Thursday, April 12, 2018

Đọc và Suy Ngẫm Chúng ta nên tu tập như thế nào?

Đọc và Suy Ngẫm
Chúng ta nên tu tập như thế nào?

Minh Hạnh chuyển biên

TT Tuệ Siêu:  khi chúng ta cầu giải thoát, chấm dứt được tử sanh sanh tử luân hồi, được gọi là vượt tầm mắt thần chết, hay nói cách khác nữa người vượt tầm mắt thần chết tức là bậc AlaHán, sau khi vô dư y Niết bàn, vị này sẽ không còn tái sanh trở lại trong cõi sống này nữa, và vượt tầm mắt thần chết.

Khi chúng sanh còn lặn hụp trong cõi khổ trầm luân, còn đi đến những cảnh giới tái sanh ở chỗ này, ở chỗ kia, hễ còn tái sanh, tức là hãy còn sự chết. Trong tam giới cho dù cõi phạm thiên, cõi trời, phi tưởng, phi phi tưởng là cõi cao tột trong tam giới, cũng không thể thoát khỏi tầm mắt thần chết. Ngụ ý nói rằng vị phạm thiên, phi tưởng, phi phi tưởng có tuổi thọ dài lâu nhưng cũng phải chết, cũng phải hết tuổi thọ và cũng phải tái sanh ở cảnh giới khác, cứ tiếp tục như vậy.

 Khi chúng sanh nỗ lực nhiệt tâm tu tập để đoạn trừ các lậu hoặc phiền não, và khi các phiền não lậu hoặc đã được đoạn tận, mầm móng tái sanh đã được tuyệt trừ tận gốc, không còn sự tái sanh nữa, thì đây được xem như là vượt khỏi tầm mắt của thần chết. Ngụ ý nói rằng đối với vị ALaHán, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, sau đời sống này không còn đời sống khác, vì không có sự tái sanh cho nên không còn sự chết. Ðây mới thật sự là vượt khỏi tầm mắt của thần chết, không bị nằm ở trong quyền lực của tử thần.

 Khi nói đến việc tu tập, trước nhất là người Phật tử sau khi có niềm tin  vào Phật pháp, với tâm nguyện sẽ tu tập, mặc dầu chuyện đầu tiên tập sự làm các công đức phước báu như là bố thí trì giới chẳng hạn, nhưng chúng ta cần phải biết nếu chúng ta chỉ cần tạo các công đức, các thiện nghiệp để chúng ta hưởng được an lạc đời này đời sau, thì điều đó chỉ có nghĩa là chúng ta làm chỗ nương tựa, để ngăn chặn con đường ác đạo thôi chứ chúng ta chưa phải là vượt tầm mắt thần chết. Bởi vì khi chúng ta còn chấp nhận phước báu, một thiện nghiệp như là hành trang để tái sanh ở trong tương lai, ở những cảnh giới an lạc như ở cõi người, cõi trời, cõi Phạm thiên. Khi chúng ta vẫn còn chấp nhận như vậy có nghĩa là chúng ta vẫn còn lệ thuộc trong quyền lực của tử thần, chúng ta vẫn còn đứng trong tầm mắt của thần chết. Không ai mà không chết ở trong thế gian này, cũng giống như một vật thể nào đứng trong khoảng trống vừa tầm máy nhiếp ảnh có thể ghi nhận được thì gọi là không vượt khỏi tầm máy nhiếp ảnh, cũng như thế  hễ còn thân ngũ uẩn, còn hiện hữu trong cõi đời này, tức là còn nằm trong tầm mắt của thần chết, không thể chấm dứt.

Do vậy người Phật tử cần tu tập tiến bộ hơn: Sau khi đã luyện tâm của mình tu hướng theo đường thiện, làm được các công đức phước báu và tâm đã sẵn sàng, đã thuầu thục. Thì bây giờ cứu cánh của chúng ta không phải ở cõi người cõi trời trong tương lai, cứu cánh phạm hạnh của chúng ta là mục đích giải thoát, cuộc đời này nhiêu khê đày đọa, quá nhiều phiền lụy, cho nên chúng ta cần giải thoát khỏi cõi đời này, cần phải thoát khỏi quyền lực của sanh tử, tử sanh, tức là thoát khỏi quyền lực của sự sống và sự chết, như vậy mới hoàn toàn giải thoát và an vui.

Khi muốn trốn thoát khỏi sự sanh tử luân hồi,  người Phật tử cần phải có trí tuệ, cần phải có sự khéo tác ý để nhìn thấy rõ bản chất của thân này, luôn luôn chúng ta phải biết thân này là giả tạm, sắc uẩn do tứ đại hiệp thành, do duyên của nghiệp thủ tạo sắc thân này, do duyên của vật thực tạo sắc thân này, do duyên của thời tiết làm cho phát triển thể xác này và do duyên của tâm sanh khởi tạo nên sự hoạt động của xác thân này.

Mà hễ cái gì sanh khởi do nhân, do duyên, thì cái đó sẽ bị biến hoại, vì sao vậy ?, Bởi vì do nhân và duyên, bởi vì năng duyên có mặt mới có sở duyên, và năng duyên không có mặt thì sẽ không có sở duyên, bởi vậy sắc thân này giả tạm, và ở đây đối với danh uẩn, tức là thọ, tưởng, hành, thức, tâm này cũng vậy, luôn luôn có sự vô thường, biến hoại, có sự đổi thay, và chính vì sự biến hoại vô thường biến đổi đó cho nên tâm này khi chúng ta chưa diệt trừ được phiền não, thì luôn luôn chúng ta có sự khổ ưu, có sự phiền toát, sự phiền toái đó là do chúng ta bị chi phối bởi ngoại cảnh, và chúng ta có thể bị chi phối phiền toái do những hiện tượng ở bên trong khi chúng ta thấy cảnh vừa lòng thì khởi lên sự tham muốn, và khi tham muốn đạt không được và không thoải mãn, thì lúc bấy giờ khởi lên tâm ưu bi và cứ như vậy luôn luôn chúng ta bị dằn vặc, bị dày xéo.

Trong sự tu tập, thật sự ra tâm lý của một số người, một số chúng sanh khi họ nghe đến sự tu tập và để cuối cùng hoàn toàn biến mất ở trên cõi đời này, hoàn toàn không còn sự hiện hữu ở trên cõi đời này, thì họ đâm ra sợ hãi, hốt hoảng lo âu rằng mình đã bỏ công tu tập, tạo nhiều phước báu, nhiều thiện pháp để cuối cùng không còn cái gì cả, như vậy thì uổng quá. Nhưng thưa quí vị, đó là đối với những hạng người, những chúng sanh, mà trí tuệ của họ chỉ còn nằm ở trong tầng trí tuệ hiệp thế, chứ họ chưa đạt được trí tuệ siêu thế và những người này họ chưa từng cảm nhận được sự khổ và có ý muốn thoát khỏi sự khổ đó một cách trọn vẹn, cho nên người này mỗi khi nghe đến sự tu tập để cuối cùng chứng quả ALaHán, Vô Dư Y Niết Bàn, thì họ cảm thấy hốt hoảng và cảm thấy sợ hãi.

Nhưng nếu như người Phật tử chúng ta là một người Phật tử có trình độ tu tập cao, và nhất là chúng ta thuần thục trong việc suy quán, thấy cuộc đời này rất là phiền toái, kiếp này chúng ta sanh ra làm người sau khi chết, rồi trưởng thành đi học tập, chữ nghĩa, học tập nghề nghiệp để có được kiến thức, có được nghề nghiệp tương đối là thành thạo điêu luyện, thế rồi khi chúng ta chết chúng ta phải tái sanh trở lại ở cảnh giới khác, chúng ta phải bỏ và làm lại từ đầu tất cả, như vậy thì rất mệt mỏi, người nào có tu tập một thời gian, người đó cảm thấy nhàm chán đối với thế gian này, mệt mỏi đối với sắc thân ngũ uẩn này, thì người đó mới gọi là thật sự tiến gần đến sự giải thoát, gần đến Niết Bàn. Còn khi chúng ta tu tập, chúng ta vẫn còn vui cười, vẫn còn hoan hỷ với hội chúng, hoan hỷ với những thiện pháp nhỏ nhặt mà chúng ta làm được, chúng ta vẫn còn hoan hỷ trong sự tái sanh, vẫn còn hoan hỷ trong những hưởng thụ các dục lạc, thì như vậy trình độ tu tập của chúng ta chưa phải là cao lắm.


Chúng ta nên quán vô thường. Không phải bằng cách là suy nghĩ với thí dụ thân như bọt nước, thân như huyễn cảnh để mà có thể suy nghĩ quán vô thường, mà bất cứ hiện tượng gì làm chúng ta thấy được thấy được khía cạnh có sanh có diệt ấy biến đổi luôn luôn, có tánh chất không trường tồn vĩnh hằng, dầu đó là một ấn tượng, một lá cây rơi hay là một bình gốm bị bể, hay một cành hoa úa tàn, chúng ta có thể lấy bất cứ hình ảnh nào đó có thể gợi cho chúng ta được một trí tuệ, để thông thấu được lý vô thường đó là việc tu tập.

No comments:

Post a Comment