Hỏi: Ý nghĩa của chữ "tứ"
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 22-7-2013, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng: Đây là từ vựng Phật học trên phương diện ngôn ngữ cũng như trên phương diện dịch thuật rất khó diễn tả, ngay cả các nhà Phạn ngữ, các Ngài nói rằng nguyên gốc của chữ "tứ" là chữ "Vicara" cũng là một từ khó diễn tả thật sự ý nghĩa của nó.
Trước nhất, chữ "vitakka" và "Vicara" là "tầm" và "tứ", thì chữ "Vicara" trong nghĩa thường thức là đi lang thang.
Tại sao đi lang thang lại dùng để chỉ cho "tứ".
Trong thí dụ của Ngài Nāgasena thì:
- "tầm" được ví dụ như dọng vào chuông hay đánh vào cái còng,
- "tứ" là tiếng ngân vang ra.
Kỳ thật thì ví dụ đó cũng có một vài phương diện rất chính xác nhưng ở vài phương diện có tối nghĩa.
Ở đây chúng tôi muốn nói như vầy, giả xử mình hướng tâm đến cái gì đó và khi mình hướng tâm đến đó mình có sự gắng bó thì lúc bấy giờ nó tạo nên một cái gọi là sự miên man, không phải miên man chỗ này chỗ kia mà miên man với cái đó. Thí dụ ai cho qúi vị một cái điện thoại thông minh (Iphone), rồi mình cầm cái Iphone mình suy nghĩ miên man về nó.
Chữ "tứ" trong chữ Hán là chữ "tư" có nghĩa là sự suy nghĩ.
Đôi khi một số các ngài dịch chữ "tứ" là chữ "sát" tức là suy xét như quan sát chẳng hạn.
Trong chữ Phạn chữ "Vicara" nghĩa là lang thang, tại sao lang thang lại dịch là suy xét thì đúng ra chữ lang thang dùng ở trong ngữ nghĩa này chúng ta dịch là sự miên man hay miên mật. Miên man nghĩa là mình chìm xâu vào mình gắng bó với một cái gì đó. Như qúi vị đến một thành phố đẹp và khi mới đến thì thấy nó đẹp cái đẹp nó cuốn hút nên chi chúng ta miên man với cảnh tượng ở tại đó, thì cái đó gọi là miên man.
Chúng ta gọi đó là "tứ", thì chữ "tứ" ở đây được hiểu là cái gì đó mà khắn khích, cái gì đó gắng bó, cái gì đó làm cho tâm miên man.
Cũng có chữ khác nhưng ít khi chúng ta sài đó là chữ miên mật, nghĩa là một cái gì đó làm cho chúng ta áp sát vào chúng ta sống một cách khắn khích với đối tượng, chúng ta gọi là "tứ".
Trong bản dịch thời xưa mà bây giờ cũng còn sài là bản dịch của Ngài Huyền Trang dùng chữ "tầm" và "tứ". Nhưng Ngài Cưu ma la thập một vị dịch giả người gốc Ấn thì Ngài dịch là suy và sát, bây giờ cũng có nhiều vị dùng chữ "suy" và "sát". Chữ "suy" được dịch là chữ "tầm" chữ "sát" dịch là "tứ".
Nó giống như con ong bay đến đóa hoa thì con ong hướng về đóa hoa gọi là "tầm".
Nhưng, con ong khi đến gần nó bay chung quanh để quan sát đóa hoa thì gọi là "tứ".
Nói một cách khác là, có những điểm chúng ta hướng tâm đến nhưng chúng ta không gắng bó, không khắn khích thì thiếu sự khắn khích gắng bó đó chúng ta gọi là thiếu "tứ", chữ "tứ" nên hiểu như vậy.
Trong tiếng Việt có chữ khác là "tứ thơ," hoặc là "thi tứ," chữ "tứ" đó nghĩa hoàn toàn khác, bài thơ đọc hay nhưng nó không có một ý gì nói lên bài thơ đó chúng ta chúng ta chỉ nghe ngôn tự, tức là bài thơ không có "tứ thơ". "Tứ thơ" ở đây được xem như là biểu đạt ra ý tưởng gì đó gọi là "tứ thơ".
Hiểu nghĩa khác, Ngài Nāgasena dùng thí dụ cái còng mình đánh vào tiếng ngân vang dội ra, tiếng ngân đó là kết quả của hai sự đụng chạm giữa cái dùi và cái còng, và chúng ta cũng có thể dùng thí dụ như tiếng đại hồng chung chẳng hạn, đánh một tiếng chuông vào ngân vang ra.
Thật ra, thí dụ đó hơi tối nghĩa một chút, nó chỉ cho chúng ta lấy một cái ý, thí dụ là sự ngân vang đó là kết quả của một sự tiếp xúc giữa cái dùi và cái chuông. Tuy nhiên, sự ngân vang đó lại rất đắc thế nói là đắc ý để chúng ta diễn tả ý nghĩ của sự miên mật hay là sự miên man.
Trong bất cứ trường hợp nào, như, một người trao cho chúng ta một vật như là điện thoại cầm tay mà chúng ta quá thích cái điện thoại đó, chúng ta cầm, chúng ta miên man với cái điện thoại đó với những chức năng với những cái gì của cái điện thoại. Thì chúng ta tạm gọi như vậy để hiểu sự miên man đó là một thứ khắn khích là một thứ gắng bó và sự khắn khích gắn bó này cho chúng ta nhập cuộc cho chúng ta thể nhập vào cái mà chúng ta đang có. Hoặc khi người diễn viên diễn xuất hay chúng ta gọi là người đó đóng nhập vai. Ở trong Phật học thì gọi là thể nhập. Chúng ta thật sự sống với nó, thật sự khắn khích với nó. Còn nếu chỉ có "tầm" mà không có "tứ" thì chúng ta hiểu là chỉ có hướng tâm mà hướng tâm một cách ơ hờ một cách hời hợt.
Đó là một vài lời giải thích về chữ "Tứ" ./.
No comments:
Post a Comment