Hỏi: Bỏ đời sống này là đời sống thực tại, chạy đuổi theo kiếp sau. Điều gì cho chúng ta thấy là có kiếp sau, có luân hồi?
(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Pháp Đăng giảng : Nhiều người đã hỏi có kiếp sau không? Đôi khi mình đi qua một nơi nào đó thấy cảnh mình nhớ, hoặc gặp một người mình cảm thấy ghét hoặc một người mình thấy thương.
Đó là trong đời sống luân hồi của mình đã từng gặp đã từng thương và từng ghét. Đức Phật Ngài kể câu chuyện: có cô tiểu thư con chủ nhà mà vị công tử con nuôi của ông trưởng giả xin trú ngụ qua đêm, cô vừa gặp đã đem lòng thương, cô thấy vị công tử không biết chữ mang bức thư sau lưng viết đại ý nhờ vị quản gia ngoài thành giết vị công tử này, cô đọc được và lén viết bức thư khác ngụ ý cô muốn cầu hôn và nhờ vị quản gia giúp đỡ.
Đến sáng thức dậy từ giả ông trưởng giả ra ngoài thành, đưa bức thư cho người quản gia, cũng là một người coi tài sản cho ông trưởng giả ở trong thành, vị quản gia đó mới lập tức làm lễ thành hôn cho cô này với vị công tử kia. Về sau này khi người cha nuôi chết đi, người cha nuôi này muốn giết vị công tử đến bảy lần, mà giết không được đến khi vị trưởng giả chết vị công tử biết.
Lúc bấy giờ vị công tử mới kể câu chuyện lên Đức Phật, và Đức Phật Ngài nói câu kệ:
" Đã từng chung chạ ra vào,
bây giờ gặp mặt lòng đà muốn yêu
men tình chưa uống đã say,
bèo xanh theo nước lần hồi gia tăng "
Có nghĩa là cô này đã từng chung chạ ra vào trong nhiều kiếp luân hồi, bây giờ gặp người đó nên thương không thể nào xa được.
Chúng ta thấy trong đời gặp quen rất nhiều người, nhưng có một người chúng ta thương, rất là thương. Đức Phật Ngài cũng nói cô này đã nhiều lần gặp vị công tử này, và chính nhờ cô sửa lại bức thư đó, thay vì giết người công tử thì lại viết nhờ vị quản gia ở ngoài thành cưới cô này cho vị công tử và xây một biệt thự ở ngoài thành luôn. Đó là câu chuyện Đức Phật Ngài đã viết bài kệ đó, và các vị dịch giả đã theo bài kệ đó để dịch ra bài thơ "Đã từng chung chạ ra vào, bây giờ gặp mặt lòng đà mến thương, men tình chưa uống đã say, bèo xanh theo nước lần hồi gia tăng.”
Bèo theo nước sẽ gia tăng, đúng như vậy trôi lăn trong luân hồi, bây giờ gặp mặt thì thương.
Và có một câu chuyện khác, một vị trưởng giả khi sống rất bỏn sẻn, đến khi chết rồi hối tiếc của cải và sanh làm đứa bé nghèo khổ, làm đứa bé ăn mày, và khi vào nhà của ông trong kiếp trước thì tự nhiên ông nhớ nhà của ông lắm, từ ngoài vào trong tới nhà mà ngày xưa ông từng ở, ông nằm luôn, đến nỗi mấy người phụ việc ở trong nhà mới bắt đứa bé nắm kéo ra ngoài.
Chính như vậy, nhiều khi chúng ta nói rằng có những cảm giác thân thuộc thôi, chứ thật sự khi mình gặp một người nào mình thương, gặp người nào mình ghét. Đức Phật nói trong giòng luân hồi, những người đó đã làm cho mình hạnh phúc hay đau khổ,, bây giờ mình gặp người đó mình thương yêu hoặc oán thù.
Một câu chuyện khác, một người Pháp có vợ Việt Nam, sống tại Việt Nam. Có một đứa bé trèo lên bẻ trái dừa bị ông người Pháp này giết và chôn dưới cây dừa, sau này người vợ của ông mang thai sanh ra một đứa bé con của ông, nhưng đứa bé cứ gặp mặt ông thì nó ghét cay ghét đắng, rồi cuối cùng nó dấu con dao trong người. Một hôm ông chồng mới than với người vợ, là con trai gặp tôi nó lườm lườm, cuối cùng đứa bé lớn lên nói mới nói thiệt là bà có nhớ mười mấy năm trước, chính tôi là đứa bé trèo lên cây dừa, ông đâm tôi chết rồi ông chôn tôi dưới gốc dừa, bây giờ tôi phải giết ông, ông này nghe như vậy, ông nghĩ ông phải giết con ông chứ không con ông sẽ giết ông, nhưng lúc bấy giờ ông lớn tuổi, ông mài dao cho bén, còn đứa bé lúc nào cũng lận con dao trong mình để chờ đâm ông, nên lúc nào ngủ nó cũng có con dao trong người, khi nó nghe cửa sột soạt nó chụp con dao trong người, ông vừa giơ dao đâm nó thì nó đâm ông, hai người đâm qua đâm lại mấy chục nhát đến đỗi buổi sáng cô vợ vô phòng người chồng không thấy người chồng đâu, qua phòng đứa con thấy hai người đang ôm nhau đâm nhau, gần chết rồi mà hai người cứ đâm nhau hoài, rồi cuối cùng hai người chết hết.
Đó là những câu chuyện cho chúng ta nhận thức rằng trong vòng sanh tử luân hồi chúng sanh đã tạo nhiều nghiệp và những nghiệp này sẽ trổ quả hoặc ngay trong đời sống hiện tại hoặc sẽ trả trong đời sống kế tiếp, hoặc không trổ quả, tùy theo hiện báo nghiệp, hậu báo nghiệp hay vô hiệu nghiệp./.
No comments:
Post a Comment