Hỏi:Tại sao có những trường hợp một người sanh vào địa ngục vì kiến chấp sai lạc?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 30-8-2013 Từ Minh chuyển biên)
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 30-8-2013 Từ Minh chuyển biên)
TT Pháp Đăng: Trong câu thảo luận số 2, thấy và hiểu không đúng là do tà kiến. Thích thú điều không đúng gọi là tham. Tâm tham có tà kiến sẽ rất nguy hại. Có rất nhiều tôn giáo hiện nay nói lên vấn đề giết hại người khác. Ở đây, người có tà kiến nghĩ rằng giết hại người khác sẽ sanh về cõi trời. Tư tưởng đó cũng rất nguy hiểm. Trong Tăng Chi Bộ kinh, Tăng Chi Pháp Một Chi, Đức Phật tuyên bố, người có lý thuyết sai giống như một cái lưới trong dòng nước dính những con cá bơi mắc vào những cái lưới đó. Nếu một người có một sai lầm khiến mình hành sai lầm bị đi vào trong địa ngục. Mình nói rằng có lẽ do mình nhưng thật sự do người đó. Trong đời có nhiều tà kiến như thuyết Luân Hồi Tịnh Hoá nói rằng đời không có nhân quả. Cuộc đời của mình như một cuộn chỉ chảy dài, chảy hết sẽ hết. Sanh đến 100 ngàn kiếp hay 96 ức kiếp, mình sẽ trong sạch. Khi hiểu như vậy, tà kiến của mình sẽ quá nhiều nên không tin nhân quả. Do vậy, khi tâm tham có tà kiến sẽ cho ra quả khổ nhiều. Khi nói về địa ngục nói chung, có nhiều tầng địa ngục nói riêng. Chúng sanh do tà kiến sẽ sanh vào địa ngục không gian hay A Tỳ nơi hành hình tội nhân hướng ngược đầu xuống như những con dơi đi ngược chân lên và đầu hướng xuống. Có những địa ngục không khác biệt sự đau khổ. Nhưng có những địa ngục khác biệt sự đau khổ. Cũng vậy, ở đời, có tội năng, tội nhẹ. Tại sao tà kiến? Trong kinh Tăng Chi, Pháp Một Chi, Đức Phật tuyên bố, “Trong tất cả sự bơn nhơ, không có bợn nhơ nào bằng tà kiến.” Khi một người hiểu sai lầm hoặc có kiến chấp sai lầm sẽ rất nguy hiểm.
Giống như hai vị tu hành hạnh ngưu học giả, cẩu học giả (tu hành hạnh con chó hay con bò) đến hỏi Đức Phật. Đức Phật nói rằng nếu ăn giống con chó, ngủ giống con chó, suy nghĩ giống con chó, có sở hành, tư tưởng giống con chó sẽ sanh làm con chó. Tu hạnh con chó, ăn như con chó, ngũ như con chó, suy nghĩ như con chó, nghĩ rằng ta sanh về cõi trời này, kia sẽ bị đoạ vào địa ngục. Tại sao? Tâm tham có thể đưa đến tâm tục sinh là thẩm tấn sinh vào súc sanh. Nhưng tâm thẩm tấn do tà kiến mạnh sẽ bị sanh vào địa ngục. Nếu hiểu tâm tục sinh, Đức Phật nói, tâm thẩm tấn đưa đến bốn đường ác đạo được gọi là tưởng đồng và thân dị, tức chúng sanh đó có một tưởng tục sinh nhưng thân súc sanh khác nhau (thân địa ngục, ngã quỷ, A Tu La). Như vậy, chỉ có một tâm đi tục sinh bốn đường này. Như vậy, ta hiểu tại sao Đức Phật nói người này nặng tâm tham, sân, si, tà kiến phải sanh vào những cảnh giới khổ đau hơn. Cũng là đưa đến tâm tục sinh nhưng nặng tà kiến nên người đó sanh vào địa ngục. Trong kinh Tương Ưng, Đức Phật nói, nếu chúng sanh đoạ vào địa ngục, từ địa ngục, sanh làm xúc sanh hay ngạ quỷ cũng rất khó. Từ địa ngục sanh vào địa ngục nữa rất nhiều. Từ địa ngục, sanh ra làm súc sanh rất khó.
Có nhiều câu chuyện kể như súc sanh tôn kính Pháp như thiên tử ếch được sanh về cõi trời. Chúng ta nghe những câu chuyện về vị Kosaka sanh làm chó, kiếp sau được sanh làm vị thiên tử Kosaka. Thật sự, chúng sanh từ địa ngục sanh ra, được sanh về cõi trời rất hiếm hoi. Chúng ta thấy Đức Phật tuyên bố trong bài kinh Hiền Ngu và Viên Xứ cũng có mô tả vấn đề này. Trong kinh Tăng Chi, Đức Phật cũng nói vấn đề này rất nhiều. Tại sao như vậy? Thông thường, người làm việc ác, hiện báo nghiệp cho họ quả khổ, sanh báo nghiệp cho họ quả khổ, hậu báo nghiệp nhiều kiếp dẫn họ sanh vào trong địa ngục. Như trong câu chuyện, tỳ khưu Lokasavisa, từ kiếp địa ngục được sanh làm chó đói, ngạ quỷ đói rất nhiều, nhiều kiếp. Còn dư xót kiếp này tỳ khưu được sanh làm Lokasavisa cũng vẫn bị đói.
Chúng ta thấy tại sao trong tám tâm tham gồm có bốn tâm tham hợp ngã mạn, bốn tâm tham hợp với tà kiến. Có những tâm sở tham sanh ra tâm tham không có tà kiến, ngã mạn. Tuy nhiên, mỗi chúng sanh có những tâm sân, tâm si hoài nghi, phóng dật khác nhau. Trong A Tỳ Đàm nói 12 tâm bất thiện đưa đi tục sinh. Tâm si phóng dật không có khả năng, còn lại 11 tâm, chỉ đưa ra một tâm thẩm tấn bất thiện tái sanh vào bốn đường ác đạo. Chính vì vấn đề này nên chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều. Tại sao 11 tâm bất thiện chỉ đưa ra một tâm tục sinh thẩm tấn mà thôi? Do vậy, khi nói đến tưởng đồng, thân dị, tức thân súc sanh là khác, thân ngạ quỹ là khác, thân địa ngục là khác, thân A Tu La là khác, nhưng chỉ có một thứ tâm đi tục sinh. Như vậy, ta thấy rằng tất cả những người nào có tà kiến và truyền bá tư tưởng tà kiến rất nguy hại. Trong kinh Tăng Chi, Đức Phật nói, có một người xuất hiện đó là Đức Phật. Nhưng cũng có những người xuất hiện như lục sư ngoại đạo giống như cái lưới dính những con cá. Chúng sanh do những tà kiến nhiều kiếp luân hồi nên khi họ sanh gặp những tôn giáo tà kiến này lại rất thích thú. Trong khi đó, họ lại không tu tập được những tôn giáo chánh kiến. Ngược lại, họ lại cố chấp vào tà kiến. Trong đời sống hiện tại, lúc Đức Phật độ đời, nhiều lục sư ngoại đạo, bao nhiêu người đi theo Đức Phật? Họ chấp chặt những quan kiến sai lầm. Cuối cùng họ chết, không thấy tái sanh về cõi vui.
Trong kinh Trung Bộ, bài kinh Vatta, Bà La Môn đọa đến cõi Đức Phật. Đức Phật nói, “Ta nhớ 91 kiếp không thấy người ngoại đạo sanh về cõi trời. Chỉ có một người nói về nhân quả và tin nhân quả.” Trong khi vị Bà La Môn hỏi, Đức Phật nói rằng những người đệ tử Đức Phật không đắc đạo quả, sau khi chết sanh về cõi trời, không đếm hết được. Tại vì sao? Vì những người đệ tử của Đức Phật được Đức Phật nói nhân quả và tin nhân quả một cách triệt để. Ví dụ, người cư sĩ làm gì cũng tin vào năm giới. Họ giữ gìn không sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu. Những tôn giáo khác không nói nhân quả mang lại kết quả. Nhưng họ nói rằng có một đấng Thượng Đế, thần linh, hay một đấng nào đó ban phước, tha tội, làm người đó hết tội, cứu khổ, cứu nạn người đó. Đó là một tư tưởng không tin nhân quả. Vị thánh Tu Đà Hườn phải diệt tà kiến đầu tiên để trở thành vị thánh. Chưa chứng đắc đạo quả vẫn còn tà kiến. Nhưng nhờ học hiểu Phật Pháp, ta có tâm hiểu được nhân quả, tin Đức Phật là một đấng đạo sư. Đức Phật dạy chúng ta nhân quả, không vượt ngoài nhân quả. Tin Pháp Đức Phật là Pháp có trắng, có đen, có kết quả khổ, vui trong sự thực hành Pháp. Pháp siêu thế là Niết Bàn. Khi hiểu như vậy, ta sẽ có tri kiến chân chánh, biết Phật là vị đạo sư, là người thầy cho thuốc. Nếu ta không uống thuốc sẽ chịu cái chết. Đức Phật như người chỉ đường. Nếu không đi con đường này, lại đi con đường khác, ta sẽ phải chịu khổ đau.
Đức Phật nói, con người sanh vào địa ngục do tà kiến. Sanh vào súc sanh do có tâm tham. Ví dụ, thích hành như con chó là tâm tham. Nhưng ta hiểu rằng tu hạnh con chó sẽ bị sanh vào địa ngục thay vì cõi trời. Vị tổ sư của tịch sư nói làm cho người ta cười sẽ được sanh vào cõi trời Vi Tiếu? Khi hỏi, Đức Phật không trả lời. Vị này năn nỉ, Đức Phật nói, nếu làm người ta cười nghiêng, ngữa, cười ra nước mắt, không thấy được thế gian là khổ mà chỉ cười nghiêng, cười ngữa sẽ sanh xuống địa ngục Vi Tiếu. Địa ngục này đứng nhảy nhót, than khóc trên mảnh sắt nóng do che đậy sự thật khổ, không nói về khổ, làm cho người khác cười nghiêng, cười ngữa, cười ra nước mắt. Trong khi đó, các vị tổ sư, tịch sư nói làm cho người ta cười sẽ sanh cõi trời. Giữa Đức Phật và các vị tổ sư, Đức Phật là vị có chánh trí. Ngài biết được sở hành này, làm vậy, bản thân của mình không thấy khổ nên mình phải triền miên vào luân hồi, cõi khổ. Bởi vì không thấy khổ, không làm phước, ta không chịu tu tập. Một người biết khổ, tối thiểu nếu không thể tu tập được cũng biết bố thí, cúng dường. Sau khi chết, họ sanh về cõi vui rất dễ dàng. Một người không biết khổ, không bao giờ làm gì để diệt khổ, không làm phước trong đời sống của họ. Sau khi họ chết sẽ sanh vào cõi khổ. Do vậy, Đức Phật nói, một người chấp chặt tà kiến là điều nguy hiểm nhất.
Người Phật tử nói đạo nào cũng tốt. Nhưng thật sự, đọc kỹ trong kinh điển, Đức Phật nói lục sư ngoại đạo đương thời bấy giờ giống như những cái lưới. Họ nói về thường kiến, đoạn kiến, vô nhân kiến, vô quả kiến, vô hành kiến. Có nhiều vị ngoại đạo nói rằng mình luân hồi giống như cuộn chỉ. Đến thời gian nào đó, cuộn chỉ chạy hết. Không có nhân quả, không có sự tu hành, không có tội phước. Mình ở đời giống như trúng số nói tôi hên quá! Hôm nay ra đường gặp người ta giúp đỡ nói tôi hên quá! Ra đường gặp chuyện trắc trở nói hôm nay tôi xui quá! Nhưng thật sư, chuyên trắc trở ngoài đường của mình cũng là nhân quả. Chuyện mình giúp người ta và bây giờ được người ta giúp mình lại cũng là nhân quả. Không thể nào có chuyện hên xui. Nếu mình nói hên xui giống như câu chuyện Luân Hồi Tịnh Hoá, tức luân hồi thời gian tự trong sạch, không có nhân quả, tội phước. Chuyện vui buồn của mình, tình cờ, hên xui, may rủi, 31 bước qua, 33 bước lại hoàn toàn không có nhân quả. Những trường hợp này là những tư tưởng sai lầm. Người Phật tử luôn có tư tưởng sai lầm này sẽ không tin tội phước, không tin ngày xưa mình làm nghiệp ác. Ví dụ, thời kỳ Đức Phật, có những người thiện nam đưa Đức Phật đi ra, đi về Tịnh Xá bị bò mộng húc chết. Hoặc những người cư sĩ tu Bát Quan Trai giới ra rửa mặt bị người ta đánh chết. Do ngày xưa, đánh giết người ta nên bây giờ bị người ta đánh giết trở lại. Không phải là tự nhiên mà do nhân quả. Đức Phật nói, nghiệp quả đến trổ. “Dẫu có ẩn biển thẩm. Dẫu có ẩn không gian. Chui hang sâu, núi vắng. Mà chẳng trốn tránh dễ dàng.” Bài kệ Đức Phật nói là một kệ ngôn sâu xa về nghiệp lực và tinh thần nhân quả.
Do vậy, trường hợp tà kiến rất nguy hại. Những người chết, Đức Phật nói, đoạ vào địa ngục nhiều như lông con bò. Người sanh về cõi trời ít như sừng con thỏ. Bởi vì chúng sanh có tà kiến quá nhiều. Đa số người Phật tử nói tôn giáo nào cũng tốt. Họ mặc nhiên chấp nhận những tôn giáo không tin nhân quả, tin có ai cứu khổ, cứu nạn, rửa tội, ban phước, tạo hoá càng khôn. Họ tin một cách sai lầm thì làm sao đời kiếp nào họ có thể thoát ly luân hồi được? Biết đời nào họ sanh làm người tam nhân để có kiến đắc được đạo quả? Đức Phật nói, tà kiến không cho mình làm người tam nhân. Tà kiến là kiến chấp sai lầm nên cuối cùng tà kiến mang lại sự khổ đau trong địa ngục lâu dài. Tham là một trạng thái dính mắc. Nhưng tà kiến không tin tội phước. Điều đó rất nguy hiểm. Tà kiến có vô nhân kiến, vô quả kiến, vô hành kiến, thường kiến, đoạn kiến. Đó là những người nghĩ chết là hết. Trên đời, những người nghĩ chết là hết là tà kiến. Hoặc nghĩ chết kiếp này sẽ làm người tiếp rất nguy hiểm. Không chấp nhận có nhân. Nhân có năm nhân. Không chấp nhận có quả. Không chấp nhận có hành động của mình. Nghĩa là hành động của mình làm, thân hành, khẩu hành, ý hành do vui buồn, không phải do chủ ý. Đó cũng là tà kiến. Ta hiểu tại sao tà kiến rất quan trọng bởi vì Đức Phật nói “Tà kiến là sự bợn nhơ tối thượng.”
No comments:
Post a Comment