Sunday, April 14, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Tại sao sư cúng dường đến các bậc Thánh lại có sự phân biệt phước nhiều phước ít?


Hỏi. Chúng ta dựa trên cơ sở nào để hiểu câu Phật Ngôn là “Cúng dường vị Tư Đà Hàm thì có phước nhiều hơn cúng dường vị Tu Đà Hườn, cúng dường vị A Na Hàm có phước nhiều hơn vị Tư Đà Hàm. Có thể giải thích vì sao có sự phân biệt trong thứ bậc của các bậc Thánh trong cái quả của sự bố thí không?

(Thảo luận ngày 19-2-2013, Thiên Ân chuyển ngữ)

Đại Đức Huệ Tiến trả lời:  Khi nói đến vấn đề các bậc Thánh, chúng ta làm phước cúng dường đến các vị ấy, như trong bài kinh “Cúng dường phân biệt” ở Trung Bộ Kinh, Đức Phật Ngài cũng có dạy là; khi chúng ta có hảo tâm và có tư tưởng, tâm ý để bố thí, dầu là chúng ta bố thí đến hạng chúng sanh, hạng bàng sanh, như con gà, con chó, con vịt v…v, những chúng sanh đó có một bữa ăn để sống qua ngày thì cũng tạo cho người đang trong lúc làm phước được một loại phước. Có thể trong vòng sanh tử luân hồi do phước đó sẽ ít bị đói chẳng hạn.

Thậm chí là Đức Phật Ngài dạy cho dù chúng ta có cetanā tác ý bố thí, khi những vật thực cặn bã mà chúng ta đã dùng, chúng ta có tác ý bố thí cho những chúng sanh như kiến, con trùng, những con vật nhỏ thì chúng ta cũng có phước. Nhưng  các loại phước chúng ta làm đến những chúng sanh như loài bàng sanh, do ác nghiệp, do năng lực phước mà chúng sanh đã làm không đủ để tạo thiện nghiệp cho quả phát sanh lên được thù thắng.

Cũng như chúng ta biết rằng chúng ta làm phước bố thí đến những người giữ ngũ giới, bát quan trai giới, những vị Sa di, vị Tỳ kheo rồi đến vị chứng thiền định Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiến, đến các bậc Thánh như bậc Thánh Tư Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, và A La Hán. Thì phân thứ bậc để chúng ta biết được do cấp độ của các vị đã tu chứng được thành quả cao, khi tâm của chúng sanh, nhất là các vị đã chứng thiền định hay các vị đã chứng Đạo Quả, thì do năng lực, công hạnh, phước báu của các vị đã tu tập, đã đào luyện và nó trở nên thù thắng, mãnh liệt hơn.

Cũng như một dòng nước ở trong một con sông, mà dòng nước đó chảy vào những con rạch, con kênh, rồi khi nó đi càng sâu thì nó đến những con mương nhỏ. Cái bắt nguồn từ con sông đổ ra ngoài biển cả, thì những con sông, con rạch, những khúc mương nhỏ, cũng là một dòng nước nhưng nó được định danh và định hình. Đây là con rạch, đây là con sông, đây là cái mương thì một cái mương nhỏ không thể nào cho người có nhu cầu sử dụng nước nhiều để làm các công việc như là tưới tiêu, hay ruộng rẫy.

Cũng vậy, một vị đắc được các tầng Thánh Quả, những Đạo Quả cao hơn thì do công đức của các vị đó đã làm và do năng lực của các vị đó được thù thắng và tâm của các vị đó ít bị phiền não chi phối. Như vị Thánh Tu Đà Hườn thì chỉ diệt trừ được ba kiết sử Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ, nhưng Dục Ái và Sân, Ngã Mạn, Phóng Dật, Vô Minh vẫn còn thì nếu xét ra trên phương diện tu chứng thì khi chúng ta làm phước cúng dường đến các vị Tu Đà Hườn thì chúng ta vẫn có một loại phước phát sanh lên được tài sản. Nhưng nói đến cấp độ có năng lực mạnh hơn thì phải nói rằng các vị có được phước báu và các vị có quả chứng cao hơn.

Như chúng ta đã thấy do tâm lực của các bậc Thánh, thì bậc Thánh A La Hán là bậc đã đoạn lậu và đoạn trừ những phiền não lậu hoặc không còn phát sanh và vị ấy gọi là Arahaṃ là bậc Ứng Cúng, vì vị này đáng được thọ nhận những vật thí do những người tin lý nhân quả đem đến cúng dường cho các Ngài, bởi các vị sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, các Ngài không còn làm điều gì khác, cho dù các vị thọ nhận như một người chủ nhân thọ nhận những vật thí của những người Phật tử đem đến dâng cúng cho các Ngài. Vì lẽ đó mà năng lực và công hạnh của các vị đã tròn đủ, các vị xứng đáng thọ dụng những vật thí để người thí chủ có phước báu được thù thắng hơn.

Do hạnh nghiệp và do việc tu tập có những năng lực từ thấp đến cao, qua bài kinh “Cúng Dường Phân Biệt” mà Đức Phật Ngài dạy, thì có vài ý trình bày qua câu hỏi là như vậy

No comments:

Post a Comment