Sunday, September 29, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Tính cách đồng nhất như sự vô thường có cần được nhận thức bằng kiến văn bác học chăng?

Hỏi:  Tính cách đồng nhất như sự vô thường có cần được nhận thức bằng kiến văn bác học chăng? 

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 3-9-2013,Minh Hạnh chuyển biên và tóm tắt)

 TT Tuệ Quyền: Đứng trên cái nhìn của nhất thể thì chúng ta nhớ một điều vô thường là cái giá trị sự thật, dầu muốn hay là không muốn nó cũng là như thế, dầu cho người có học cao hay là người không học cao thì mọi người đều biết rằng cuối cùng cũng chết, không ai có thể trường sanh bất tử thì điều đó dẫu người thông mình mẫn tuệ hay một người tầm thường nhất thì cũng biết chuyện đó. Con người cũng sẽ già, cũng sẽ bịnh, rồi cũng sẽ chết, đây là sự thật. Nhưng con người cố tình tránh né sự thật đó. Một sự thật không cần phải có một kiến văn quảng đại, không cần thiết phải học cao hiểu rộng mới thấy được sự thật này.

 Có những người, chúng ta gọi theo người dân miền Nam gọi là bình dân học vụ, hay là kiểu người dân miền quê, họ là dân quê họ ít tiếp nhận nền văn minh những cái học cao hiểu rộng như những người khác hay có những triết lý hay có những hình ảnh gì đẹp nhưng người dân quê có một tính chất hết sức là nhẹ nhàng, đó chính là, họ biết rồi họ cũng sẽ chết, họ biết rồi họ sẽ bịnh, họ biết rồi họ sẽ buông tất cả, nên đời sống của họ khác hơn các miền xứ khác bởi vì họ cảm thấy rất là bình thường rất nhẹ nhàng. Người dân quê miền Nam sống rất nhẹ nhàng và sống rất thực tế bởi vì họ biết ngày hôm nay xử lý ngày hôm nay chứ không biết ngày xa, bởi vì sự thật ngày sau ra sao mình không biết, người dân miền Nam họ biết rằng làm cho lắm hiểu biết cho nhiều cũng là như thế rồi họ cũng sẽ ra đi rồi họ cũng sẽ biến chuyển. Những người dân miền Nam sống rất là đơn giản rất là nhẹ nhàng, không lễ nghi không đòi hỏi, không keo kiệt hoặc là có sự sợ sệt suy tính đắn đo nhiều như dân miền Trung và miền Bắc, bởi vì sao, chúng tôi muốn nói như thế này để nói lên tính dân bình thường bởi vì người ta biết sự tình nó như vậy và rồi làm cho lắm làm cho nhiều cũng là như thế. 

 Đây cũng là do cách sống, bây giờ chúng ta thấy, ví dụ, chẳng hạn như người nghèo họ ý niệm rằng đời sống thân phận hay nghiệp quả của họ nghèo, họ an phận thủ thừa trong cái nghèo thì điều đó không cần bằng kiến văn lớn lao gì cả mà họ biết, họ không đua đòi, không phải làm các điều ác. Mặt khác sống đời sống bình nhật đôi khi chúng ta không cần thiết phải có một sự học hiểu về giáo lý, học hiểu về cuộc đời, học hiểu về nhiều giá trị lớn lao mà chúng ta thấy chỉ bình thường thôi, chúng ta lại có một sự sắp xếp sự lo lắng sự tính toán tốt đẹp, đó là cái gì, cuộc sống này rồi 20 năm cuộc đời 60 năm cuộc đời 30 năm cuộc đời và cuộc đời không thể như là mơ không thể như mình tính mình muốn. 

  Người dân gian có câu: "mình tính không bằng trời tính" sự chấp nhận đó trên sự suy nghĩ của họ bằng kiến văn mà cái đó là sụ thật, cũng vậy, tin vào Phật Pháp thì chuyện mình tính không bằng nhân duyên nghiệp quả của mình. Chúng ta đã suy xét, đã đo lường đong đo chắc đếm một cách đầy đủ một cách tốt đẹp nhất nhưng cuối cùng nó cũng do điều kiện khách quan điều kiện chủ quan hay điều kiện gì đó mà không thành tựu, thì chúng ta thấy một sự tình như vậy và khi chúng ta hiểu mình tính không bằng trời tính hay mình tính không bằng cái nhân duyên, thì đó chính là cái gì cái hiểu biết không cần phải có một cái kiến văn quảng đại của nhà bác học tốt đẹp để hiểu, không phải như vậy, rất là nhẹ nhàng rất là bình thường và sự đời này nó đổi thay.
  
  Có câu nói "cha mẹ sanh con chứ không sanh lòng" hoặc "cha mẹ sanh con trời sinh tính", đó là theo dân gian thôi nhưng hiểu theo Phật Pháp là do nghiệp quả của chính nó. Và có thể nói rằng cuộc sống này cuộc đời này chúng ta không thể làm chủ nghiệp của mình hay nói theo Phật Pháp thì chúng ta không thể làm chủ cái cái nghiệp của mình. Bởi vì ta không biết rằng liệu chúng ta sống hôm nay còn có sống tới ngày mai hay không, mà do sự vô thường của cuộc sống này. Có một số người nói đừng suy đừng tính cho nhiều lo lắng ôm ấp chấp giữ cho nhiều rồi cuối cùng chúng ta chết, khi đến bàn tay không ra đi cũng bàn tay không thì cũng là một sự hiểu biết ý niệm về sự vô thường ý niệm về cái vô ngã rất là lớn.  Một sự thật không cần phải có một kiến văn quảng đại, không cần thiết phải học cao hiểu rộng mới thấy được sự thật này./.
  
  

No comments:

Post a Comment