Hỏi. Thế nào là hạng người bóng tối hướng đến ánh sáng (tamo hoti jotitarāyano)?
(Bài giảng trong lợp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
(Bài giảng trong lợp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng giảng: Từ chỗ tối đi đến chỗ sáng thì chúng ta phải nhìn nhận trong một số các hình thái xã hội đặc biệt ở tại Hoa Kỳ lại cho chúng ta hình ảnh rất đẹp. Chúng tôi lấy ví dụ như là đất nước Hoa Kỳ chỉ có vọn vẹn 300 năm mà người ta xây dựng một quốc gia hùng cường vào bậc nhất thế giới, là tại vì xã hội này bảo đảm sự tự do phát triển của mỗi cá nhân. Chúng tôi không nói qua định cư ở Hoa Kỳ thì ai muốn làm sao cũng được nhưng mình phải nhìn nhận rằng có những người ban đầu họ khởi sự rất bình thường như ông Steve Jobs một người sáng lập ra công ty Apple mà ngày nay có Iphone cho chúng ta sài, ông lập công ty Apple từ trong một garage nhỏ ở San Francisco. Lúc bấy giờ mà so sánh với hãng IBM thì thật sự hai anh thanh niên nhỏ chế ra những cái computer trong garage mà so với công ty IBM thì không có nghĩa gì hết, nhưng ngày nay thì công ty Apple đã qua mặt công ty IBM. Điều đó cũng nhắc cho chúng ta thấy một sự kiện đó là người Mỹ ở xã hội Hoa Kỳ là xã hội họ không thích hay họ không chủ trương sự áp đặt có tánh cách lời nói quan lại thư lại mà thay vào đó là có luật chơi công bằng, nếu một người chịu khó, nếu một người có tinh thần sáng tạo, có thực tài, thì người đó vẫn có thể vương lên được. Riêng trong Đạo Phật thì Đức Phật Ngài không nói rằng cái sáng cái tối ở đây nó chỉ thuần có nghĩa là tầm thường, thành công hay địa vị thấp, địa vị cao. Ngài không nói như vậy. Ngài chỉ gọi chỗ "tối" ở đây là cái hoàn cảnh bất lợi khi sanh ra, thí dụ như nhà nghèo, ví dụ như khuyết tật, thí dụ như trong gia cấp thấp, nhưng chỗ "sáng" ở đây thì Đức Phật Ngài cho chúng ta một ý tưởng hoàn toàn khác, chỗ "sáng" ở đây Ngài không nói rằng người đó đạt bằng cấp cao hay người đó thế này thế kia, có địa vị trong xã hội. Mà cái "sáng" ở đây Đức Phật dạy rằng người đó đã thể hiện được thiện pháp ở trong đời sống của họ.
Chúng tôi có dịp đi cứu trợ bên Miến Điện, đi cùng với chúng tôi có mười mấy người Phật tử. Chúng tôi về những vùng để cứu trợ đó có cảm giác rất lạ lùng, chưa bao giờ đi đâu cứu trợ mà cảm giác nó đến với chúng tôi như vậy. Tất cả là 17 người ở trong đó có vài ba vị xuất gia còn lại là Phật tử đi về một nơi rất nghèo, rất hẻo lánh mà Việt Nam gọi là vùng sâu vùng xa. Nơi đó những người dân chân lấm tay bùn, nghèo khổ hoang dã, khi chúng tôi đến đó thì thấy cái chất của Phật Pháp cái chất của đạo của thiện tâm của những người đó ngời sáng, họ sáng trong sự thành thật của họ, ở trong tấm lòng của họ đối với Tam Bảo và họ tỏa sáng trong thiện pháp. Khi chúng tôi nhìn thì có thể nói chúng tôi có ít sự so sánh, nhưng phải nói số mười mấy người đến từ Úc từ Âu Châu từ Hoa Kỳ sang cứu trợ thì nếu đem những người này so sánh với những nạn nhân của thiên tai, thì những người từ Úc, Hoa Kỳ, Âu Châu qua nếu được chăng thì được về phương diện từ các quốc gia tương đối có tiền bạc hơn nhưng về đạo tâm về tư cách về chất thiện thì không thể so sánh với những người ở vùng quê đó được. Chúng tôi lấy ví dụ là họ có thể ngồi nghe Chư Tăng thuyết pháp trong thời gian một tiếng rất trang nghiêm thanh tịnh và bằng một thái độ rất cung kính là chúng tôi hiểu rằng Phật Pháp ở trong lòng họ có rất nhiều. Vì vậy những điều đó khiến cho chúng tôi nhớ đến Đức Phật Ngài dạy rằng có những người sanh ra ở trong bóng tối họ đi đến chỗ sáng, thì ở đó chúng tôi thấy rõ ràng là những người đó là những người miền quê những người sống ở những vùng hẻo lánh xa xôi nhưng nhờ vào Phật Pháp nhờ chất thiện ở trong lòng họ làm cho họ tỏa sáng. Thì thật ra trong phái đoàn ai cũng thương họ. Và chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng ngày nay ở giữa thành phố rất lớn có cuộc sống xã hội cực kỳ tinh vi, tinh vi về kỹ thuật, tinh vi về luật pháp, tinh vi về hệ thống phương tiện mà có những con người mà người ta gọi là những con quái vật, họ làm bao nhiêu những tội ác đối với xã hội là vì ở trong lòng họ không có chất thiện.
Thì như vậy khi Đức Phật Ngài nói rằng từ chỗ sáng đi đến chỗ tối, Ngài không nói rằng con người từ địa vị từ hoàn cảnh giai cấp thấp đến giai cấp cao, Ngài không nói như vậy, nhưng Ngài nói rằng: lẽ ra con người sanh ra trong nền giáo dục bị hạn chế như vậy thì họ không thể có được một tâm hồn hướng thượng hướng thiện cao như vậy, nhưng chuyện đó có, ở trong lịch sử của con người, có những con người tương đối rất gần với chúng ta, chúng tôi nói ví dụ như là tiến sĩ Ambedka, ông là một người xuất thân từ giai cấp cùng đinh của xã hội Ấn Độ, ông vươn lên trở thành một luật sư nổi tiếng và là người viết ra hiến pháp của Ấn Độ, là người đã đưa hàng triệu người Ấn Độ trở về với Đạo Phật. Thì Đức Phật Ngài trong lời nói rất giản dị của Ngài, Ngài đã khẳng định một điều rằng cái cá thể của người sanh ra trong một giai cấp cùng đinh (sumìta) được phép vào trong giáo pháp là tại vì Ngài thấy rằng cái tiềm chất tu tập để trở thành một người tốt có chứ không phải là không có. Và về điểm này thì Đạo Phật đã mang lại một niềm hi vọng rất lớn cho rất nhiều người vì cái khả thể đó chứ không phải Đức Phật Ngài nói rằng ở giai cấp nào thì vĩnh viễn ở giai cấp như vậy.
No comments:
Post a Comment