Hỏi: Pháp Chân Đế có thể coi là không thay đổi hay không ?
(câu thảo luận trong lớp A Tỳ Đàm, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Ðẳng: Chữ chân đế (paramattha), trước khi nói về ý nghĩa đặc biệt thì chúng ta phải nói một điểm, đây là một trong những cuộc tranh luận rất lớn ở trong lịch sử Phật học. Nói tranh luận lớn bởi vì đề tài này là một đề tài khó hiểu, tuy vậy theo nhiều nhà sử học thì những khái niệm về pháp chân đế đã khiến cho một số các hệ phái Phật Giáo sau này không có cơ sở phát triển, khi họ dùng chữ “phương tiện” để diễn tả Ðạo Phật hay diễn tả chân lý và thậm chí có nhiều vị đã lên án một cách gay gắt rằng truyền thống A Tỳ Ðàm là một truyền thống của Phật Giáo Theravada, Phật Giáo Nam Truyền.
Điển hình, bộ Thanh Tịnh Ðạo và những lời dậy của những vị Thiền Sư về phương pháp hành thiền quán, được xem như bất cứ một hành giả nào muốn đạt đến một ý trí chân thật của các pháp, người đó phải tự mình nhận thấy danh và sắc trong ý nghĩa tuyệt đối của nó chứ không phải qua cách suy diễn ở bên ngoài.
Cho dù thế nào đi nữa, khi chúng ta nói đến A Tỳ Ðàm, chúng ta đề cập đến pháp chân đế, pháp chân đế là tâm thuộc tánh của tâm ,vật chất, và Niết bàn. Chúng ta có thể nói rằng pháp chân đế bao gồm tất cả vật chất và hiện tượng của tâm lý nói chung, cái gì thuộc về hữu vi và cái gì thuộc về vô vi tất cả được chia ra làm 4 pháp, và chúng ta thường nghe ở trong các bản dịch truyền thống là tâm vương, tâm sở, sắc pháp, và Niết bàn. Dĩ nhiên chúng tôi có một chút ý kiến để đề cập đến ở đây là thiền vipassana, và thuộc tánh của tâm, tâm sở là một điều chúng tôi sẽ trình bày sau này khi đề cập đến phần thứ hai quan trọng này.
Nhưng nói đại loại, khi chúng ta đề cập đến A Tỳ Ðàm, môn A Tỳ Ðàm đã trình bày nhận thức nhiều thì giờ để trình bày 4 thức pháp chân đế, và ý nghĩa của pháp chân đế là một trong những khái niệm tiên khởi là chúng ta không kể một cách hời hợt khi chúng ta bước vào thế giới của A Tỳ Ðàm. Nói một cách khác, lấy một thí dụ thường thức ở bên ngoài khi chúng ta học về văn học hay tất cả các môn học về nhân văn về mỹ học chúng ta có những môn học có giá trị, những giá trị tương đối mang tánh cách ướt lệ theo thời theo xứ.
Ví dụ, một lần chúng tôi đã đề cập đến quan niệm về mỹ học thời xa xưa, người ta nói về cái đẹp của người phụ nữ từ đời nhà Ðường hay thời Cổ Hy Lạp, khi nói về cái đẹp của người phụ nữ, thì người phụ nữ phải tròn trịa đầy đặn chứ không gầy ốm như ngày nay, ở trong thế kỷ 20 này, có lẽ trước sự dư giả của thực phẩm và bây giờ một số lớn người phụ nữ, đặc biệt ở các quốc gia kỹ nghệ, sức nặng hơi quá nhiều do đó người ta có khuynh hướng quan niệm rằng, một người đẹp tức là người có thân hình không mập mà thon và gầy, và nét gầy cũng là một nét về mỹ học của thời này. Cái quan niệm về đẹp ốm như vậy là quan niệm có tánh cách ướt lệ chảy theo thời đại, ướt lệ theo khuynh hướng và lúc đó người ta nói đẹp đi với quan niệm như vậy, quan niệm đó không có một giá trị tồn tại theo thời gian .
Nhưng có một thứ khác ngoài văn học, ngoài mỹ học ra chúng ta biết rằng có môn học về khoa học tự nhiên chẳng hạn, đặc biệt về toán học đòi hỏi sự chính xác, sự chính xác này dựa trên những con số, và tất nhiên chúng ta không nói rằng tất cả những khái niệm về toán học đều đề cập đến chân đế. Nhưng chúng ta có thể nói rằng ngay cả trong môn học của loài người, trong kho tàng kiến thức của loài người chúng ta thấy rằng khoa học nhân văn gần với quan niệm tục đế, khoa học tự nhiên gần với chân đế theo cái nhìn mà chúng ta gọi là tạm, thí dụ là như vậy.
Chân đế được hiểu như vậy đó là những gì thuộc về bản thể, đã là bản thể, thí dụ như tâm biết là biết cảnh, và sắc là những gì cấu tạo bởi bốn đại, hoặc giả là thuộc tánh của tâm có đồng sanh đồng diệt, đồng nương với tâm, những điều đó không thay đổi theo thời gian, phải nói như vậy thôi, nó không khác hơn được.
Chúng tôi có một lần xem một cuốn phim nói về cách sinh hoạt văn hoá của người Machu, tức là một giống dân rất là văn minh, có thể nói rằng khi người Tây Ban Nha đặc chân đến Nam Mỹ, họ đã có những nền văn minh rất rực rỡ, chúng ta tìm thấy thành phố Machu nằm trên trường núi cách Lima không xa ở Peru. Khi đọc những công trình của họ tìm hiểu về một xã hội liên quan đến luật, liên quan đến cái vui cái buồn, liên quan đến cuộc sống của họ chúng ta tự hỏi một điều rằng một nền văn hoá hoàn toàn biệt lập đối với thế giới ở bên ngoài. Thí dụ như chúng ta nói lục địa Á Châu, lục địa người Âu Châu liên hệ với nhau qua vùng Trung Ðông, Tiểu Á. Nhưng vùng đất này hoàn toàn biệt lập địa dư thời bấy giờ, hầu như nhân loại ở Âu Châu và Á Châu hoàn toàn không biết tới, về sau này Kha Luân Bố mới khám phá ra Châu Mỹ, và các giáo sĩ dòng trên tiếp xúc đầu tiên với bộ tộc này. Chúng ta thấy họ có nền văn minh rất giống với nhân loại ở trên các vùng đất khác, có nghĩa là từ trong cách diễn tả sự đau khổ cho đến diễn tả niềm vui cho đến trật tự trong xã hội có lớn có nhỏ và cái quan hệ giữa người già người trẻ v.v....
Thì có những hiện tượng của tâm lý và hiện tượng của vật chất, và hiện tượng đó không bị chi phối bởi thời gian hay không gian. Khi con người vui thì cười, khi buồn thì khóc và khi mình ham muốn nhiều thì sanh ra lo sợ, sanh ra phiền não, tất cả những thứ đó nó sự thật đương nhiên có ở trong cuộc đời này và đây là một quan niệm có thể nói rằng rất cổ điển của xã hội Ấn Ðộ, nếu chúng ta muốn nhìn toàn bộ văn học Phật Giáo là một phần xã hội của Ấn Ðộ.
Để nói về một ý niệm vượt ngoài tánh cách ướt lệ mang dấu ấn của thời gian, thì chân đế nó đã trở thành một khoa học tự nhiên, mặt dầu thời xưa người ta không gọi nó như vậy, nhưng đây là những điều mà thời nào, lúc nào cũng không thay đổi. Lấy một thí dụ cổ điển mà từ xưa đến giờ chúng ta thường nghe là vàng thì lúc nào nó cũng là vàng, cho dù người thợ kim hoàn có khéo tay tạo nó thành ra những chiếc nhẫn, hoặc giả là dây chuyền v.v... Nhưng dù hình thức nào, tên gọi nào thì cái bản chất vàng nó vẫn là vàng.
Thì ở trong quá khứ hiện tại và vị lai khi chúng ta đề cập đến pháp chân đế về những hiện tượng về tâm, hiện tượng về thuộc tánh của tâm, hiện tượng về sắc pháp, hiện tượng về Niết bàn. Nếu chúng ta nói về Niết bàn thì cả những pháp đó vốn không có mảy may thay đổi và không bị chi phối bởi quốc độ, bởi thời gian, bởi văn hoá, nó như vậy thì phải làm như vầy. Chữ chân đế được hiểu nếu chúng ta muốn hiểu chữ chân đế thì chúng ta phải nhìn tính tương đối của nó đối với tục đế chúng ta mới thấy được giá trị rõ ràng chân đế và tục đế.
Trong Tạng A Tỳ Ðàm, đồng thời có rất nhiều điểm chúng ta phải đào sâu lại vấn đề chân đế và tục đế, bởi vì trong truyền thống lịch sử của Ðạo Phật, pháp chân đế, tục đế đã trở thành một đề tài lớn khả lấp sự phân hoá và có những sự chống đối gay gắt nhau nhiều cách và dòng tư tưởng được sản sanh sau này của Phật Giáo, bên cạnh đó ngay cả quan niệm để lãnh hội pháp chân đế cũng là quan niệm đặc biệt tế nhị đối với phương diện nhân quả, tế nhị đối với phương diện thực hành thiền quán và nó tế nhị ở trong sự giả lập cái từ ngữ mà chúng ta đề cập đến trong Phật học và riêng ở trong Tạng A Tỳ Ðàm.
No comments:
Post a Comment