Tuesday, June 12, 2018

Cuộc sống --Học cách sống an lạc từ nguyên tắc sống của một nhà sư Nhật Bản

Học cách sống an lạc từ nguyên tắc sống của một nhà sư Nhật Bản
Sư  Miyamoto Musashi

Nếu bạn không thể quên đi những ý niệm truy cầu của mình, bạn nên học cách trở nên hài lòng và biết ơn vì những gì mình đang có, đó chính là chìa khoá dẫn đến sự an lạc từ nội tâm.
Sau nhiều năm cố gắng, tôi đã thực sự tìm được sự bình yên mà mình mong muốn

Trước đó giấc mơ của tôi là:

       Hạnh phúc
       Không suy nghĩ quá nhiều
       Không âu lo
       Thể trạng ổn định
       Sống thanh thản mà không phải bận tâm về quá khứ hay tương lai.
Trong suốt thời gian đó, tôi đã sống trong sự âu lo, mất ngủ và mọi biện pháp đều tỏ ra vô dụng đối với những gì đang diễn ra trong tâm trí tôi. Thật không hề dễ chịu.

Một trong những lý do khiến tôi chưa bao giờ thật sự bình yên là bởi một vấn đề cứ lặp đi lặp lại: tôi không thể học được cách biết “chấp nhận”.
Bởi vì né tránh và phản kháng lại những gì đang diễn ra bên trong nội tâm cũng chỉ càng làm cho mọi thứ trở nên tệ hơn.

Nhưng để chấp nhận cũng không hề dễ dàng. Trên thực tế chúng ta rất khó chấp nhận một sự việc nào đó nếu nó không làm ta hoàn toàn thoải mái.

Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi đọc được những nguyên tắc sống của nhà sư Phật giáo người Nhật Bản Miyamoto Musashi, chúng đã giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của tôi.
Từng là một kiếm khách vĩ đại bậc nhất nước Nhật, những nguyên tắc sống này đã được nhà sư viết ra 2 tuần trước khi ông qua đời.

Hầu như mỗi nguyên lý đều dạy cho bạn cách làm thế nào để chấp nhận, tách bạn khỏi những áp lực từ bên ngoài mà bạn không thể làm chủ và trở nên thoải mái với chính con người của bạn.

Tôi nhận thấy được sự mạnh mẽ trong những quy luật này bởi vì nó là cách giúp tôi rèn luyện tính chấp nhận, tôi liên tục suy nghĩ về việc tu dưỡng thái độ và hành vi của mình. Hai thứ mà chúng ta thật sự có thể kiểm soát được.

Cần nhiều thời gian để có thể nhớ hết các quy tắc này nhưng nó thật sự xứng đáng?
1) Chấp nhận mọi thứ theo cách của nó

“Chấp nhận” có lẽ là trạng thái tinh thần quan trọng nhất để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.

Trạng thái này không hề có mục tiêu cụ thể, đây đơn giản là một quá trình rèn luyện nội tâm, bạn sẽ trở nên khoan dung với tất cả những gì mà cuộc sống đưa đến cho chúng ta.

Vì sao nó lại có tác dụng mạnh mẽ?

Thay vì tìm cách chống lại những cảm xúc tiêu cực như âu lo hay căng thẳng, bạn nên biết cách chấp nhận chúng. Đừng đau khổ, và bạn cũng không tự tạo thêm nhiều áp lực khác cho chính mình.

Biết chấp nhận, bạn sẽ trải một con đường đúng đắn để biến những cảm xúc tiêu cực của mình dần yếu đi. Bạn không cần đấu tranh với nó, nó vẫn sẽ tự yếu đi.

Nhưng cần nói rõ là việc bạn chấp nhận không không phải là không quan tâm hay thờ ơ. Nó không phải là sự đầu hàng hay không muốn cố gắng. Nói đơn giản chấp nhận là chấp nhận những vấn đề không có khả năng điều chỉnh được nữa.

Sự việc như vậy tức là như vậy, chuyện gì cần xảy ra sẽ xảy ra. Chấp nhận là một mặt của lòng kiên nhẫn, là để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên.
2) Đừng mãi chạy theo sở thích

Là con người, chúng ta sẽ cảm thấy bất hạnh mỗi khi không đạt được điều gì đó hoặc quyết định nào đó mà ta mong muốn.

Khi cứ mãi tìm kiếm niềm vui từ những gì mình thích, ta sẽ đặt chính bản thân mình vào vòng xoáy vô tận của những đam mê, tất nhiên nó sẽ làm cho bạn thỏa mãn nhất thời khi đạt được.

Nhưng những cảm giác này không tồn tại mãi. Và trước khi bạn kịp nhận ra điều đó thì bạn sẽ lại cảm thấy ham muốn một thứ khác nữa.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn không thể vui chơi và tận hưởng cảm giác thoải mái với những sở thích của mình. Bạn chỉ không nên liên tục chạy theo những thú vui. Thay vào đó hãy nhìn vào những gì chúng ta hiện đang có, đôi khi nó sẽ mang lại cho bạn những cảm xúc vui vẻ thực sự .

3) Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng không nên phụ thuộc vào cảm xúc
Giống như trên đã nói cảm xúc không tồn tại mãi mãi. Cảm tính là nhất thời. Bạn không thể lúc nào cũng hạnh phúc, nhưng nếu luôn truy cầu, nó sẽ làm bạn trở nên bất hạnh.

4) Xem nhẹ cái tôi và sâu sắc với thế giới

Khi bạn nghĩ về chính mình quá nhiều, bạn sẽ khuếch đại cái tôi cùng sự bất an của bản thân mình.

Người hạnh phúc là những người hay giúp đỡ người khác. Có một câu ngạn ngữ Trung Hoa nói rằng:

“Nếu muốn hạnh phúc trong một giờ, hãy đi ngủ một giấc. Nếu muốn hạnh phúc một ngày, hãy đi câu cá. Nếu muốn hạnh phúc cả năm, hãy kế thừa một gia sản. Còn nếu muốn hạnh phúc cả cuộc đời, thì hãy giúp đỡ nhiều người”.

Nói cách khác: cần khiêm tốn, đừng quá đặt nặng cái tôi của bản thân và tập trung vào việc giúp đỡ người khác.

5) Giải thoát bản thân khỏi những dục vọng

Đức Phật giảng rằng dục vọng sẽ dẫn đến khổ đau. Tại sao? Bởi vì khi bạn ham muốn, bạn sẽ không muốn thoả mãn với những gì mình đang có. Và khi bạn đã có những gì mình muốn, nó sẽ dẫn bạn đến một dục vọng khác, liên tục lặp lại trong vòng xoay bất tận của dục vọng.

Nếu bạn không thể quên đi những ý niệm truy cầu của mình, bạn nên học cách trở nên hài lòng và biết ơn vì những gì mình đang có, đó chính là chìa khoá dẫn đến sự an lạc từ nội tâm.

6) Đừng hối tiếc về những gì đã làm
Hối tiếc phải chăng là một cảm xúc vô nghĩa? Bạn không thể đổi thay những gì đã xảy ra. Bạn có thể học hỏi từ những gì đã diễn ra, nhưng nó không liên quan đến sự hối tiếc.

Tôi biết rằng đôi khi chúng ta không thể không hối tiếc mọi thứ trong cuộc sống, nhưng điều quan trọng là đừng mãi giữ cảm xúc đó. Thật vô ích khi làm như vậy.

7) Đừng bao giờ đố kỵ

Đó cũng là một cảm xúc vô dụng. Nó đồng nghĩa với việc không tự tin vào chính mình nên mới ganh tị với người khác.

Thay vì vậy, hãy nhìn vào trong và biết ơn về những gì bạn đang có. Bạn có giá trị của riêng mình và còn may mắn hơn rất nhiều người khác.

8)  Đừng buồn bã vì chia ly

Thật thất vọng khi phải chia ly với một ai đó mà bạn muốn tiếp tục gắn bó. Nhưng việc bạn cứ buồn phiền sẽ không thể giúp ích được gì cho cả hai.

Đôi khi bạn chỉ cần cứng rắn và trân quý những gì bạn đang có chứ không phải những người đã đi qua cuộc đời bạn.

9)  Hãy tôn kính mà không cầu sự giúp đỡ của Thần Phật

Hãy có trách nhiệm với bản thân. Đừng mong cầu vận may hay sự giúp đỡ của Thần Phật. Mọi việc trên đời đều được an bài theo đức và nghiệp của mỗi người. Hãy nỗ lực hết sức để giải quyết mọi việc trong khả năng của bạn. Chỉ cần làm điều đúng đắn thì mọi việc sẽ ổn thôi.

10) Oán giận hay phàn nàn đều không tốt với bản thân và những người xung quanh.

Cần khẳng định rằng, phàn nàn không hề giúp bạn đạt được bất kỳ điều gì. Nó chỉ làm tăng yếu tố tiêu cực trong bạn.

Và cũng đừng để sự phàn nàn của người khác làm ảnh hưởng đến bạn. Bạn không thể kiểm soát được hành vi của người khác, nhưng bạn có thể tự chủ được cách tiếp nhận của bản thân mình.

Trung Hiếu (dịch)
Nguồn: Internet

No comments:

Post a Comment