Hỏi: Niệm đối với ta là gây thúc.
(Bài giảng trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
(Bài giảng trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng: Chúng ta làm việc gì thì chúng ta đặc biệt là phải có cái tâm, chúng ta làm việc gì thì chúng ta cũng phải có sự gắng bó, nhưng trong sự gắng bó của tâm của ý thì Niệm chính là cây gậy thúc, Niệm làm cho chúng ta áp sát và dán chặt.
Các vị thiền sư thường nhắc chữ "nương nhớ và biết mình" và khi mình nói đến phóng dật là quên mình. Dĩ nhiên qúi vị chấp nhận Phật Pháp, chúng ta chấp nhận một lối sống, chấp nhận một số giá trị nào đó, nhưng thiếu Chánh Niệm thì chúng ta không có được sự bền bỉ, thiếu Chánh Niệm thì chúng ta rất dễ lơ là, thiếu Chánh Niệm thì như con trâu cày không có cái gì để thúc đẩy nó.
Chúng tôi không biết là từ bao giờ nhưng ở miền quê người cày ruộng thường hò hét con trâu là "thá" là "ghí", rồi có khi họ lấy cây gõ vào mông. Thì chúng ta tưởng tượng là con trâu hay con bò cày từ giờ này qua giờ khác, từ luống cày này qua luống cày khác, từ thửa ruộng này qua thửa khác, nó sẽ không tập trung được nếu không có cây gậy thúc, không có cái roi để thúc, không có tiếng hô của người cày chẳng hạn. Đời sống của chúng ta có những việc làm mà được xem là kéo dài trong thời gian, cho dù chúng ta có lòng đi nữa thì một lúc chúng ta sẽ lơ là, như vậy chúng ta phải có Niệm. Chánh niệm nó thường xuyên nhắc chúng ta trở lại là chúng ta đang làm gì. Do vậy đối với người tu tập một điều đáng sợ nhất là quên mình và một điều đáng hoan hỉ nhất là khả năng Chánh Niệm, khả năng nhắc nhở, nhắc nhở giờ phút đó mình đang ở đâu, mình đang làm gì, thân mình như thế nào, tâm mình như thế nào, và có thể chúng ta tưởng tượng bằng cách theo dõi hơi thở, đây là hơi thở ra, đây là hơi thở vào, thở ra dài thở vô dài, thở ra ngắn thở vô ngắn, những điều đó trả chúng ta về cái hiện thực cái gì đang xảy ra đối với thân và tâm của mình. Và Chánh Niệm có khả năng ở đây như gậy thúc là nhắc chúng ta không quên mình.
Chúng tôi ở gần một người mà người này không biết bị bịnh gì mà hay nói lớn nói ào ào dù là một người hay là có khách đến cũng vậy, đã có tính hay nói mà lại còn nói lớn, lâu lâu chúng tôi ở trong phòng có khách đến chúng tôi nghe vị này nói chuyện rổn rảng, nói từ đầu tăng xá đến cuối tăng xá cũng nghe được, thì chúng tôi ra nhắc là hoan hỉ nói chuyện nhỏ lại một chút tại vì có người nghe, thì nếu chúng tôi nhắc thì một ngày mấy chục lần cũng không hết, tại vì nhắc được một vài lần rồi sau đó cũng trở lại nói lớn, thí dụ như là nói mấy câu đầu nói lớn khi nhắc thì vị đó nói nhỏ lại, thậm chí sau này vị đó nói với chúng tôi rằng khách thì khách mình nói chuyện đâu có sao đâu. Nhưng thật sự điều đó là điều quên mình, người có Chánh Niệm là người biết cái gì vừa phải. Thí dụ mình có tật là hay nói về bản thân của mình, đúng ra mình nói chuyện với ai mình cũng than ngắn thở dài cũng nói bản thân của mình cái đó cũng là một sự thất niệm. Mình có Chánh Niệm thì mình hiểu là nói cái gì vừa phải cái gì cần thì nói, không cần thì thôi chứ không nên ngồi đó nói những chuyện thừa thãi, đó là làm mất thì giờ người khác.
Nhưng nói chung thì Chánh Niệm đặc biệt được Đức Phật Ngài đề cập đến đây là giống như cây gậy thúc hay cây roi. Và từ chỗ Đức Phật đề cập đến nông cụ và hạt giống thì Ngài bước qua một đoạn khác ở trong đoạn này Ngài nói về một mảnh đất sẵn sàng để gieo trồng, mảnh đất đó phải được dọn sạch cỏ hoang, mảnh đất phải được cày sới, mảnh đất đó phải sẵn sàng đủ tốt để gieo trồng:
No comments:
Post a Comment