Hỏi: Phải chăng chính sự hiểu biết đúng đắn khiến sự chủ tâm (cetana) trong ác hạnh yếu và cũng chính sự hiểu biết khiến sự chủ tâm trong thiện hạnh mạnh mẽ?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 30-8-2013 Từ Minh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu: Ngài Nāgasena trả lời nhà vua rằng người làm ác không có hiểu biết tội nặng hơn. Ngược lại, người làm ác có sự hiểu biết tội nhẹ hơn. Bởi vì nhờ có sự nhận biết hay một chút ý thức khiến tâm bất thiện của họ bị giảm mãnh lực. Họ không làm bằng tâm vô trợ, thọ hỷ, tương ưng với tà kiến vì đã có sự hiểu biết. Ví dụ, người Phật tử chúng ta làm một bất thiện nghiệp với tâm hiểu biết sẽ giúp ngăn chặn mối đe doạ quả nhị thục trong tương lai. Cũng vậy, khi ngài Nāgasena cho ví dụ về một người do có sự chuẩn bị bằng sự hiểu biết và kiến thức, khôn ngoan, khéo léo sẽ có ý thức và ném cục than lữa nóng từ bên này qua bên kia một cách nhanh nhẹn. Do vậy, người này ít bị phỏng vì đã có sự chuẩn bị rõ ràng khi nào nắm lên hoặc ném xuống hòn than nóng. Ngược lại, một người không hiểu biết giống như một người dốt nát, khờ khạo sẽ bị phỏng nặng hơn vì chỉ biết nắm chặt hòn than lữa và không chịu buông ra. Do vậy, chính sự hiểu biết giúp tâm bất thiện giảm đi mãnh lực để trổ quả.
Về tâm thiện, nhờ sự hiểu biết giúp nâng cao sức mạnh của động lực thiện, đưa đến quả dị thục tốt đẹp hơn. Vì sự hiểu biết quan trọng như vậy, nên mỗi khi làm phước, người Phật tử chúng ta cần nên áp dụng trí tuệ để suy tư (vị tư hậu) để phước báu được tốt hơn. Khi vạn bất đắc dĩ, chúng ta phạm vào lỗi lầm chính do hiểu biết này sẽ làm cản trở bớt mãnh lực trong thiện và được nhẹ tội phần nào. Đó là xét về luật nghiệp báo nhân quả hay tinh thần của Phật giáo. Nhưng về luật bên ngoài, người ta thường nói câu “Không biết, không có tội”. Người làm tội không biết luật pháp vua đã cấm chế sẽ không bị đem ra xét xử vì "Không biết, không có tội". Đối với luật nghiệp quả không được như vậy.
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 30-8-2013 Từ Minh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu: Ngài Nāgasena trả lời nhà vua rằng người làm ác không có hiểu biết tội nặng hơn. Ngược lại, người làm ác có sự hiểu biết tội nhẹ hơn. Bởi vì nhờ có sự nhận biết hay một chút ý thức khiến tâm bất thiện của họ bị giảm mãnh lực. Họ không làm bằng tâm vô trợ, thọ hỷ, tương ưng với tà kiến vì đã có sự hiểu biết. Ví dụ, người Phật tử chúng ta làm một bất thiện nghiệp với tâm hiểu biết sẽ giúp ngăn chặn mối đe doạ quả nhị thục trong tương lai. Cũng vậy, khi ngài Nāgasena cho ví dụ về một người do có sự chuẩn bị bằng sự hiểu biết và kiến thức, khôn ngoan, khéo léo sẽ có ý thức và ném cục than lữa nóng từ bên này qua bên kia một cách nhanh nhẹn. Do vậy, người này ít bị phỏng vì đã có sự chuẩn bị rõ ràng khi nào nắm lên hoặc ném xuống hòn than nóng. Ngược lại, một người không hiểu biết giống như một người dốt nát, khờ khạo sẽ bị phỏng nặng hơn vì chỉ biết nắm chặt hòn than lữa và không chịu buông ra. Do vậy, chính sự hiểu biết giúp tâm bất thiện giảm đi mãnh lực để trổ quả.
Về tâm thiện, nhờ sự hiểu biết giúp nâng cao sức mạnh của động lực thiện, đưa đến quả dị thục tốt đẹp hơn. Vì sự hiểu biết quan trọng như vậy, nên mỗi khi làm phước, người Phật tử chúng ta cần nên áp dụng trí tuệ để suy tư (vị tư hậu) để phước báu được tốt hơn. Khi vạn bất đắc dĩ, chúng ta phạm vào lỗi lầm chính do hiểu biết này sẽ làm cản trở bớt mãnh lực trong thiện và được nhẹ tội phần nào. Đó là xét về luật nghiệp báo nhân quả hay tinh thần của Phật giáo. Nhưng về luật bên ngoài, người ta thường nói câu “Không biết, không có tội”. Người làm tội không biết luật pháp vua đã cấm chế sẽ không bị đem ra xét xử vì "Không biết, không có tội". Đối với luật nghiệp quả không được như vậy.
No comments:
Post a Comment