Hỏi: Tại sao nhận chân thực tướng các pháp lại quan trọng?
(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, chương trình Kinh Pháp Cú giảng giải, Minh Hạnh chuyển biên)
TT. Giác Đẳng: Có ba lý do, chúng ta có thể nói ngắn gọn ở tại đây,
1. Điểm thứ nhất. Trong cái khổ chúng ta cảm nhận, cái khổ không thể tránh được của đời sống Đạo Phật gọi là hành khổ, tức là cái khổ tự nhiên của đời sống. Ví dụ con người sanh ra phải có già, bịnh, chết, thương phải xa, ghét phải gần, chỉ là một phần của cái khổ. Nhưng ở bên cạnh đó, ta lại thêm vào cái khổ khác. Đó là cái khổ của nhận thức sai lầm. Chính nhận thức sai lầm làm cho chúng ta khổ nhiều hơn.
Lấy ví dụ, nếu đi ra ngoài trời có một cơn mưa tuôn xuống làm cho chúng ta bị ướt áo thì không có buồn nhiếu bằng chúng ta đi ngang một khu chung cư, lở có ai tạt nước trên lầu xuống dù là một thau nước sạch đi nữa thì chúng ta cũng rất giận vì sự vô ý đó. Nhưng nếu gặp trời mưa chúng ta nghĩ rằng mưa là điều tự nhiên do đó chúng ta chỉ lẳng lặng trở về lo thay quần áo rồi tiếp tục lên đường chứ không ngồi đó phí thời giờ trách trời mưa vì trời đã mưa rồi.
Phải nói rằng có nhiều cái khổ trong đời sống là do phản ứng của mình và do phản ứng sai lầm này chúng ta làm cho tình hình càng tồi tệ thêm. Nó tệ hại thêm vì lẽ ra nó chỉ có năm mà chúng ta làm cho nó thành mười, mười lăm, hai mươi.
2. Điểm thứ hai, theo trong kinh Phật thì căn gốc của sự luân hồi chính do sự vô minh. Vô minh tức là sự mê mờ, mê tối, không thấy rõ chân tướng đâu là khổ, đâu là nhân sanh khổ, đâu là diệt khổ, đâu là con đường đưa đến diệt khổ. Cho dù chúng ta phủ nhận rằng mình không cố tình để tạo ra tiến trình sanh tử, đã không cố tình làm việc này, việc khác để tiếp tục sự hiện hữu trong đau khổ, tiếp tục ngụp lặn trong trầm luân nhưng tự trong bản chất của vô minh, của ái dục nó đã kết cấu ra những điều đó một cách, nói theo ngôn ngữ hiện đại của ngành tâm lý học tây phương là vô thức. Vô thức là cái việc đó tuy chúng ta nói là chúng ta không làm hay là chúng ta có chủ tâm không làm nhưng chính vô minh và ái dục đã kết cấu ra mầm móng của sanh tử và sanh tử tiếp tục.
Do vậy, nhận ra chân thực tướng của vạn pháp thì điều đó chấm dứt. Như lúc chúng ta còn nhỏ có thể thích ra bờ ao đi vọc nước chơi. Và cha mẹ la đừng có ra ngoài đó. Mặc dầu chúng ta nghĩ rằng cha mẹ có lý do để không cho chúng ta ra bờ ao nhưng chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến sự nguy hiểm thật sự của nó. Chỉ vì sợ cha mẹ mà không ra bờ ao thôi. Cho đến khi chúng ta nhìn thấy một em bé nhỏ đi đủng đỉnh ra ngòai bờ ao thì chúng ta mới thấy rằng, à cái đó mới thật sự có nhân nguy hiểm. Tại vì em chạy tới chạy lui lỡ trượt chân xuống ao thì thật sự nguy hiểm cho nó vì em bé còn nhỏ. Phải có một cái nhìn thật sự sáng tỏ về một việc gì đó thì mới làm cho chúng ta tách hẳn sự việc đó ra hoàn toàn. Và Đạo Phật cho rằng ý thức hết sức quan trọng.
3. Điểm thứ ba, liên quan đến thiền quán là khả năng hóa giải của chánh niệm. Chánh niệm đến từ sự ghi nhận chân thực điều gì đã xảy ra. Ví dụ cái gì xảy ra trong thân của mình, cái gì xảy ra trong tâm của mình. Sự ghi nhận như vậy khiến cho chúng ta tách rời khỏi một số kết cấu. Kết cấu này vốn là tập khí, do nghiệp chướng của chúng ta hay do phiền não. Ví dụ một người có cái bệnh hay ganh tị. Nếu chúng ta có điều kiện đem sự ganh vị vào trở thành đối tượng của thiền quán. Nghĩa là khi nào cảm xúc đó dâng lên trong lòng mà chúng ta có thể nhìn nó một cách rõ ràng, sáng suốt. Thì chính với đề mục thiền quán, chính vì cái nhìn đó nó thay đổi rất nhiều.
Có những pháp đoạn tận do thấy và có những pháp đoạn tận do sự chú tâm.
Những pháp đoạn tận do thấy, ở trong A Tỳ Đàm nói phiền não được đoạn tận do sơ đạo tức Tu Đà Hườn đạo. Những phiền não đó là thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ. Thật ra ở đây chúng ta không có thì giờ nếu có thì gì giờ thì chúng ta đi vào thì chúng ta thấy rằng vai trò của thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ nó không phải là đơn giản. Ảnh hưởng của thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ đều đoạn tận do thấy. Do thấy tức là bây giờ người ta nói rằng anh A, anh B thế nào đi nữa nhưng dù chúng ta có nghe trăm ngàn quyển sách diễn tả thì cũng không bằng thấy mặt người đó. Ngài Ajahn Chah cũng thường nhắc cho dù mình học kinh sách nghe nói những phiền não như thế nào cũng không bằng chính bản thân mình nhìn thấy nó đã sanh tử xảy ra trong lòng mình mới giây phút vừa qua mà chúng ta phản tỉnh. Khi nhìn thấy gương mặt thật của nó rồi thì chúng ta sẽ xóa đi những ảo giác hoàn toàn.
Như vậy, việc nhìn thấy chân tướng của vạn pháp đóng ba vai trò chúng ta thấy rõ ràng là khi chúng ta nhìn thấy chân tướng vạn pháp chúng ta không có thêm thắt vào, không đổ dầu vào lửa trước những đau khổ của mình, nghĩa là không phản ứng nông nổi trước những đau khổ để tự mình đau khổ thêm.
Thứ hai, bởi vì vô minh và ái là những cơ năng chính, cơ năng rất quan trọng, đặc biệt vô minh là cơ năng của tất cả những bất thiện pháp, nguyên nhân của luân hồi sanh tử. Cho nên cái thấy, cái biết, giác ngộ là đối trị với vô minh.
Sau cùng, cái thấy, cái biết trong tâm tư của một vị thiền giả, một vị hành thiền có khả năng chuyển hóa. Bởi vì do thấy, do biết nên Đạo Phật dùng rất nhiều chữ Jnana và Prajna nghĩa là trí. Ngay cả biết mình cũng là trạng thái sơ khởi của thiền định mặc dù nó chưa bằng minh sát sau đó.
Nói chung là cái thấy trong thực tế giúp cho chúng ta rất nhiều
No comments:
Post a Comment