Tuesday, April 19, 2016

Điển tích trong chuyện Kiều

Đào Nguyên, Thiên Thai
"Rước mừng, đón hỏi, dò la
ĐÀO NGUYÊN lạc lối đâu mà đến đây ?"
(Câu 191, 192. Kiều mơ thấy Đạm Tiên)

"Xắn tay mở khoá ĐỘNG ĐÀO
Rẽ mây trông tỏ lối vào THIÊN THAỊ"
(Câu 391, 392. Kim Kiều tương ngộ)

ĐÀO NGUYÊN có nghĩa là gốc đàọ Hai tiếng này cò có thể gọi là ĐỘNG ĐÀO hay ĐỘNG BÍCH; để chỉ nơi tiên cảnh, nơi mà con người có cuộc sống anh nhàn, thanh thản, không bị ràng buộc bởi những điều phiền nhiễu của cuộc đờị

Truyện truyền kỳ Trung Quốc kể rằng vào đời nhà Tấn, ở huyện Vũ Lăng có một ông lão làm nghề chài lưới dọc theo khe núị

Một hôm trong lúc hành nghề, ông lão trông thấy một đóa hoa đào trôi từ trên nguồn xuống. Ông lão nhủ thầm "Hoa đào trôi trên dòng nước chứng tỏ nơi phát nguyên dòng nước này phải có hàng xóm, nhà cửa của dân cư; và chắc chắn phải có nhiều loại hoa quý".

Nghĩ đến thế, ông lão cứ chèo thuyền ngược dòng nước để tìm cho ra chổ đào nguyên.

Thuyền đi mãi và cuối cùng ông lão cũng tìm thấy một xóm có dân cư đông đúc và có trồng rất nhiều loại hoa quý , nhất là hoa Đàọ Ngư ông cột thuyền và lên bờ đi vào xóm, trông thấy vườn đào san sát nhau; dân chúng thì ăn mặc y phục theo kiểu nước Tần thời Chiến Quốc.

Ông lão lên tiếng hỏi thăm những người trong vùng Đào nguyên ấy thì được trả lời rằng những người cư ngụ ở đây vốn là gốc dân nước Tần trước kiạ Tổ tiên họ không chịu được sự hà khắc của vua Tần Thủy Hoàng và quan Tướng quốc Lý Tư nên phải di cư lên đây đã mấy đời rồị Dân chúng bây giờ là đám hậu duệ của những người di cư trước kiạ

Ông lão chài lưới lưu lại chốn Đào nguyên chơi vài bốn hôm mới từ giã dân chúng ở đấy mà trở về.

Khi về đến nhà, bà con làng xóm xúm lại hỏi ông đi đâu mất tích cả mấy hôm. Ông lão thuật lại cho mọi ngươì nghe chuyện ông lạc vào chốn Đào Nguyên. Ai nấy nghe nói thảy đều náo nức tỏ ý muốn đến chốn Đào Nguyên cho biết.

Sau đó, ông lão chài lưới lại chèo thuyền lên chốn Đào Nguyên một lần nữạ Nhưng đến nơi ông chẳng thấy cảnh Đào Nguyên như lúc trước, mà chỉ còn lại là rừng núi thâm ụ Và người dân ở huyện Vũ Lăng cũng không thấy ông lão trở về nữạ Người ta bảo nhau rằng ông lão chài lưới đã lạc vào cảnh tiên rồi ...

-----

Ở nước ta cũng có chuyện người trần lạc non tiên và lấy vợ tiện Đó là chuyện Từ Thức trong sách "Truyền Kỳ Mạc Lục" của Nguyễn Dữ (1).

Từ Thức người đất Hoá Châu, năm Quang Thái đời Trần Thuận Tông được bổ làm Tri huyện Tiên Dụ Bên cạnh huyện đường có một ngôi chùa danh tiếng trồng rất nhiều hoa mẫu đơn. Cứ mỗi lần hoa nở thì dân chúng kéo đến xem đông lắm.

Tháng hai năm Bính Tý niên hiệu Quan Thái thứ 9, hoa mầu đơn rộ nở. Trong đám người đi xem hoa nở có một cô gái tuổi đổ đôi tám, má hồng phơn phớt, lỡ tay làm gãy một cành hoa nên bị người của nhà chùa giữ lạị Ngày gần hết mà cô gái không có người nhà đến nhận. Từ Thức cũng có mặt trong lúc ấy động lòng thương nên cởi áo lông cừu trắng chuộc tội cho cô gái . Mọi người đêu khen quan huyện là người hiền đức.

Từ Thức vốn tính tình phóng dật, thích rượu thơ hơn là việc quan trường nên thường bỏ bê công việc ở huyện đường. Có lần quan trên quở trách, Từ bèn cởi áo từ quan, về huyện Tống Sơn cất nhà sát bên hang động mà ở. Thường ngày cắp một cây đàn, một bầu rượu và một túi thơ, dắt theo một đứa tiểu đồng ngao du đây đó.

Một hôm Từ đến Thần Phù, nhìn xa ra khơi mấy mươi dặp thấy có một đám mây ngũ sắc, kết lại giống một đóa hoa sen lớn. Từ ngạc nhiên cho cheò thuyền ra thì nhận rõ là một trái núi nổi lên trên mặt biển rất đẹp. Từ cho buộc thuyền và bước lên. Thấy vách đá cao nghìn trượng, sừng sững đứng thẳng, bèn ngẫu hứng đề vào vách một bài thơ:
"Thiên chương bích thụ quái triêu đôn
Hoa tháo nghênh nhân nhập động môn
Nhiễu gián dĩ vô tăng thái dược
Duyên lưu thặng hữu khách tầm ngươm
Lữ du tư vị cầm tam mộng
Điếu đính sinh nhai tứu nhất tôn
Nghi hướng Võ lăng ngư tử vấn
Tiền lai viễn cận chúng đào thôn".

(Triêu dương bóng trái khắp ngày xanh
Hoa có cười tươi đón rước mình
Hái thuốc nào đâu sư kẽ suối
Tìm nguồn duy có khách bên ghềnh
Lang thang đất lạ đàn ba khúc
Trôi nổi thuyền câu rượu một bình
Bến Võ chàng ngư tìm thử hỏi
Thôn đào chi hộ lối loanh quanh.)

Từ Thức đề thơ xong, thẫn thờ ngắm cảnh vật. Bỗng chàng nhìn thấy một cửa hang nên không ngần ngại vén áo bước vàọ Đi được non một dặm thì cảm thấy đường đi dốc ngược lên và càng lên cao càng thấy rộng rãị Từ Thức lên đến đỉnh núi thì thấy trời quan đãng, chung quanh toàn những lâu đài nguy ngạ

Bỗng có hai người con gái áo xanh xuất hiện, bảo với nhau rằng:
- Lang quân nhà ta đã đến.

Rồi hai nàng tiến đến bên Từ Thức, nói rằng:
- Phu nhân của ta mời chàng vào chơị

Từ Thức theo hai người con gái áo xanh đi vòng qua một bức tường gấm rồi bước vào một toà cung điện bằng bạc . Trước cửa điện có bản đề ba chữ "Điện Quỳnh Hư", bên trên là bảng đề "Gác Dao Quang". Từ Thức vào điện thấy có một vị phu nhân mặc áo trắng ngồi trên giường thất bảọ. Bên cạn h còn có một cái giường nhỏ bằng gỗ đàn hương. Vị phu nhân chỉ chiếc giường nhỏ mời Từ Thứ ngồi rồi nói rằng:

- Có lẽ tiên sinh cũng được thoả nguyện bình sinh với chuyến đi chơi này ? Nhưng còn mối duyên kỳ ngộ, tiên sinh có nhớ chăng ?

Từ Thức thưa:
- Tại hạ là một kẻ dật sĩ ở Tống Sơn. với chiếc thuyền nan và cánh buồm gió rong chơi giang hồ, đâu biết rằng nơi đây có Tử phủ Thanh độ Nay tại hạ đến được đây, chẳng khác nào mọc cánh mà bay đến chốn non tiên vậỵ Song lòng trần còn mờ tối, chưa biết tiền đồ ra sao, dám xin phu nhân chỉ bảo chọ

Phu nhân áo trắng nói:
- Đây là núi Phù Lai, động tiên thứ sáu trong ba mươi sáu động. Còn tôi đây là Ngụy phu nhân, địa tiên ở Nam Nhạc. Vì thấy tiên sinh là ngươì cao nghĩ, sẵn lòng cứu giúp người nguy khốn nên làm phiền mời tiên sinh đến đâỵ

Đoạn Ngụy phu nhân ra hiệu cho một a hoàn đứng hầu một bên. A hoàn vào trong dắt ra một người con gáị Từ Thức nhìn lên, nhận ra người con gái ấy chính là cô gái làm gãy cành mẫu đơn được chàng chuộc bằng chiếc áo hồ cừu ngày trước. Ngụy phu nhân lên tiếng:

- Con gái tôi đây tên gọi Giáng Hương, ngày trước mắc nạn trong lúc xem hoa, được tiên sinh cứu giúp. Nay tôi xin cho nó kết duyên cùng tiên sinh để đền ơn khi trước.
Ngay đêm ấy Từ Thức và giáng Hương làm lễ giao bái động phòng. Ngày hôm sau có quần tiên đến dự tiệc chúc mừng cho họ

Từ Thức kết duyên cùng Giáng Hương đã được một năm, bỗng chạnh lòng nhớ đến quê hương, làm xóm. Một hôm trong ra bể thấy một chiếc thuyền buồm dong về phương Nam, Từ chỉ cho vợ xem và nói:
- Nhà tôi ở về hướng chiếc thuyền đang đi ấy, nhưng trời nước bao la, nào có biết đâu là đâu... Tôi bước khách bơ vơ, lòng quê bịn rịn, dám xin nàng thể tình cho tôi tạm về thăm quê hương. Nhân thể thu xếp việc nhà cho yên ổn rồi sẽ trở lại đây cùng nàng tháng ngày yên hưởng cảnh làng mây bến nước.

Giáng Hương sa nước mắt nói:
- Thiếp chẳng dám vì tình phu phụ mà cản trở lòng nhớ quê hương của chàng. Song cõi trần nhỏ hẹp, kiếp trần ngắn ngủi nay chàng về chỉ e cảnh cũ người xưa không còn nữa...

Rồi Giáng Hương thưa với phu nhân. Phu nhân nói:
- Không ngờ Từ lang còn nặng lòng trần đến vậỵ

Phu nhân ban cho Từ một cỗ xe Cẫm Vân để trở về trần thế. Giáng Hương trao cho chàng một bức thư viết lên khăn lụa, nói:

- Ngày khác trông thấy vật này, xin đừng quên mối tình cũ.

Hai người bịn rịn chia tay nhaụ

Từ Thức về đến quê cũ thì thấy quả thật là vật đổi sao dờị Thành quách, nhân gian đều không còn như xưa nữạ Chỉ có cảnh núi khe, hang động không thay đổi mà thôị

Từ nói họ tên mình ra với những người già cả trong làng để hỏi thăm về gia đình thì một cụ già trả lời rằng:

- Thưở tôi còn bé có nghe ông cụ tam đại nhà tôi cũng có tên giống như ông, đi vào núi mất tích đến nay đã hơn tám mươi năm rồị

Từ Thức ngậm ngùi, muốn lên xe mây trở lại non tiên thì xe mây đã hoá thành con chim phượng bay mất rồị Chàng mở thư của Giáng Hương ra xem thấy vỏn vẹn một câu: "Kết lứa phượng trong mây duyên xưa đã hết, tìm non tiên trên bể dịp khác còn đâu".

Từ Thức buồn quá, bèn mặc áo cừu nhẹ, đội nói lá ngắn mà đi vào núi Hoành Sơn; rồi về sau không biết đi đâu mất biệt

====================
(1) NGUYỄN DỮ người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Hưng. Ông thuộc dòng dõi khoa bảng, có đi thi nhưng bất mãn thời cuộc không ra làm quan, ẩn cư nơi núi rừng vùng Thanh Hóạ

Không có tài liệu nào cho biết Nguyễn Dữ sinh và mất năm nàọ Tuy nhiên, người ta biết rõ ông sống đồng thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn đồng song là Phùng Khắc Khoan; tức vào khỏang thế kỷ thứ XVI


No comments:

Post a Comment