Sunday, August 18, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Chữ "Tâm Vương" trong A Tỳ Đàm có không?

Hỏi: Ý’ nghĩa tâm vương trong A Tỳ Đàm , và vai trò của  chủ đạo tích cực của tâm, thay vì đó là một trạng thái dễ bị cảm nhiễm mà nó bị chi phôi bởi tâm sở.

(Câu thảo luận trong lớp A Tỳ Đàm, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Tuê Siêu: khi chúng ta nói đến một vai trò chủ động hướng đạo các tâm sở, đó là chúng ta nói theo một ý nghĩa khác, khi chúng ta nói đến trạng thái tâm chỉ là một, tức là trạng thái biết cảnh, chúng ta nói trên phương diện chức năng của tâm, và khi chúng ta nói đến vấn đề tâm bị chi phối, bị ô nhiễm, hoặc được thanh tịnh, là chúng ta nói đến sự kiện tâm bị các tâm sở cấu tạo, chúng ta nói đến ba điểm đó. 

Khi nói đến tâm vương, ở đây thực ra trong danh từ citta không có một từ pali nào được ghép với chữ citta để có thể dịch là tâm vương, chẳng hạn như không có trường hợp gọi là Ràjacitta tâm giống như vị vua, không có, ở đây có lẽ người Trung Hoa khi các vị đó nhận xét vai trò của tâm chỉ đạo tâm sở, hướng đạo tâm sở và quan trọng như thế người ta mới dùng từ là tâm vương để mô tả sự khác biệt với trạng thái tâm sở cetasika là thành thuộc tính của tâm. 

Tuy nhiên khi chúng ta nói đến tâm vương điều đó cũng không phải là một nghĩa sai, mặc dù dịch từ không có, nhưng lấy trên phương diện ngữ nghĩa mà dịch thì vẫn có thể sử dụng được, và khi nói đến điểm này chúng tôi muốn nhấn mạnh, chúng tôi muốn giải thích thêm một điều là chúng ta phải biết trong bốn thành tố của tâm pháp, chúng tôi gọi là tâm pháp citta dhamma, tâm pháp ở đây là gồm chung cả bốn thành tố thọ, tưởng, hành, thức, cho nên khi chúng tôi sài danh từ tâm pháp quí vị đừng ngạc nhiên.

Còn khi chúng tôi chỉ sài danh từ tâm không trong trường hợp đó có nghĩa chỉ riêng cho thức uẩn nên hiểu chỗ đó.

Trở lại vấn đề trong tâm pháp trong bốn thành tố của tâm pháp, vai trò của thức uẩn là vai trò chủ đạo, là chỗ qui tụ để cho các loại tâm  và sở hữu  tương ưng (sampayutta), vì vị trí đó nên mới gọi là tâm vương. 

Cũng giống như khi chúng ta nói một ly nước chanh hay một ly café, tất nhiên trong ly nước những thành tố của ly cafe chẳng hạn như có trong đó có chất đường, có chất café, nhưng vì đường và cafe nếu để tách rời, nó không trở thành một ly cafe, gọi một ly cafe vì rằng có đường có café, và đường, cafe đó nó phải được hoà tan ở trong một ly nước, nước ở đây đóng một vai trò then chốt cũng giống như tâm vậy.

Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, dù rằng bốn thuộc này rất quan trọng mà chúng ta gọi là cấu tạo nên tâm thức, nhưng thực ra nó phải phụ thuộc vào tâm cũng giống như chúng ta gọi ly cafe, có chất cafe và chất ngọt của đường, nhưng hai thuộc tính đó lại phụ thuộc vào ly nước, phụ thuộc vào chất lỏng của nước để tạo nên, cho nên người ta mới thấy rằng tâm là một phần quan trọng, dẫn đầu đối với thọ, tưởng, hành, nên mới gọi là tâm vương. 

Nếu lấy theo ngữ nghĩa thì như vậy, còn khi nói đến danh từ để gọi thì ở đây không có một từ nào để dịch ra chữ tâm vương cả.  Có một quyển sách tên gọi nakarakada hay nakokai, nói về triết lý của A Tỳ Đàm nhưng bị hư cấu, trong đó họ nói đến tâm như vị vua, và nhóm tâm sở trong đó có nhóm tâm sở bất thiện giống như những quan nịnh thần, và có những nhóm tâm sở thuộc về tịnh hảo thì cũng giống như quan trung thần.  Khi vị vua đó bị chi phối hay do thân cận với tâm sở bất thiện nó trở thành tâm bất thiện, nếu có những thuộc tính thuộc tịnh hảo tương ưng lúc bấy giờ tâm đó trở thành tâm tịnh hảo hay là tâm thiện v.v…

Và khi dựa vào ý nghĩa này trong quyển sách đã nhân cách hoá như thế thì trong trường hợp này chúng ta cũng có thể thấy rằng gọi thức uẩn là tâm vương, điều đó cũng không phải là một điều quá đáng, đó là y’ kiến của chúng tôi khi trả lời vấn đề này ./.

No comments:

Post a Comment