Tuesday, November 29, 2016

Sưu Tầm - Những ngôi chùa trên thế giới


Chùa Baphuon - Cambodia

Minh Tý sưu tầm và dịch thuật

SIEM REP, CAMBODIA- 40 năm trước đây, một toán khảo cổ người Pháp đã khẳng định rằng cách tốt nhất để giữ lại ngôi chùa Baphuon là phá hủy nó đi.

Họ bắt đầu tháo gỡ từng tảng đá một của ngôi chùa đã bị đổ vỡ này, lưu giữ hồ sơ ghi chú một cách chi tiết những điều họ làm, và dự trù sẽ xây dựng lại ngôi chùa bằng những vật liệu đã được tháo gỡ ra với cách kiến trúc vững chắc hơn.

Rồi chiến tranh đến. Ngay khi cộng sản Khmer Đỏ tràn tới, những kiến trúc sư xây cất đã phải chạy trốn khỏi ngôi chùa vào năm 1972. Biết bao nhiêu biến loạn đã xảy ra sau đó, và tất cả những bản hồ sơ lưu trữ được viết bằng tay đã bị tiêu hủy.

Năm 1995, những chuyên viên này đã trở lại ngôi chùa này. Ngôi chùa và công trình của họ chỉ còn là 300,000 tảng đá nặng nề nằm rải rác giữa những tảng cây-- đây là một "Bài đố ráp hình" tiếng Anh gọi là “Puzzle” khó nhất thế giới.

Một bài đố không chìa khoá, nhưng có lời giải quyết. Từng tảng đá được đặt xuống, từng lớp đá được xắp xếp ngay hàng, và rồi thì ngôi chùa Baphuon đang được xây dựng lại một lần nữa như một trong những ngôi đền cao vút của xứ Angkor.

Khi ngôi chùa này được xây cất ở thế kỷ thứ 11, lối kiến trúc "Five-tiered sandston pyramid" đã làm cho ngôi chùa nổi tiếng, một ngôi chùa có lối kiến trúc tuyệt đẹp nhất của thời đó--"Thực là một cảnh ngoạn mục vô cùng ngạc nhiên." Zhou Daguan, một nhà du lịch người Tàu của thế kỷ thứ 13 đã phê bình như vậy.

Giống như những ngôi chùa khác ở Angkor, Baphuon đã trở thành hoang phế và bị che lấn bởi rừng già sau khi vua "Great empire" xuống ngôi cách đây 500 năm, và đó cũng chỉ là thế kỷ đầu tiên của những nhà khảo cổ Pháp bắt đầu tìm hiểu và trùng tu ngôi chùa này.

Với một công trình xây cất thô sơ trên cát và một hệ thống thoát nước không đúng tiêu chuẩn, Baphuon đã bị xê dịch và xụp đổ xuống từng phần một. Giống như những chùa ở những vùng chung quanh đó , như là Bayon, Angkor Wat và những chỗ khác, chùa Baphuon không được an toàn để tu sửa lại.

Chỉ có một lời giải quyết: đó là ráp đúng lại, một phương thức tháo ráp cũng giống như người thợ máy hăng say với sự tháo ráp máy xe hơi hàng ngày của anh ta. Và công việc đã bắt đầu xúc tiến vào năm 1960.

Một nửa của ngôi chùa đã đổ vỡ thành từng mảnh nhỏ khi ngôi chùa bị bỏ hoang, những mảnh đá này đã trải ra trên 25 mẫu đất giống như hình thể của một đống giấy "tài liệu mất" sau khi được may cắt vụn thải ra.

Ông Pascal royere nói: "Bây giờ chúng ta có câu đố, nhưng chúng ta thiếu tấm bản đồ chỉ đường." Pascal Royere là trưởng toán của nhóm kiến trúc gồm 200 người làm việc cho Ecole Francaise d'Extreme-Orient, một trung tâm văn hoá với sự hỗ trợ tài chánh của chính phủ Pháp.

"Thật là điên khùng, cái ngôi chùa này, kiến trúc thật kỳ lạ và rắc rối," Philippe Peycam nói, vị Giám đốc điều hành của trung tâm nghiên cứu Khmer tại Siem Reap. "Xây dựng lại ngôi chùa này là cả một vấn đề."

Chỉ có một sự giải quyết.

Toán công trình của Pháp đương đầu với nhiều thử thách khác nhau gồm có xây dựng lại một tượng Phật nằm đã được xây dựng thêm vào chùa ở thế kỷ thứ 16 và tượng này đã được đúc thêm xi măng để làm cho chắc thêm vào năm 1960. Và bây giờ tượng này đã bị xem rất là lôi thôi.

Nhưng những phần cấu trúc nhỏ của ngôi chùa, tự nó cũng là sự thử thách hấp dẫn nhất cho công trình xây dựng này.

Sự bào mòn do phơi bày hàng thế kỷ dưới ánh mặt trời, mặt trăng và sự phát triển của rừng rậm đã làm những vết mẻ xứt trước đây của những tảng đá được mài trơn láng; hình dáng mỗi tảng đá đều trở thành khác nhau. Không có vôi hồ xử dụng trong việc xây cất mà mỗi tảng đá được đặt để chính xác giữa những tảng đá bên cạnh, ở trên và ở dưới nó.

"Một chỗ cho một tảng đá; một tảng đá cho một chỗ," Ông Royere nói "Đó là luật xây cất của ngôi chùa." Cũng như bất cứ "bài đố gắn hình" nào, không thể gắn một hình gần giống vào vị trí của cái hình đó được."

"Qúi vị sẽ cười lớn, nhưng nếu qúi vị chỉ sai 10 mi-li met ở đây, đi xa hơn 20 thước nữa, tất cả đều sai hết," Royere nói. "Điều này xảy ra thường xuyên, nhưng khi nó xảy ra, qúi vị sẽ nhận ra ngay. Đó là điều khó khăn và cũng là sự bảo đảm để không cho phép chúng ta làm sai. Chúng ta có thể nói một cách khôi hài: "ngôi chùa tự sửa sai lấy."

Từng phần của sự biến dạng thường xuyên của ngôi chùa, việc trùng tu sẽ hướng theo ba điểm sau đây:

Jacques Dmarcay, kiến trúc sư Pháp đã đóng góp trong chương trình tu sửa Baphuon vào năm 1960, đã về hưu nhưng vẫn có thể đóng góp cho công trình với một vài hình ảnh về ngôi chùa mà ông còn nhớ rất rõ.

Điều hướng dẫn thứ hai là: Ở một địa điểm tại thành phố Pari có lưu giữ khoảng 1,000 tấm hình mà người Pháp đã chụp ngôi chùa này trong nhiều năm trước. Yếu tố qúi giá của những tấm hình này nó có thể chỉ được những phần của ngôi chùa đã xụp đổ trước khi ngôi chùa được tháo gỡ, và điều này sẽ giúp những người làm việc cho công trình khỏi tốn thì giờ tìm kiếm những tảng đá bị thất lạc.

Điều thứ ba là phần còn lại của một nửa ngôi chùa Baphuon đã được tháo gỡ sau khi một nửa thứ nhất của ngôi đền đã được xây cất lại.

Qua sự nghiên cứu phần của một nửa thứ nhì, nhóm kiến trúc của ông Royere đã tạo dựng ra một bản vẽ thiết kế theo thứ tự của những viên đá với hàng lối và cột dùng xây cất của ngôi chùa.

Lúc khởi đầu họ có ý định xử dụng máy điện toán để phác hoạ hình dáng và vẽ mô hình ngôi chùa sẽ được xây dựng lại. Nhưng với những dữ kiện của các tảng đá đã bị hao mòn, máy điện toán không giúp được nhiều.

"Cuối cùng chúng tôi trở về với phương pháp đơn giản hơn, đó là những việc pháp họa các mô hình bằng tay." Ông ta nói. Nói một cách khác hơn, đó là việc xử dụng trí nhớ."

Có vào khoảng 500 hình thể khác nhau, ông Royere nói, nhưng ngay lúc này chúng ta chưa suy nghĩ đến nhiều loại hình vẽ. Một toán chỉ cần biết hình dạng chính xác của những tảng đá đang tìm kiếm. “Những người trong chúng tôi có thể đi mục soát cả ngày” ông nói.

Vào khoảng 70% của những tảng đá đã được nhận diện, và ông Royere nói ông rất là tin tưởng sẽ không có tảng đá nào bị thất lạc.

Và rồi thì, cũng như những “bài đố gắn hình” tiếng Anh gọi là “puzzle”. một vài phần nhỏ của bức tranh cũng được gắn cho hợp nghĩa một cách vừa vặn, và những miếng gỗ đá được sơn vẽ những hi`nh ảnh như những ngôi chùa tí hon đang đợi thời điểm để được ráp vào vị trí của nó.

“Đây không phải là một công trình kỹ thuật cao,” ông Royere đã nói. “Đó chỉ là vấn đề của chú tâm vào điều mình đang làm , và đừng bao giờ ngủ gục.

No comments:

Post a Comment