Monday, April 29, 2013

Phật Học Vấn Đáp - Trạng thái tâm "Không" thì có phải là tâm giải thoát không?


Hỏi:Trạng thái tâm "Không" thì có phải là tâm giải thoát không?

(Bài giảng trong rơom Giảng Đường Diệu Pháp , Ngày 18 tháng 01 năm 2008 - ĐĐ Phạm Minh chuyển biên) 

ĐĐ Pháp Đăng trả lời: Xin thưa rằng nếu tâm của mình ở trạng thái "Không" của không vô biên hay "Không" của thức vô biên , "Không" của vô sở hữu xứ , "Không" của phi tưởng phi phi tưởng xứ hay "Không" ở trong bài kinh "Đại Không" và "Tiểu Không" thì cũng có nói "Không" là cái gì mình coi là không có và cái gì có, thì mình không thể coi là "Không". Ví dụ như trong rừng thì không có nam nữ , ở trong rừng thì không có ca hát múa thì cái đó mình gọi là "Không", mà trong rừng thì có cây, có rừng, có các vị tỳ kheo, có Đức Phật, thì gọi là "Có". Có ở đây là cái gì có trong tâm mình thì mình biết là "Có", cái gì không thì mình biết là "Không" đó là để chỉ sự tu tập của mình. Khi mình có thân viễn ly mà chưa có tâm viễn ly, hoặc là chưa có hữu viễn ly thì mình mới thực tập thân viễn ly, tâm viễn ly , hữu viễn ly bởi vì khi mình tu tập mình muốn yên tịnh sống trong rừng gọi là thân viễn ly, ở nơi đó không có người nữ, không có heo, gà, trâu, bò v.v... hoặc là không có nhà lầu xe hơi. Tâm bị hệ lụy vào làng mạc, vào chỗ này chỗ kia, hệ lụy vào cận sự nam cận sự nữ, thì khi nói "Không" là mình không bị hệ lụy vào những thứ đó. Thì ở đây, mình có thân viễn ly và tâm viễn ly, mình viễn ly tất cả những sanh y hay tất cả những gì thuộc về tham sân si thì đó là tâm viễn ly, nên muốn nói "Không" là không phiền não , không tham sân si, ý nói ở đây "Không" là không có tham sân si thôi chứ không phải là không có thiền định , không phải là không có đạo quả.
Thường thường tâm của mình lúc nào cũng bắt cảnh, cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc cảnh pháp, cảnh quá khứ, hiện tại, vị lai, nội phần, ngoại phần, sắc pháp, danh pháp chế định, dục giới , hay cảnh chơn đế, tục đế, thì luôn luôn nó phải bắt một cảnh. Chỉ có nhũng vị nhập vào thiền diệt thọ tưởng định thì gọi là không có tâm, lúc bấy giờ vị đó không có tâm hành thọ tưởng nên vị đó không có tâm , hơi thở cũng không có, không có hơi thở với không có tâm , không có tầm tứ và không có hành, vị đó hoàn toàn vắng lặng, vị đó nhập vào Niết-bàn không có phiền não, không có hệ lụy, và lúc bấy giờ không có ngũ uẩn nữa vì đã an trú vào cảnh Niệt-bàn, thì lúc bấy giờ không có cảnh hữu vi nhưng có cảnh vô vi chứ không lúc nào là không được. Tâm của mình không thể là không, bây giờ ở trong trạng thái không nào đó thì cái không đó cũng là con số chứ không phải là không có con số không, phải khi nào mình không có ngũ uẩn nữa thì không có tất cả, nhưng một khi đã có ngũ uẩn thì vẫn có cảnh để ngũ uẩn an trú vào, dù là cảnh Niệt-bàn , thì cũng là cảnh
Nhưng khi tâm mình an trú vào Niết-bàn , thì Niết-bàn cũng là cảnh , không có cảnh hiệp thế nhưng có cảnh siêu thế, không có cảnh đáo đại thì có cảnh dục giới , không có cảnh dục giới thì có cảnh đáo đại là cảnh thiền, nhưng cũng phải có cảnh nào để tâm an trú chứ không thể nào không có được, "Không" có nghĩa là trống không được. Dù là trống không đó như đề mục không vô biên xứ, là vị đó ví hư không là vô cùng tận an trú thể nhập vào đó cũng là đề mục hư không vô cùng tận, nhưng cũng có cảnh chứ không phải là không có.
Còn nếu mà nói "Không" nói đây là tâm mình luôn luôn lúc nào cũng biết cảnh hết chừng khi nào mình làm người vô tưởng là không có tâm thì lúc bấy giờ không có cảnh, nếu mà có tâm thì phải có cảnh tại vì tâm của mình biết được cảnh mà
Trong 21cảnh thì tâm lúc nào cũng biết được một cảnh, chứ không thể nào nói tâm không biết cảnh được. Đức Phật Ngài dạy trong bài kinh "Đại không" hay "Tiểu không" là không có nam, không có nữ, đừng có dục tưởng đến nam đến nữ, hoặc là nói đó không có trâu bò heo .v.v.. thì mình đừng có tưởng "Có" những thứ đó.
Thật sự là tâm mình không có nhũng phiền não nhưng mà vì bắt cảnh rồi sanh phiền não. Tâm của chúng ta là pháp hữu vi, chúng ta tục sinh có danh và có sắc, mà mình có danh và sắc thì có thân và tâm, mà hễ tâm là biết cảnh này cảnh kia chứ không thể nào tâm của mình là "Không" được. Có nhiều người họ nói tâm "Không" thì mình phải hiểu họ muốn nói "Không" đó là không có phiền não , không có tham , không có sân, không có si, hoặc là không có tưởng đến nam nữ, nhưng không phải lúc bấy giờ là "Không" hoàn toàn, mà không với cảnh đó mà "Có" với cảnh khác thì chúng ta nên nghĩ như vậy

No comments:

Post a Comment