Để có thể đạt được trạng thái như người không bị trói buộc, thì Đức Phật Ngài đặc biệt dạy chúng ta nên:
Quán về Vô Thường.
Quán về tiêu vong.
Quán về đoạn diệt.
Quán về từ bỏ.
Quán bằng cách nào? Là chúng ta thấy rằng những cảm giác đó chỉ là cái ngọn nhưng mà nó có được là do duyên thân này. Cái thân này chính là gốc của nó. Cái thân này là nền tảng của nó. Cái thân này còn vô thường thì những cảm thọ đó nó không thể lâu dài được. Đối với chúng ta tất cả những vấn đề mà làm cho chúng ta giận dữ, làm cho chúng ta cảm thấy âu sầu, cảm thấy trằn trọc không ăn không ngủ được là tại thường chúng ta tự trong thâm tâm nghĩ rằng việc đó sẽ vĩnh viễn hoặc giả nó sẽ kéo dài rất lâu, lâu đến nỗi mà chúng ta không bao giờ biết sẽ thoát ra khỏi. Nhưng thật ra thì không phải như vậy. Cái thân của chúng ta vốn vô thường thì tất cả những gì mà được tập hợp do duyên từ thân thì nó cũng vô thường như cái thân của chúng ta vậy. Cái thân của chúng ta vô thường thì thấy rất rõ, trẻ rồi già, mạnh rồi đau, rồi sống rồi chết, trên cái thân vô thường đó tất cả những cảm thọ nó đều vô thường. Và tất cả những cảm thọ đó vô thường thì dầu là thô, dầu tế, dầu lạc, dầu khổ, dầu không lạc không khổ, thì tất cả đều không nên dính mắc. Và bởi vì nó không nên dính mắc nên chúng ta cần chuẩn bị ở tư thế là chúng ta cảm thọ như là một người không bị trói buộc.
Và nếu chúng ta đối với cái chết, đối với thân của mình mà không bị trói buộc thì chúng ta có thể hiểu được một điều rằng ngay cả cái cao điểm của cái cảm giác, tức là một cái khổ thọ cùng cực, cái khổ thọ đó đi đến chỗ bậc trí gọi là đoạn mạng của chúng ta, cái thân không còn chịu được nữa thì sau đó khi nhắm mắt tất cả các khổ thọ đó nó đều tan biến hết. Chúng ta phải hiểu như vậy để không bị dính mắc.
No comments:
Post a Comment