Khi muốn trốn thoát khỏi sự sanh tử luân hồi đó, thì người Phật tử cần phải có trí tuệ, cần phải có sự khéo tác ý để nhìn thấy rõ bản chất của thân này, luôn luôn chúng ta phải biết thân này là giả tạm, sắc uẩn do tứ đại hiệp thành, do duyên của nghiệp thủ mà tạo sắc thân này, do duyên của vật thực mà tạo sắc thân này, do duyên của thời tiết mà làm cho phát triển thể xác này và do duyên của tâm sanh khởi mà tạo nên sự hoạt động của xác thân này.
Mà hễ cái gì sanh khởi do nhân, do duyên, thì cái đó sẽ bị biến hoại, vì sao vậy ?, Bởi vì do nhân và duyên, bởi vì năng duyên có mặt mới có sở duyên, và năng duyên không có mặt thì sẽ không có sở duyên, bởi vậy sắc thân này giả tạm, và ở đây đối với danh uẩn, tức là thọ, tưởng, hành, thức, tâm này cũng vậy, luôn luôn có sự vô thường, biến hoại, có sự đổi thay, và chính vì sự biến hoại vô thường biến đổi đó cho nên tâm này khi chúng ta chưa diệt trừ được phiền não, thì luôn luôn chúng ta có sự khổ ưu, có sự phiền toát, sự phiền toái đó là do chúng ta bị chi phối bởi ngoại cảnh, và chúng ta có thể bị chi phối phiền toái do những hiện tượng ở bên trong khi chúng ta thấy cảnh vừa lòng thì khởi lên sự tham muốn, và khi tham muốn đạt không được và không thoải mãn, thì lúc bấy giờ khởi lên tâm ưu bi và cứ như vậy luôn luôn chúng ta bị dằn vặc, bị dày xéo.
TT Giác Đẳng - Bài giảng trong lớp Diệu Pháp - Minh Hạnh chuyển biên
No comments:
Post a Comment