triều đại đế quốc nhà Tần và nhà Hán (vào khoảng thế kỹ thứ ba cho đến thế kỷ thứ nhất trước tây lich) khi những con thuyền viễn dương được kiến trúc.
Phật giáo đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ nhất Tây Lịch, và sau đó liên tiếp rất nhiều nhà truyền giáo Phật giáo, các kinh điển, và tôn tượng được đưa qua Trung Quốc từ Ấn Độ qua đường bộ và các tuyến đường thương mại hàng hảiLúc ban đầu, nghi thức Phật giáo thường được đưa vào các nghi thức tế lễ của các tôn giáo hiện hữu, trước khi những người sùng tín đổi đạo để trở thành Phật tử theo đúng tinh thần Phật giáo, nhưng cuối cùng đã được tiếp thâu trong tất cả các tầng lớp của xã hội Trung Quốc.
Hai vị Bồ tát trên thiên đường, bức hình số (Fig. 1) với dáng trầm ngâm suy nghĩ mang một ý nghĩa biểu tượng trong nghệ thuật điêu khắc ngày xưa ở vùng Gandhara và Mathura của Ấn Độ. Nhiều hình ảnh tương tự khắc trên các bia đá với cùng chủ đề này cũng đã được sản xuất tại Trung Hoa vào giữa thế kỹ thứ sáu. Mặc dù người ta nghĩ rằng chư vị bồ tát ngồi trên thiên đường, nhưng ý nghĩa thực sự của hình ảnh này không được các học giả hiểu biết trọn vẹn. Một chứng tích khác của Trung Hoa vào cuối thế kỹ thứ sáu tìm thấy trong bộ sưu tập của hiệp hội Á Châu(Fig. 2) là một bình phong khắc trên đá vôi rộng gần 6 feet, rất có thể vật này lấy ra từ một cổng chùa. Vật này miêu tả một cảnh thiên đường, một đề tài rất được hâm mộ suốt trong thế kỹ thứ sáu, khi tình hình chính trị và kinh tế của Trung Hoa không được ổn định. Thiên đường, còn dược gọi là vùng đất tinh khiết, là những chặng nghỉ chân trên con đường dài đi đến giác ngộ. Thiên đường ban bố cho người được cứu rổi một lối thoát để thoát ra khỏi sự hổn độn của cuộc sống. Thiên đường là những cõi trời là nơi mà những kẻ tín tâm có thể tu hành để tích lũy đầy đủ kiếp sống với đầy đủ công đức để đạt đến giác ngộ trong những lần hóa thân trần thế sau này.
Đời nhà Đường (618-906 CE) cai trị một đế chế rộng lớn trải dài từ Thái Bình Dương tới biển Caspian. Thương mại đã được bảo vệ và tăng gia tột cùng, và kết quả là, thủ đô Trung Quốc Tây An, ở cuối phía đông của Con Đường Tơ Lụa, phát triển phồn thịnh và trở thành một trung tâm về văn chương, âm nhạc, và nghệ thuật. Nghệ thuật Phật giáo phát huy trong nhà Đường thường được nói đến như là một phong cách quốc tế vì có sự hợp nhất giữa các đặc chất của Trung Quốc, trung Á, và Ấn Độ và có sự chuyển giao của phong thái này đến Hàn Quốc và Nhật Bản. Hình ảnh của vị Bồ tát dưới đời nhà Đường có hào quang diệu hiền tỏa ra quanh đầu (Fig. 3) đôi mắt nhìn xuống, trong dáng điệu tham thiền, cũng như một tư thái tinh vi mang đặc tính quốc tế của triều đại nhà Đường. Kiểu tóc trên đầu thì công phu trau chuốc và một vòng hào quang ở phía trước được kết cấu trang nhã là đầu một vị Bồ Tát, nhưng đặc tính chính xác của vòng hào quang không thể được giải thích qua các biểu hiện vẽ trên nó .
Phật giáo lần đầu tiên được truyền bá ở Mông Cổ vào giữa thế kỷ thứ mười ba nhờ vua Khubilai Khan, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, và nhờ vào các tầng lớp quí tộc khác. Khubilai, vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Nguyên ở Trung Quốc (1279 - 1368), là người chủ xướng và hỗ trợ vị lãnh đạo giáo phái Sakya của Phật giáo Tây Tạng, Phagspa (1235-1280). Tuy nhiên, Phật giáo đã hồi sinh khi hầu hết dân chúng Mông Cổ chuyển đổi sang Phật Giáo Tây Tạng từ thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ thứ 18.Sự phục hưng này được bắt đầu bởi Altan Khan,người đã mời vị giảng sư nổi tiếng của phái Geluk (phái mão vàng) của Phật giáo Tây Tạng, Sonam Gyatso (1543 - 1588), đến Mông CổSonam Gyatso dạy và chuyển Altan Khan tới trường của Phật giáo Tây Tạng Kim CươngĐể cảm tạ, Khan đã ban cho vị giảng sư Tây Tạng của ông danh xưng là "Dalai Lama."  Tôn tượng Cứu Độ Mẫu (Fig. 4)là một tượng bằng đồng của Mông Cổ từ thời kỳ cận đại của Phật giáo Mông Cổ. Tác phẩm điêu khắc này giống như hầu hết các nghệ thuật Phật giáo được sản xuất tại Mông Cổ trong thế kỷ mười sáu đến mười tám, ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật Tây Tạng của cùng thời kỳ.

(Ngày mai Nghệ Thuật Phật Giáo của Himalayas)

No comments:

Post a Comment