Tuesday, September 3, 2013

Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử



một hành giả ngồi xuống để nhìn vào hơi thở ra hơi thở vào, hơi thở ra biết là hơi thở ra, hơi thở vào biết là hơi thở vào, hay là hành giả khi đi biết mình đi, khi đứng biết mình đứng, nằm biết mình nằm, ngồi biết mình ngồi, hoặc giả là biết tiểu oai nghi bằng cách là mỗi lần quay sang phải mình biết mình quay, mình cử động mình biết mình cử động, đắp y biết đắp y, mang bát biết mang bát.

Nhất là sự chú ý đó có tánh cách liên tục thì không phải chỉ dừng ở tại đó. Không phải là chúng ta nhìn vào hơi thở chúng ta nhìn vào thân và tâm của mình rồi lâu ngày chúng ta chỉ đơn giản là biết rõ mà thật ra bằng chánh niệm bằng cái nhìn thường xuyên bằng cái nhìn liên tục bền bỉ đối với những gì xảy ra với thân với tâm của mình thì chúng ta có thể khám phá ra được nó có hai trạng thái nó có những sự thay đổi thuộc về thân có những thay đổi thuộc về tâm.

Ví dụ như là mình đang đi hay mình đang ngồi, cái đi và cái ngồi đó thuộc về sắc thuộc về thân. Nhưng có những ý muốn để thay đổi tư thế hay ý muốn làm cái gì đó chúng ta gọi là danh thuộc về tâm.

Khi phân biệt được thân và tâm, đó là một sự biết lớn, đó là sự nhận thức lớn của hành giả khi hành giả thấy được hành động là chủ tâm hay là ý muốn của hành động. Và lâu ngày thì hành giả cũng sẽ chợt khám phá ra một chuyện đó là qua cái sự thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ giữa danh sắc hay là giữa thân và tâm thì nó có nhiều điều thuộc về thói quen của tâm nhưng mà không phải nhu cầu của thân.
Thông thường thì chúng ta nghĩ trong mỗi người chúng ta có linh hồn có tự ngã rồi linh hồn tự ngã đó có nhu cầu này nhu cầu kia - điều đó không phải.

Có nhiều lúc có những nhu cầu như là ăn uống đi đứng làm gì nó đơn thuần là do thói quen của chúng ta.
Chúng tôi lấy một ví dụ như một người quen lăng xăng, thì sự quen lăng xăng đó làm cho thân thể họ lúc nào cũng lăng xăng, nhưng thân lăng xăng không phải là nhu cầu của cơ thể mà vì thói quen của tâm mà thôi. Thì khi chúng ta hiểu được là nó có hai nhu cầu khác biệt giữa thân và tâm và cái thân làm theo cái tâm thôi thì lâu ngày chúng ta sẽ khám phá ra những sự việc khác rất ư là quan trọng đối với đời sống của mình.

TT Giác Đẳng - Tâm trọng điểm của sự tu tập - Minh Hạnh chuyển biên

No comments:

Post a Comment