Tuesday, March 13, 2018

Bài sưu tầm - Âm thanh của một bàn tay

Công Án: Âm thanh của một bàn tay
J Saldron, Buddhist News, Feb 21 2012 
Nguyễn Văn Hòa Việt dịch 







Âm thanh của một bàn tay là một công án đã được sử dụng bởi Thiền sư với các môn đệ của họ. Ở đây, hai câu chuyện về các tình huống mà trong đó một vị Thiền Sư đã đưa cho đệ tử của ngài.

Công án, gây ra sự gián đoạn trong những giai đoạn cần có sự liên tục. Để cho các thiền sinh tập trung vào công án của mình, Thiền Sư sử dụng nó như là một cách để làm tỉnh thức tâm trí của mình. Ở trong hình thức thuần khiết do người Thiền Sư truyền đến các môn đệ, công án không là điều bí ẩn cũng không phải một trò đùa: nó là một giai thoại ngắn, một giai thoại ngắn gọn tạo cho tâm thần được lắng đọng.

Thiền Sư Mokurai nói rằng vị đệ tử Silent Thunder là vị đệ tử trẻ 12 tuổi tên là Toyo. Bởi vì sự tích cực tham gia trong các lớp học, và bởi vì vẫn còn là một đứa trẻ, cậu bé Toyo luôn luôn lắng nghe với lòng thành kính.

Luật lệ trong các chùa là, có những buổi trình pháp riêng từng môn đệ. Toyo thấy các môn đệ cũ vào phương trượng của Thiền Sư Mokurai để nhận được từ ông lời giảng dạy thân mật hơn. Toyo không tỏ ra ghen ghét, nhưng cậu cũng muốn nhận được sự yêu thương.

Mỗi lần cậu bé hỏi, cậu đều nhận được lời từ chối từ Thiền Sư Mokurai:

- Con còn quá trẻ Toyo, hãy kiên nhẫn.

Nhưng một ngày nọ, Thiền Sư Mokurai cuối cùng đã đồng ý để cậu bé vào yết kiến mặt đối mặt với Ngài.

Trái tim của cậu bé Toyo đập thình thịch khi cậu bước vào phương trượng mờ tối của Thiền Sư Mokurai. Cậu bé đánh một tiếng kiểng để báo hiệu rằng cậu đã vào và sau đó đứng lại tại ngưỡng cửa, cậu cúi đầu ba lần để thể hiện sự tôn trọng sâu sắc của cậu.

Sau đó cậu lặng lẽ và nhẹ nhàng bước tới , Toyo ngồi xuống ở phía trước mặt Thiền Sư Mokurai.

Toyo đã lắng nghe với toàn tâm toàn ý khi Thiền Sư nói:

- Con đã biết âm thanh khi hai bàn tay của con vỗ vào nhau: Bây giờ, con hãy cho ta biết về âm thanh của một bàn tay là gì?

Toyo im lặng, cậu quỳ xuống đảnh lễ Thiền Sư Mokurai và trở về phòng của mình.

Câu chuyện nói rằng tiếng nhạc của người kỹ nữ Geisha đã vọng vào căn phòng.

Và rồi, cậu nghĩ rằng cậu đã hiểu.

Tối ngày hôm sau, cậu xin được trình pháp với Thiền Sư Mokurai:

- Con đã tìm thấy.

Và cậu đã chơi đàn shamisen (đàn tỳ bà) để chơi nhạc giống như nhạc mà cậu đã nghe. Thiền Sư Mokurai mỉm cười:

- Con không đạt tới điều ta yêu cầu, âm nhạc của con thì tuyệt vời, nhưng nó không phải là âm thanh của một bàn tay.

Sau đó, cậu bé Toyo trở về phòng của mình.

Thời gian này, để âm thanh tiếng nhạc của kỹ nữ Geisha không làm xáo trộn tâm trí của cậu, cậu đã tu tậptrong phòng của mình nơi mà tiếng hát không xen vào thiền định của mình và cậu ngồi xuống để thiền định.

- Điều gì cũng có thể là âm thanh được phát ra từ chỉ một bàn tay?

Công án luôn luôn trong đầu cậu và cậu đã không nghe tiếng mưa rơi đập vào mái nhà của căn phòng của mình. Cậu suy nghĩ nhiều, và đột nhiên âm thanh của tiếng mưa đã vang vào phòng của mình, vào đầu của mình:

- Tôi tìm thấy!

Và sung sướng, cậu đã đến và diễn tả âm thanh của tiếng mưa rơi với Thiền Sư Mokurai.

- Nó là gì?

- Đây là những âm thanh của những giọt mưa rơi xuống từng giọt từng giọt.

- Con không đạt tới điều của công án.

Không nản lòng, cậu bé Toyo trở lại tập trung thiền định của mình ... nhưng không thành công, cậu đã bắt chước các âm thanh của gió, của chim và thậm chí cả hót líu lo của dế. Và mỗi lần Thiền Sư Mokurai đều kêu cậu trở lại thiền định của mình, và cậu đã dành hơn một năm cho đến khi không còn câu trả lời nào nữa - và cậu đã tìm thấy âm thanh mà không có âm thanh.

Thiền Sư Takeda Mokurai 1854-1930 đã trở thành một nhà sư ở tuổi 10 tuổi. Ngài học với nhiều bậc thầy Thiền trước khi gặp Thiền Sư yuzen Gentatsu (1842-1918) người đã dạy cho ông ta và đã chứng giác ngộ Zen của mình bảy năm sau đó. Ngài cũng được dạy nghệ thuật thư pháp và Sumi-e.

Takeda Mokurai cư trú tại chùa Kennin-ji, Kyoto mà Ngài làm trụ trì từ năm 1892 cho gần ba mươi năm. Takeda Mokurai, như là bậc thầy của ông Gentatsu yuzen cũng là một nghệ sĩ và là thi sĩ tuyệt vời, ông nói:

"Bầu trời thì cao, tất cả các yếu tố theo thứ tự.

Các đại dương rộng lớn, nơi đến cuối cùng cho tất cả các con sông.

Thế giới của Phật tánh trong sự hài hòa hoàn hảo.

Vậy tại sao chúng ta phải vướng bận? "

Câu chuyện thứ hai nói về Mamiya Eishu 1871-1945. Khi chín tuổi Ngài đã trở thành nhà sư tại chùa Ryutakuji dưới sự dạy dỗ của Thiền Sư Tengan . Mười ba năm sau, Ngài được gửi đến chùa Tenryu-ji, Kyoto, để tu học với Thiền Sư Gasan Shotei. Ông tiếp tục đi từ trường này đến một trường khác để lấy chứng chỉ giác ngộ của ngôi chùa Empukuji mà vị Thiền Sư dẫn đạo là Thiền Sư Shaku Soen 1871-1945 (là vị Thiền sư đầu tiên giảng dạy ở Mỹ). Mamiya Eishu trước kia là giáo sĩ trên chiến trường trong trận chiến Nga-Nhật Bản. Khi trở về, ông xuất bản bài thơ ông đã làm rạng danh nghệ thuật tranh vẽ Phật giáo Sumi-e. Gợi nhớ lại màu sắc với những người lính, được đánh dấu bởi những bi kịch của chiến tranh ở Thượng Hải, ông qua đời bệnh tật trong năm 1945.

Câu chuyện không nói đến, nhưng ông chắc chắn nhận được công án âm thanh của một bàn tay do Thiền Sư Soen Shaku người đã xác nhận sự chứng ngộ thiền sự giác ngộ của ông.

Trong khi qua nhiều năm không thành công, đêm và ngày ông không thiền định Mamiya Eishu, ông đã xin một công án.

Vị Thầy hướng dẫn trả lời:

- Âm thanh của một bàn tay là gì?

Và MamiyaEishu, đã tập trung tâm trí vào công án, nhưng không nhận được bất kỳ kết quả nào.

Vị Thầy hướng dẫn nói:

- Con đã không cố gắng đủ, con có nhiều mong muốn và tham lam khi con ăn. Con có quá nhiều dính mắc trong sự muốn tìm âm thanh của một bàn tay. Tốt hơn là con chết và con sẽ không có khó khăn để giải quyết.

Mamiya Eishu trở về thiền định trong phòng của mình. Ngày hôm sau, ông trở lại tìm vị Thầy hướng dẫn của mình.

- Con có câu trả lời của con lần này phải không?

Khi đó, Mamiya Eishu ngã xuống như đã chết.

- Được rồi, con đã chết, nhưng con đã tìm thấy những gì?

Nhưng rồi Mamiya Eishu mở mắt để nói:

- Con không có câu trả lời.

- Người chết không nói chuyện, hãy đi ra khỏi đây!

Khi tia sét chớm sáng chia tách bầu trời: Mamiya Eishu nhận được sự giác ngộ.

Chú Thích Sumi-e còn được gọi là "Suiboku-ga": một nghệ thuật vẽ của Nhật Bản đơn sắc bằng mực đen. Một nghệ thuật vẽ đến từ Trung Quốc nhờ các nhà sư Phật giáo Thiền tông đã qua Nhật Bản trong thế kỷ 14. Tranh sumi-e và thư pháp Trung Quốc sử dụng cùng một cây bút vẽ. Sumi-e tự nó là một hình thức nghệ thuật, mà còn là một triết lý, nghệ thuật của thời điểm và hoàn thiện các cử chỉ truyền đạt bản chất của một trong những gì được phô diễn.

No comments:

Post a Comment