Hỏi: Trong kinh Tăng Nhứt A Hàm. Ðức Phật dạy : Có ba hạng còn giữ lại bí mật của mình, không cởi mở : hạng phụ nữ không cởi mở, giữ bí mật . Tri kiến thần gí được giữ kín, không cởi mở. Tà giáo được giữ kín, không cởi mở. Giáo Pháp và Giới Luật do một vị Phật toàn thiện công bố thì rực rỡ chói sáng trong thế gian, chớ không giữ kín. Kính xin giảng rõ cho con về ý nghĩa câu kinh này
(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Ðẳng trả lời : Khi Ðức Phật dạy như vậy, Ngài nói về phần đông thôi.
Riêng đối với Ðức Phật thì ở đây chúng ta thấy rõ ràng ý của Ðức Phật Ngài muốn dạy những lời của Ngài mà giáo pháp của Ngài đưọc phơi bày rõ ràng và khi mà được gọi là phơi bày rõ ràng thì không có gì gọi là ẩn khuất và dấu kín, giáo pháp của Ðức Phật nói một cách khác gọi là hiển giáo và cái cơ sở và giáo lý của Ðức Phật đã mở rộng như là một cuốn sách mở rộng cho bất cứ ai đến chiêm nghiệm chứ không phải có một cái gì để nắm giữ lại như là Ðức Phật Ngài đã tuyên bố rất là nhiều lần, Ngài không phải là vị Thầy với bàn tay nắm lại, những gì mà Ngài muốn giữ riêng cho Ngài hay là có những điều bí mật mà không có trình bày được.
Và Ngài dạy trong thế gian này có ba điều mà người ta giữ kín thôi, thứ nhứt như là chúng ta đã được đọc là ngừơi phụ nữ thì sống không có thể nào bộc bạch hết những gì thuộc về mình, thật ra người phụ nữ có nhiều lý do, lý do để bảo vệ cái đẹp cũa mình, lý do là vì tâm tư tương đối là có phức tạp.
Và điều thứ hai là chúng ta nói đến bùa chú hay là chú thuật, chú thuật cái gì mà ngừơi ta biết thì nó không có linh, về điểm này nó là một câu chuyên dài có đôi lúc chúng ta nghe được những ngừơi học về bùa, giả sử như một người mắc xương họ vẽ chữ NGƯ mình thấy giống lá bùa nhưng mà là cá thôi, nhưng mà nếu chúng ta biết chữ NGƯ là cá thì tự nhiên nó không có linh nữa và ngừơi ta thường dùng chữ "linh tại ngã bất linh tại ngã". Những vị mà họ luyện bùa chú hay chú thuật thì họ không có tỏ rõ cái gì mà họ làm như là một cái mẹo vậy.
Và điều thứ ba tà giáo luôn luôn gìn giữ lại, chúng ta biết rằng trong cuộc sống này cái gì thật sự mình bày tỏ ra, tức là mình không có ái ngại mình có sao thì nhận như vậy, người ta khen cũng được người ta chê cũng được, đẹp cũng được xấu cũng được mình là mình thôi, nhưng mà cái bản chất cố hữu của ngừơi phụ nữ không phải tất cả nhưng mà hầu hết phụ nữ ví dụ như thích trang điểm để làm đẹp, như ngừơi ta nói rằng ngừơi đàn ông ra đừơng một ngừơi vợ khác, về nhà một ngừơi vợ khác có nhiều ngừơi họ đẹp vì sự trang điểm của họ và nếu họ không trang điểm khi đi ra ngoài họ cảm thấy không thoải mái đó là một trong những đặc tính của người phụ nữ, và rồi ngừơi phụ nữ thì thừơng có những chuyện hay vui hay buồn và trong cái vui cái buồn mà nói hết thì đôi khi nó cũng khó nói, cái tâm tư hơn khó nói thành ra có rất nhiều phương diện mà ngừơi phụ nữ đa phần là không có thể biểu lộ một cách thoải mái như là người nam, ví dụ chúng ta sống Hoa kỳ hay là ở các quốc gia Âu Châu thì họ thường kỵ về vấn đề tuổi tác chẳng hạn, ngừơi phụ nữ mà bị hỏi về tuổi tác là một sự xúc phạm rất là lớn, không phải ai cũng không muốn nói về tuổi tác của mình nhưng phần đông bên đây ngừơi ta rất là sợ già nua, họ thường nói về ngày sinh nhật là ngày mấy nhưng họ không nói họ bao nhiêu tuổi , và hỏi bao nhiểu tuổi bên này là một cách giao thiệp của xã hội.
Và thời Ðức Phật cũng vậy và hôm nay cũng vậy có lẽ sau này cũng vậy riêng về đời sống cái tâm trạng phụ nữ có nhiều điều mà không có bộc lộ rõ ràng , ví dụ như đối với Ðạo Phật lời dạy của Ngài rất là rõ về cái giá trị của chánh pháp chứ không phải như khi mình luyện bùa luyện chú mà mình phải chứng tỏ mình phải có cái này hay, có khả năng phi thừơng này hay khả năng phi thường khác, ở trong Ðạo Phật thì Ðức Phật Ngài đặt nặng về giáo dục, nặng về khả năng lãnh hội , nặng về khả năng áp dụng trong đời sống, như vậy nếu chúng ta sống với đạo thì chúng ta sống rất thực ngay cả cái tham sân si phiền não mà một vị Tăng sĩ có thể nhận rằng mình vẫn còn phiền não và vị đó không phải có tội và vị đó rất là thành thực bởi vì mình còn phiền não thì mình nhận là mình còn phiền não, chúng ta không thể vin vào điều này mà nói họ có tội được.
Cho nên Giáo Pháp của Ðức Phật mở rộng như là bầu trời mênh mông ở đó mọi ngừơi đến, và theo Tam Tạng kinh điển không phải chúng ta Phật tử chúng ta mới có quyền đọc và nếu chúng ta không phải là Phật tử thì chúng ta không có quyền đọc đúng ra thì có vài truyền thống Phật Giáo quan niệm rằng giới luật của ngừơi xuất gia thì ngừơi cư sĩ không được quyền đọc việc đó chỉ là một việc riêng một tông phái một địa phương mà thôi, chứ tất cả các quốc gia khác thì hễ đã gọi là kinh điển của Ðạo Phật thì ai muốn đọc thì đọc, thật sự cấm thì cấm cũng không đựơc làm sao mà cấm trong thời đại này không có cách gì mà cấm được hết , mà đã không cấm đựơc tại sao chúng ta phải cấm, thì nói chung là Giáo Pháp của Ðức Phật là giáo lý tỏ rạng để mà mọi ngừơi cùng đến đó để trắc nghiệm.
No comments:
Post a Comment