Có một vài Phật tử hỏi chúng tôi rằng tại sao Phật giáo Việt Nam có quá nhiều tranh chấp, tại sao Phật giáo Việt Nam có quá nhiều hiện tượng là người ta sẵn sàng chửi nhau, một vị Thiền Sư nổi tiếng cho đến một vị Hòa Thượng cao niên ai cũng có thể bị chửi dễ dàng, tại sao trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam có quá nhiều phân hóa. Dĩ nhiên chúng ta nói về chính trị, nói về chánh kiến, nói về lý do này lý do khác nhưng chúng tôi phải thưa một điều là bên cạnh đó còn có một lý do là chúng ta không có kiến hoà đồng giải, chúng ta có quá nhiều pháp môn, có quá nhiều tông phái, có quá nhiều sự thọ trì.
Nhưng sự tranh chấp giữa các người tu hành đặc biệt trên phương diện tôn giáo trên phương diện tông phái thì nó nặng về kiến chấp. Kiến chấp là đạo của mình đúng tông phái của mình đúng và tất cả phải đúng và nếu ai không làm theo thì chúng ta bực bội khó chịu. Không phải mới đây mà thời Đức Phật còn tại thế có nhiều lần có những vị bàlamon đến gặp Đức Phật với lời nói đầy sự sân hận, họ nói Đức Phật là
- "có biết ai là vị thanh tịnh, ai tốt đẹp không? Đó chính những vị gọi là bàlamon."
Đức Phật Ngài không trả lời trực tiếp mà Ngài nói rằng:
- "Ở trong đời này ai đoạn tận sân với tâm từ mẫn thanh tịnh thì Như Lai gọi vị ấy chính là Bàlamon."
Chúng ta đôi khi vì kiến chấp của mình mà quên đi cái giá trị căn bản. Giá trị căn bản này là tình người. Cho dù chúng ta có bao nhiêu sự khác biệt nhưng chúng ta vẫn là con người đối với con người, nếu chúng ta không có thể đối thoại một cách có hiểu biết và có thể nói chuyện với nhau với sự hoà nhã thì lý lẽ của chúng ta có mạnh đi nữa thì lý lẽ đó cũng không có cơ sở.
TTGiác Đẳng - Nguyên nhân tranh chấp - Minh Hạnh chuyển biên
No comments:
Post a Comment