Monday, June 16, 2014

Phật Học Vấn Đao - Sự lãnh hội vô thường bằng trí tuệ suy luận khác biệt gì với lãnh hội bằng chánh niệm, chánh định? -

Hỏi: Sự lãnh hội vô thường bằng trí tuệ suy luận khác biệt gì với lãnh hội bằng chánh niệm, chánh định? - 

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 9-6-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

ĐĐ Pháp Tín: Trong Phật Pháp sự tu tập sự thành công đến là do chúng ta có sự tu tập và sự tu tập này là do mình nỗ lực đến một lúc nào đó tâm của mình có niệm, có định rồi tuệ quán phát sanh thì lúc đó chúng ta mới lãnh hội được sự vô thường.

Trong đời sống bình thường của chúng ta thì chúng ta cũng nhận thấy vô thường nhưng sự nhận biết đó chỉ qua khía cạnh trí văn, nghĩa là chúng ta học hỏi bằng cách viết, bằng cách nghe, bằng cách thảo luận v.v... 

Đời sống là như vậy; sanh ra rồi trải qua một thời gian ấu niên, rồi trải qua thời gian trung niên, trải qua thời gian lão niên. Trong những thời đó có khi già, có khi bịnh, có khi tai nạn xảy ra chi phối mình. Hoặc mình nhìn lại tất cả những gì đã xảy ra từ trước khi mình có sự biết cho đến ngày hôm nay thì thấy rằng không có cái gì trường tồn hoặc không có gì tồn tại lâu dài, thành ra mình nhận thức được đó là vô thường. Nhưng đối với sự nhận biết đó chúng ta chỉ nhận biết qua sự học hỏi và cách để ý của chúng ta thôi. Còn một người tu tập có niệm có định và trí tuệ phát sanh lên thì người này có nhận định sự vô thường sâu sắc hơn.

 Cũng như chúng tôi nói có những vị hành giả tại sao người ta tu thiền người ta thích cuộc sống thiền. Thì tại sao những người này có được khả năng đó, tại vì có hai trường hợp thứ nhất là khi người ta sống đời sống bên ngoài bề bộn phiền não do công việc ở sở làm, do công việc ở gia đình, rồi những sự qua lại với bà con quyến thuộc bạn bè v.v... thì khi người ta dứt bỏ được hết có nghĩa là người ta tạm ngưng lại hết những điều đó thì người ta bước vào trong trường thiền chính chỗ này đã làm cho chúng ta có một an lạc . 

Có thời gian chúng tôi ở bên trường thiền  khoảng 20 ngày, trong những ngày đầu do đường xa di chuyển hơi mệt nên không tu tập được nhưng khi tu tập 5, 6 ngày hoặc một tuần lễ thì lúc đó tâm tĩnh lặng lại rồi thì dễ dàng tu tập. Và cứ tu tập như vậy đến một ngày nọ chúng tôi thấy có trạng thái của mình giống y như một người đắc thiền hoặc đắc được cái gì đó nhưng lúc đó chúng tôi ngồi quán xét kiểm lại là không phải. Tại vì trước kia bề bộn công việc quá nhiều, như  qúi vị thấy các vị giảng sư phải đi giảng nơi này nơi kia rồi quay về lo công việc chùa v.v...nói chung công việc chùa rất nhiều và phải nói rằng rất là nhiều việc. Ý chúng tôi nói rằng cuộc sống của chúng ta đôi khi công việc bề bộn quá nhiều khi bước vào trường thiền nhất là những trường thiền ở bên ngoài có những lợi điểm ; không còn máy móc, không có laptop, mà có điện thoại cũng không sài được, mà muốn nói chuyện thì cũng không nói với ai được tại vì tất cả người ta vào tu hết rồi.

Thật sự, chúng ta chưa tu mà chúng ta cũng cảm thấy người  nhẹ nhàng, chúng ta chưa hành mà tâm chúng ta được nhẹ nhàng, có những người khi bước vào trường thiền đã cảm thấy an lạc hoặc có những người ngoài chợ ở thành phố đông đúc bước vô chùa là cảm thấy rất nhẹ nhàng. Điều này ở đây là sự nhận định sơ ở bên ngoài là do công việc nhiều quá rồi khi chúng ta rũ sạch công việc thì lúc này chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng. Còn đối với một người tu tập mà được sự an lạc là nó khác. Thì cũng vậy, chúng tôi muốn nói  ở đây là sự so sánh về vô thường bằng trí mình bằng sự học hiểu học biết của mình thì cũng giống như một người đang gánh nhiều đồ nặng người ta bỏ xuống người ta thấy rằng nó an vui an lạc. 

Còn một người với tâm có niệm, có định, có tuệ rồi thấy được sự vô thường thì người này sẽ sâu sắc hơn. Giống như hành giả yêu đời sống thiền, qúi trọng đời sống thiền thì cũng giống như trạng thái như vậy.  

Đọc kỹ trong kinh điển, một người lãnh hội sự vô thường bằng niệm, bằng định, bằng tuệ thì người này sẽ thấy rất sâu sắc. Thí dụ như tâm của họ sanh khởi họ nhận thức được liền. Hồi mới đây chúng ta có tâm hoan hỉ có tâm thiện nhưng bây giờ đường nét bị dựt hoặc bị đứt quãng thì tâm của chúng ta khó chịu, thì một người có niệm có định có tuệ người này nhận được sự vô thường ngay đó liền, nhận được cái cảm thọ cái tâm đó mình sanh lên rồi cảm thọ đó sanh lên như vậy như vậy thì cái vị mà có niệm có định có tuệ thì nhận xét một cách tích tắc bằng trí tuệ, có nghĩa là những gì sanh lên ở xung quanh tâm của vị hành giả thì vị đó sẽ nhận được liền, đây là sự khác biệt của một người mà biết được vô thường qua cách học hỏi cũng như là người ta nói rằng là sự học thôi chứ chưa có thực hành, còn một người có định có tuệ thì người này nhận biết được sự vô thường một cách sâu sắc đối với danh pháp và sắc phá,p đối với những cảm thọ sanh lên ở trong tâm hoặc là những sự thay đổi nhiều ở trong thân và ở xung quanh thân và tâm này thì vị ấy nhận được một cách nhanh lẹ bằng trí của vị đó đây là sự khác biệt nhau./.

No comments:

Post a Comment