Wednesday, August 7, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Biết là biết như thế nào?

Hỏi: Biết là biết như thế nào?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 24-7-2013 Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng giảng: Có lẽ chúng ta thường nghe câu nói "họa hổ họa bì năn hoạ cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm"  nghĩa là vẽ cọp người ta chỉ vẽ da chứ không vẽ được xương và khi chúng ta biết người thì thường chúng ta biết mặt biết ngoại hình chứ chúng ta không biết được lòng người.

 Nói một cách cụ thể, nếu chúng ta chỉ biết ngoại hình biết mặt mũi mà không biết bên trong, có nghĩa trong nhiều trường hợp chúng ta chỉ biết bằng mặt không biết bằng tâm. Hai điều đó có sự khác biệt có ý nghĩa rất là quan trọng. 

 Bây giờ, chúng ta đưa ra một vài ví dụ, trong Phật Pháp dạy rằng cũng là cái biết nhưng cái biết của ngoại giới không quan trọng như cái biết của nội giới, cái biết chuyện của người không quan trọng bằng cái biết chuyện của mình, cái biết chuyện ở xa không bằng cái biết chuyện ở gần.

  Ở đây, không phải là bài học luân lý mà nó đơn giản, rất thiết thực với một người tu tập. Lấy một ví dụ, chúng ta có những cái biết về chuyện xa xôi như chuyện thời sự chảng hạn, nó dựa trên sự suy đoán, nhưng nếu chúng ta biết hơi thở ra hơi thở vào thì đó là cái biết trực nhận. 
  
  Cái biết trực nhận tuy rất đơn giản, mình ngồi xuống trong 5, 10 phút và mỗi thời khắc đi qua chúng ta biết rõ là mình đang thở ra mình đang thở vào thì cái biết rõ những gì đang xảy ra ở trên thân và tâm của chúng ta cái biết đó được gọi là cái biết của chánh niệm. Cái biết của chánh niệm giúp cho chúng ta bớt đi những ý tưởng miên man bớt đi những sự giao động và bớt đi thái độ chủ quan, mà chúng ta chỉ nhìn sự vật nó là sự vật mà thôi. 
  
  Phải nhận rằng, ở trong cuộc sống của chúng ta thường có điều chủ quan mình biết rất là nhiều. Lấy ví dụ, chúng ta thường tự hào mình sống tại Hoa Kỳ lâu ngày thì chúng ta biết về đất nước Hoa Kỳ, mình sống ở đây 20, 30 năm ai hỏi rằng bạn có biết về Hoa Kỳ không thì mình không nên nói là mình không biết nhưng mà hỏi biết đến mức độ nào thì đó là câu chuyện khác nữa. 
  
  Khi chúng ta nói, mình lớn lên trong nền văn hóa Việt Nam, chúng ta biết về ngôn ngữ, chúng ta biết về Việt Nam, nhưng chưa chắn hẳn là cái biết của chúng ta nó đi đến đâu, nó cho chúng ta biết một phần.
  
   Và hình ảnh trong kinh đề cập đến chúng ta thường thấy, đó là cuộc sống của chúng ta, chúng ta biết về sự vật giống như người mù sờ voi, có những người họ rờ chân voi thì nói con voi giống cây cột, người rờ đuôi voi thì nói con voi giống cây chổi, có người rờ lỗ tai voi thì nói con voi giống cái quạt, không phải là người ta không biết rõ nhưng cái biết đó có tánh cách phiến diện. Bởi vì tánh cách phiến diện nên chi nó dẫn chúng ta đến sự suy diễn và thường thường những sự suy diễn dựa trên sự tưởng tượng nhiều hơn. Đây là một điểm hết sức tế nhị giữa một người tu tập chánh niệm và người không tu tập chánh niệm. 
   
   Người tu tập chánh niệm thì dừng lại ở một mức độ nào đó không suy diễn thêm, có nhiều khi chúng ta quên đi lời dạy của Đức Phật Ngài,là với một người thực hành chánh niệm thì khi thấy chỉ biết là thấy, khi nghe chỉ biết là nghe, khi ngửi biết là ngửi, và dừng ở tại đó không đi xa hơn, không tô hồng chuốt lục, không vẽ rắn thêm chân, mà chỉ biết ở cái biết rất là trực tiếp và cái biết đó là đủ rõ đủ chính xác và như vậy chúng ta không rơi vào sự nhầm lẫn. Điều này là một điều rất là khó khăn.
   
    Đôi khi, nếu chúng ta học trong kinh điển như là trong duyên hệ có những trường hợp một người giờ phút sắp lâm chung họ có nhiều điều để nghĩ đến cuộc sống và tất cả cái nghĩ đó nghĩ rằng mình đã từng trải mình đã biết và mình có thể nghĩ sự việc nó là như vậy, tài sản là như vậy, con cái là như vậy, tương lai là như vậy, nhưng mà thật ra những suy diễn đó làm cho chúng ta bối rối.
Trong rất nhiều trường hợp chúng ta biết được là mình đang thở ra hay đang thở vào, cái biết đó là cái biết của thực tại mình có thể có những cảm thọ ở trên thân  như là khổ là lạc, ở trong tâm mình có những cảm thọ như là ưu hỉ và xả. Khi chúng ta biết rõ như vậy thì tâm của chúng ta không bối rối lúng túng tại vì chúng ta biết rõ thật tình thì những cái biết chân xác tức là những cái biết đơn giản nhưng chính xác như vậy nó giúp cho chúng ta xóa đi tâm hoài nghi. 
Và khi xoá đi tâm hoài nghi thì chúng ta đưa tâm tư của chúng ta khỏi những cảnh giới mà những cảnh giới đó là lo âu do sự suy diễn mà ra. Lấy một ví dụ, là chúng ta thường miên man về tương lai của mình, mình nghĩ rằng mình biết cái chuyện xảy ra, mình suy diễn là ba năm nữa năm năm nữa mình sẽ ra sao mình sống như thế nào,  tiền hưu trí mình ra sao, rồi con cái lớn lên như thế nào. Nhưng kỳ thật, đó chỉ là sự suy diễn và ở đằng sau sự suy diễn đó là một cái sự bất an nếu như chúng ta không có thấy rõ thấy chính xác về sự việc mà nó chỉ là do sự phỏng đóan của chúng ta, nó có rất nhiều chuyện xảy ra. 
Chúng tôi lấy một ví dụ, khi chúng ta nhìn chiếc máy bay Asiana airlines của Đại Hàn đáp xuống phi trường San Francisco, chúng ta thấy rằng có những sự kiện xảy ra mà hành khách đi trên chuyến bay khó mà suy nghĩ, máy bay Boeing 777 là máy bay tốt của hãng Asiana Airlines tương đối được ghi nhận quá trình tốt về các chuyến bay nhưng khi đáp xuống người phi công đáp thấp quá làm đuôi máy bay đập vào bờ tường bị gãy phần đuôi, sự việc xảy ra, có những người ngồi phía cuối máy bay  bị bắn ra bên ngoài bởi lực chấn động mà họ lại sống sót, và rồi có một cô gái khi Hoa bị những chất liệu chữa lửa phun phủ lên những chiếc xe chữa lửa chạy cán lên cô và cô bị chết . Thì chúng ta thấy một điều là ở trong tai nạn, trong cái rủi cái may, cái sanh cái tử có nhiều điểm chúng ta không suy diễn được và nếu chúng ta cứ nghĩ rằng mình rồi sẽ ra sao, và mình sống  như thế nào, mình sống trên cõi đời này 50 năm, 20 năm mình như thế này như thế khác những điều đó chỉ dựa trên sự tưởng tượng của chúng ta mà thôi. 

Có một lần Đức Phật Ngài đang đi ở ngoài trời và Ngài thấy một ông Bà la môn vừa cất xong ngôi nhà mà ông đã bỏ ra số tiền rất lớn rất, xây rất kiên cố, và khi ông cất ngôi nhà xong ông cảm thấy rất mãn nguyện, rất vui, đi tới đi lui xung quanh căn nhà đó, ông nói rằng nhà cửa đã xây xong kèo cột thì kiên cố và mái được lợp một cách bảo đảm, mưa hãy mưa đi mưa đi. Ông nói rằng mưa hãy mưa đi mưa đi tức là căn nhà quá tốt thậm chí còn thách thức mưa cứ mưa đi để mình cảm thấy là mình sống trong một ngôi nhà an ổn như thế nào. Thì Đức Phật Ngài mới dạy Tôn giả Ananda rằng ông Bà la môn đó không biết rằng mình sẽ chết trong vòng 7 ngày. Cất một ngôn nhà mình nghĩ rằng rất là bảo đảm mà mình chỉ sống được 7 ngày và cái nghiệp lớn, vì nhiều lý do không phải căn nhà xây dựng chắc chắn thì bảo đảm cho sinh mạng của mình. Nhưng mà đó là cái nhìn của chúng ta rất chủ quan.

Bởi vậy khi chúng ta có những dự phỏng về tương lai nhiều quá đôi lúc mình phải nhận rằng đằng sau sự tính toán đó nó là một sự âu lo, đằng sau sự tính toán đó là một sự ngờ vực, chúng ta không bảo đảm 100%, không ai bảo đảm 100% là cái gì mình làm ra mình sẽ hưởng, "vật ở đời tay lại trao tay." Chúng tôi đến tham dự lễ khánh thành một ngôi chùa mà vị viện trưởng xây cất ngôi chùa rất đẹp, xây xong rồi thì một vài tháng sau vị đó ra đi để ngôi chùa cho những người học trò thừa kế, khi chúng tôi trở lại lần nữa để dự lễ chung thất thì chúng tôi mới thấy rõ rằng "vật ở đời tay lại trao tay", khi mình xây cất thì mình không nghĩ gì hết, mình đi bỏ lại nhiều cái như vậy.

Nên cái biết về cuộc sống phải nhận là tuy mình nói mình biết dù sao đi nữa thì mình cũng nên khiêm tốn là mình chỉ biết có chừng mực nào đó. Riêng đối với Đức Phật Ngài dạy rằng: 

Chúng ta nên biết về chính mình hơn là biết chuyện của người khác. Nói một cách khác là chuyện của mình mình biết rõ thì tốt hơn chuyện của thiên hạ, chuyện ở bên trong biết rõ tốt hơn chuyện ở bên ngoài,chuyện đang xảy ra ở hiện tại tốt hơn chuyện của tương lai chuyện của quá khứ. Khi chúng ta ý thức như vậy thì trong bài học này Ngài Na Tiên đề cập đến khi một người nói biết về muối là biết như thế nào, mình biết màu sắc của muối, mình biết vị của muối, trọng lượng của muối, cái biết nó có một cái đo lường riêng một cách phân lượng riêng chứ không phải cái biết nào cũng là giống nhau./.                

No comments:

Post a Comment