Wednesday, August 14, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Tại sao người ta sợ khổ đau mà thọ khổ lại duyên ái?

Hỏi : Trong Thập Nhị Nhân Duyên thọ duyên ái, vậy thọ khổ có duyên ái không. Tại sao người ta sợ khổ đau mà thọ khổ lại duyên ái?

. (Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên )

:TT Giác Đẳng: Khi chúng ta đề cập đến thọ duyên cho ái có thể nó gợi cho chúng ta ý nghĩa trực tiếp là cảm thọ nào mà nó hấp dẫn khả lạc khả hỉ thì chúng ta mới dính mắc, mới lưu luyến, rồi mới phát sanh tâm ái. Thật ra ái là một sức sống mà sức sống này đến từ cả hai thái cực hoặc là chúng ta quá thích vật gì đó hoặc giả là chúng ta có thể không thích một cái gì đó, dù thích hay không thích thì chúng ta cũng hướng vọng đến tương lai. Chữ ái trong kinh được Đức Phật Ngài giảng nghĩa là sự tầm cầu chỗ này hay chỗ khác, đó là bản chất mà tiếp tục lên đường, tiếp tục hướng vọng, và cái hướng vọng đó cho dù chúng ta mơ về một cái gì đẹp như là cái gì mà mình đã từng trải qua, hay hoặc giả là chúng ta mơ về một cảnh giới vượt ngoài cái chúng ta đang có, hay là ngược lại những gì chúng ta đang có, thì điều đó nó đều mang tánh chất của ái.

Có thể nói rằng thọ duyên cho ái, thọ là một cái cảm xúc, và cảm thọ đó có thể nói là cây thước để đo tất cả những cái vui cái khổ ở trong đời sống của mình. Cho dù niềm vui và nỗi buồn nhiều lúc chúng ta thấy không quan trọng, người ta nghĩ rằng tiền bạc nhà cửa vợ con, tinh thần ái quốc rồi vận mệnh quốc gia mới quan trọng chứ xá chi cái chuyện vui buồn, nhưng chính cảm thọ lại là tất cả. Đối với bất cứ việc gì cái cảm giác trong lòng của chúng ta nói lên một động lực tuy rằng động lực nằm ở sau cái ái, nằm sau sự nhập cuộc của mình, nhưng mà nó là một sức bật, sức bật đó không thể phủ nhận được và rõ ràng là đối với mỗi chúng ta cho dù chúng ta gặp cảnh khổ hay cảnh vui thì từ đó nó cũng đều là sức đẩy cho chúng ta đi tới, bởi vì khi mà chúng ta tiêu hoá vào thì với cái gì mình thích thì mình lại thích nhiều hơn, thích nó có trong tương lai, và cái gì không thích thí nó cũng là một sức đẩy chúng ta đi tới để tìm về một vùng trời nào đó mà hoàn toàn không có cái mà chúng ta đang phải cảm thọ tại đây. Do vậy dù là thọ khổ hay thọ vui, dầu thọ vui hay thọ hỉ kể cả thọ xả nó đều có một sức bật đẩy chúng ta đi tới. Vấn đề ở đây là nó tác động được ái chứ không phải vấn đề là ái và thọ phải nhất quán, ái và thọ phải có cùng chung một đối tượng, vấn đề không phải ái và thọ phải có cùng chung một hướng, nhưng mà ái rõ ràng là duyên cho thọ tức là nó có ảnh hưởng thọ rất nhiều.

Và có một ý kiến ở đây là thọ không nhất định phải sanh ra ái, nhưng ái ở đây được hiểu là dựa trên cảm thọ, nhưng thọ thì không nhất định là có thọ thì sinh ra ái, có rất nhiều trường hợp mà thọ không sanh ra ái được 


No comments:

Post a Comment