Bán mộc bán giáo
Có người nước Sở làm nghề vừa bán mộc(1), vừa bán giáo(2).
Ai hỏi mua mộc, thì anh ta khoe rằng:
- Mộc này thật chắc, không gì đâm thủng.
Ai hỏi mua giáo thì anh ta khoe rằng:
- Giáo này thật sắc, gì đâm cũng thủng.
Có người nghe nói, hỏi rằng: “Thế bây giờ lấy giáo của bác đâm vào mộc của bác thì thế nào?”
Anh ta không làm sao đáp được.
Hàn Phi Tử
Giải Nghĩa:
(1) Đồ binh khí bằng gỗ hình bầu dục dùng để đỡ khi mũi nhọn đâm xỉa. Cái khiên thì đan bằng mây và hình tròn
(2) Đồ binh khí, đầu nhọn, cán dài, dùng để đâm. Trong bài này, chữ “giáo” dịch từ chữ “mâu” (vật để đâm), chữ “mộc” dịch từ chữ “thuẫn” (vật để chống đỡ). Do đó mà Từ Hán Việt “mâu thuẫn” được dùng với nghĩa phổ biến như hiện nay.
Lời bàn: ”Ôi! Một cái chắc, đâm không sao thủng, với một cái sắc, đâm gì cũng thủng, hai cái phản đối hẳn nhau thì cùng đi với nhau sao được! Thế mà người nước Sở dám khoe mộc, lại khoe giáo luôn ngay một lúc. Chẳng qua là chỉ vì mối lợi mà thành ra nói dối. Nhưng cái trò nói dối hay cùng, khi người ta hỏi đến lẽ, là không đối đáp làm sao được nữa. Có khác gì kẻ đem tượng gỗ ra chợ bán, khoe rằng: “Ai mua tượng về nhà, thì được giàu sang”. Đến lúc có người bẻ: “Thế sao bác không để ở nhà cho được giàu sang, lại mang ra chợ bán làm gì?” thì tắc khẩu mà đành vác tượng ra về.
Có người nước Sở làm nghề vừa bán mộc(1), vừa bán giáo(2).
Ai hỏi mua mộc, thì anh ta khoe rằng:
- Mộc này thật chắc, không gì đâm thủng.
Ai hỏi mua giáo thì anh ta khoe rằng:
- Giáo này thật sắc, gì đâm cũng thủng.
Có người nghe nói, hỏi rằng: “Thế bây giờ lấy giáo của bác đâm vào mộc của bác thì thế nào?”
Anh ta không làm sao đáp được.
Hàn Phi Tử
Giải Nghĩa:
(1) Đồ binh khí bằng gỗ hình bầu dục dùng để đỡ khi mũi nhọn đâm xỉa. Cái khiên thì đan bằng mây và hình tròn
(2) Đồ binh khí, đầu nhọn, cán dài, dùng để đâm. Trong bài này, chữ “giáo” dịch từ chữ “mâu” (vật để đâm), chữ “mộc” dịch từ chữ “thuẫn” (vật để chống đỡ). Do đó mà Từ Hán Việt “mâu thuẫn” được dùng với nghĩa phổ biến như hiện nay.
Lời bàn: ”Ôi! Một cái chắc, đâm không sao thủng, với một cái sắc, đâm gì cũng thủng, hai cái phản đối hẳn nhau thì cùng đi với nhau sao được! Thế mà người nước Sở dám khoe mộc, lại khoe giáo luôn ngay một lúc. Chẳng qua là chỉ vì mối lợi mà thành ra nói dối. Nhưng cái trò nói dối hay cùng, khi người ta hỏi đến lẽ, là không đối đáp làm sao được nữa. Có khác gì kẻ đem tượng gỗ ra chợ bán, khoe rằng: “Ai mua tượng về nhà, thì được giàu sang”. Đến lúc có người bẻ: “Thế sao bác không để ở nhà cho được giàu sang, lại mang ra chợ bán làm gì?” thì tắc khẩu mà đành vác tượng ra về.
No comments:
Post a Comment