Friday, February 19, 2016

Sự tích dân gian Việt Nam - Sự tích cành đào ngày tết

Sự tích cành đào ngày tết

Ngày xưa, ở trên trời có một vị hoàng đế cao nhất trong các vị hoàng đế. Vị hoàng đế tối cao này có đên bốn mắt và rất tôn nghiệm, lại trông coi 4 phương thiên đình cả nước các thần và các quỷ. Nước quỷ có rất nhiều loài quỷ rất khó cai quản. Bọn quỷ dữ lớn nhỏ thường lang thangxuống trần gian làm hại dân lành.Để bảo vệ cho người dân thườngở hạ giới, vì hoàng đế tối cao ra lệnh: Tối đến khi mọi nhà đóng cửa đi ngủ, quỷ mới được ra khỏi nước quỷ. Sáng sớm khi mọi người sắp ngủ dậy, quỷ phải lập tức rời khỏi trần gian trở về nước quỷ hết.

Hai anh em thần núi Đào là Sân Su và Úy Lù được hoàng đế tối cao giao cho trọng trách cai trị nước quỷ. Núi Đào có một cây đào cổ thụ, cành lá tỏa rộng đến 3000 dặm. Quả của cây đào này đủ cung cấp cho chư Tiên, chư Thần trên trời dùng quanh năm. Trên ngọn cây đào có một con Kim Kê (gà vàng) rất lớn, có thể nghe được tiếng động nhỏ cách xa mấy vạn dặm. Trên ngọn cây dâu ở Thiên đình cũng có một con Ngọc Kê (gà Ngọc). Mỗi buổi sáng khi bình minh ló rạng, ánh nắng mới chiếu lên mình, gà vàng đã cất tiếng gáy ò ó o. Nếu trời râm mát, không ánh nắng, khi nghe gà ngọc cất tiếng gáy thì gà vàng cùng gáy theo. Tiếng gáy của gà vàng gọi quỷ trở về.

Lúc này Sân Su và Úy Lù rất uy nghiêm đứng trước cổng nước quỷ, giữa cổng có cầm một cành đào tượng trưng cho quyền uy của người cai quản là thần núi Đào. Nếu phát hiện tên quỷ nào về chậm hoặc có dấu hiệu gieo tai hoạ dưới trần gian là Sân Su và Uý Lù bắt ngay, treo cổ lên cây đào cho đến chết rồi vứt cho thần Hổ chuyên ăn thịt quỷ. Bởi vậy bọn quỷ nhìn thấy cành đào là vô cùng sợ hãi.
Do vậy dân gian  nghĩ đến muốn trừ lũ quỷ quái để được ăn Tết an lành vui vẻ có tục cắm hoa đào trên bàn thờ ngày Tết thành một tục lệ bắt buộc. Theo thời gian, tục cắm hoa đào ngày Tết đã đi vào tình cảm, tâm thức của nhân dân. Và hoa đào nở là một tín hiệu báo tin Tết đến Xuân về.

No comments:

Post a Comment