Monday, September 16, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Nghiệp từ đâu sanh khởi?

 Hỏi : Nghiệp từ đâu sanh khởi?

. (Câu hỏi trong buổi giảng kinh Pháp Cú, lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên )

TT Tuệ Siêu: Nếu nói theo A Tỳ Đàm thì nghiệp từ nơi tâm đổng lực mà sanh khởi, trong lộ trình diễn tiến của tâm thức trong đó có một lộ trình tâm khách quan, lộ trình tâm khách quan này nó sẽ đến một giai đoạn mà chúng ta gọi là bảy sát na Javanacitta, trong bảy sát na Javanacitta đó nó tác thành nghiệp. Nghiệp (kamma) tức là hành vi hay là sự tạo tác nếu mà chúng ta nói theo duyên hệ thì có nghiệp đồng sanh gọi là sahagatakamma tức là tư tâm sở ở trong thiện hay bất thiện hoặc là những tâm khác dầu cho tâm tố hay là tâm quả cũng gọi là nghiệp nhưng là đồng sanh hay nghiệp câu sanh. Và thứ hai nữa tức là đề cập đến nghiệp, nghiệp dị thời na`nakkhanikakamma tức là nghiệp cho quả khác thời gian hay là cho quả dị thục, nghiệp dị thời cho quả dị thục.

và ở đây khi mà chúng ta đề cập đến nghiệp chắc chắn là chúng ta sẽ hỏi về nghiệp dị thời tức là nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện đưa đến quả vui hay là quả khổ thì ở đây chúng tôi xin trả lời thẳng câu hỏi nghiệp sanh từ đâu? nói trên phương diện xuất xứ thì nghiệp sanh từ nơi tâm mà ra, trong tâm có tư tâm sở cetana. Đức Phật Ngài dạy rằng: cetana`ham. bhikkhava kamman - này chư tỳ kheo, ta nói nghiệp tức là sự cố ý, khi có sự cố ý hành động về thân, về khẩu hay là về tư duy thì nó tác thành thân nghiệp khẩu nghiệp và ý nghiệp.

Và ở đây thưa qúi vị nếu chúng ta nói một cách nôm na dễ hiểu hơn tức là cảm thọ khổ hay lạc trong đời này phát sanh lên là do nghiệp, mà nghiệp đó chính do tự chúng sanh đó tạo ra, tự mỗi người tạo ra chứ nghiệp đó không phát xuất ở một người khác mà ở đây mình thọ lãnh, hay cũng không phải do xuất xứ từ một tha lực nào mà khiến cho chúng ta hành động thiện hay là hành động bất thiện, mà hành động thiện hay bất thiện chính do tự tâm tạo ra, và nghiệp đó cũng xuất phát tự nội tâm này. Do vậy ở đây chúng tôi trả lời một cách tóm tắt nghiệp tức là tư tâm sở từ giai đoạn Javana hay gọi là tâm đổng lực, nghiệp đó tự do mỗi mỗi chúng sanh phát sanh lên và hành động thì nó tác thành nghiệp, chứ không do nguyên nhân ở bên ngoài. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi là như vậy.
Minh Hạnh chuyển biên.

No comments:

Post a Comment