Hỏi: Cái gì được xem là bất định, cái gì được xem là vô định ở vị lai?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 5-5-2014, Minh Hạnh chuyển biên)
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 5-5-2014, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Quyền: Nếu nói về tương lai nhất định, thí dụ như đối với những người phạm phải ngũ nghịch đại tội chắc chắn sẽ sanh vào địa ngục vô gián, như giết cha mẹ, giết Alahán làm thân Phật chảy máu thì những người này phải đoạ địa ngục, đây là quả nhất định. Thứ hai nữa vị nhập thiền diệt.Với những vị Phật, các Ngài chứng đắc quả vị toàn giác.
Có thể nói rằng quả chí có một số việc ở tương lai mang tính nhất định, còn hầu như tất cả đều là vô định. Tính quyết định những việc chưa tới như phạm những tội ngũ đại tội thì cho quả nhất định, cho quả như đoạ sanh vào địa ngục không thể có một thiện nghiệp khác có thể xen vào được.
Như vua A Xà Thế nếu không giết cha chắc chắn sẽ thành tựu quả vị an lạc nhưng bởi vì ông giết cha để chiếm ngôi vua cha thì đó là quả nhất định không thể nào tránh được. Như Đề Bà Đạt Đa lăn đá với tâm cố sát để giết Phật thì chắc chắn rằng phải phạm đại tội như vậy quả phải là đau khổ đoạ địa ngục.
Chúng ta thấy nhiều khi người ta thuận duyên thuận may, mà chưa chắc thuận may hoài. Rồi những người hiền thiện bị đại nạn này bị đại nạn kia, còn những người ác ôn vô cùng mình nghĩ rằng chắc trong một tương lai gần họ sẽ đau khổ nhưng mình chưa thấy. Đó là còn do hậu báo nghiệp đời trước. Một hành động chúng ta làm đến kiếp thứ ba mới trả hậu báo nghiệp mới sanh khởi. Còn những hiện nghiệp tức là cho quả nhất định thì điều đó nó còn hội đủ nhiều yếu tố và nhiều điều không đơn giản như chúng ta suy nghĩ.
Chẳng hạn như ông Balamon có một cái khăn choàng che thân ông đem cúng dường một vị Phật được quả báo nhãn tiền. Những người cúng dường nhất là đối với các bậc thánh hiền tăng có Đức Phật làm hội chủ đại phước lớn cho quả nhất định ở trong hiện kiếp. Còn thường thì chúng ta làm là có quả thiện cái quả thiện đó có thể trả trong hiện tại hay là trong tương lai điều đó chúng ta khó có sự xét lượng là do nhiều khi sự chín mùi của việc phước của chúng ta và chúng ta vô tình làm chuyện gì đó đẫy nó một cái thì đó là chuyện khác.
Cho nên khi chúng ta làm việc thiện chúng ta nhớ rằng để hội đủ cho quả nhất định, chúng ta chắc chắn rằng việc lành sẽ có quả lành việc ác sẽ có quả ác nhưng một thời gian, thời gian này có thể là tốt có thể là xấu có thể là như thế nào đều phải do sự chi phối của cái nghiệp. Chúng ta nhớ có sự chi phối của nghiệp. Như bây giờ mình mới làm việc phước nhưng quả ác của mình quá lớn chúng ta phải trả quả ngược lại. Hoặc chúng ta làm việc ác như do quả thiện đời trước đã tạo thì chúng ta phải trả tới lúc tới thời thì phải trả.
Tại sao những người hiền thiện lại chết yểu? Hoặc tại sao người hiền lại gặp những sự không may mắn? Còn người xấu ác lại sống lâu chẳng hạn.
Sự thật ra nhiều khi chúng ta cũng bị đắng cay nhiều khi chính tâm của mình có thể là mình nhìn thấy người khác tự nhiên người này hiền sao chết sớm, người nào tốt hay thì lại ra đi hay gặp đủ thứ đủ chuyện thì không phải chết sớm hay phải ra đi bởi vì cuộc đời quá mệt mỏi, cuộc đời quá lộn xộn ác xấu cho nên người hiền phải đi là vậy nếu chúng ta hiểu ngược lại có thể nói rằng cái gì được xem là bất định
Cái gì được xem là vô định ở tương lai được xem là bất định hay vô định ở tương lai chính là tất cả các pháp tà mà cho quả nhất định còn những pháp ngược lại của các pháp quả trả cho việc ác thì nó đều là sự vô định, chẳng hạn như bây giờ có thể trả kiếp thứ năm thứ sáu thứ bảy thứ 8 thứ 9 thứ 10 cho đến cả 100 hay 1000 kiếp sau quả ác nó đi theo ta.
Pháp Cú kinh dạy rằng: "Ý dẫn đầu các pháp ý làm chủ ý tạo tác. Nếu như hành động ác thì đau khổ sẽ bước theo sau như bánh xe lăn theo con bò kéo xe". Chúng ta biết nó đi theo bên mình mà chúng ta không biết nó sẽ xảy ra lúc nào bởi có lúc nghiệp quả chúng ta tới thì tự nhiên chúng ta bị nạn tai mà chúng ta gọi là xui xẻo. Vậy thì cái đó có phải là cái xui xẻo không? Quả thật không có xui xẻo mà là do việc ác của chúng ta đã làm bây giờ phải trả.
Bây giờ tự nhiên mình được may mắn gì thì mình thích nhưng khi cái xui tới thì mình không chấp nhận, cái tốt thì mình chấp nhận mà cái không tốt thì mình không chấp nhận. Thì ở đây chính cái vô định chúng ta không thể đón lường và suy nghĩ nó được
Chúng ta cứ suy nghĩ rằng mình đang có tiền mình đang có địa vị mình đang được hạnh phúc tự nhiên nó mất thì chúng ta suy nghĩ là do phước của chúng ta nó được tồn tại còn không tồn tại, khi phước không còn thì nó phải mất đi nó phải diệt
Một người hiểu như vậy thì rất là nhẹ nhàng. Và đối với người trí tuệ việc tốt ghi nhận việc không tốt cũng ghi nhận. Và biết rằng chúng ta sống bị sự chi phối của nghiệp. Nghiệp là quyến thuộc của chúng ta, chúng ta thừa tự nghiệp, nó là quyến thuộc nó như người thân của chúng ta nó đi theo ta như bóng theo hình.
Thì đó chính là những hành động thiện ác là quyến thuộc, là người xấu, là người tốt của chúng ta, quyến thuộc của chúng ta, có thể là cha, là mẹ, là anh, là chị, là con, là vợ, là chồng v.v... Nhưng ngược lại cái nghiệp đó cũng sẽ là kẻ thù, nó cũng sẽ là người phá hoại chúng ta nhưng bởi vì nó là vô hình vô định mà tâm ta không thể đón lường trước được:
Dầu cho bay vút lưng trời,
dầu cho đáy biển trốn thời được đâu,
dầu cho núi thẳm hang xâu
không nơi nào thoát quả sầu đã gieo.
Thì cái thuộc về bất định nó theo chúng ta. Chuyện gì trên cuộc đời này cũng không như chúng ta nghĩ. Và nói một cách sâu sắc hơn với Phật Pháp, thì cảm thọ là vô thường, chính nó bất định nên nó vô thường, nó là giòng chảy của tất cả, đau khổ rồi cũng sẽ đi qua, vui rồi cũng sẽ qua, lạc khổ vui gì phi lạc phi khổ gì rồi cũng sẽ đi qua, cuộc đời vui cuộc đời buồn gì rồi cũng sẽ đi qua. Cảm thọ là một giòng chảy tiếp nối liên tục hay cảm thọ chính là điều bất định nó là giòng chảy lớn của danh pháp này, hay là của thọ uẩn này của danh uẩn này, một giòng chảy liên tục mà nó bất định nhưng pháp ác pháp tà là như thế ./.
No comments:
Post a Comment