Wednesday, September 18, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Thế nào là tri kỷ?

Hỏi: Thế nào là tri kỷ?

(Bài giảng trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Tri kỷ là mình biết mình. Ở đây không đơn giản là Đức Phật nói mình biết bản thân mình như thế nào mà Đức Phật Ngài đưa ra những tiêu chuẩn. Thí dụ như mình hiểu, rồi mình có đức tin kiên cố hay không, mình có là người xây dựng đức tin kiên cố hay không, giới hạnh mình như thế nào, kiến thức mình như thế nào, bố thí ở đây tức là khả năng để ban phát để cống hiến thì bố thí ở đây giống như là một cái nhịp cầu tạo ra ảnh hưởng cá nhân, rồi trí tuệ là sự thông tuệ của mình và sau cùng là biện tài là khả năng lý luận khả năng trình bày của mình đối với sự vật như thế nào. Tín, giới, văn, thí, tuệ, và biện tài. Đức tin là một, giữ giới là hai, đa văn là ba, bố thí là bốn, trí tuệ là năm, biện tài là sáu, sáu pháp này khả dĩ nếu chúng ta đem ra nhìn thì có thể biết được sở trường sở đoản của mình, phải hiểu sở trường sở đoản, cái hiểu đó quan trọng lắm, nếu mình là người không có khả năng về biện tài hay hiểu chậm hay hoặc giả không phải là người giữ giới nghiêm túc hay mình không phải là người đa văn, mình cũng nên biết mình để mà mình vận dụng trong trường hợp nào đó cho thoả đáng. Giả xử như chuyện đó mình không phải là sở trường mà là sở đoản của mình mà mình lại thích ham hố đi ra gánh lấy thì thật ra nó sẽ tạo cho mình nhiều phiền phức. Biết người biết mình, nhưng đặc biệt là biết ưu điểm của mình là gì, nhược điểm là gì, sở trường là gì, sở đoản là gì, điều đó giúp cho mình vượt qua những khó khăn rất nhiều, chúng ta gọi là khéo tránh khéo né. Biết xử dụng sở trường của mình đó là một cái ưu thế của pháp biết mình..

No comments:

Post a Comment