Chúng ta nhớ rằng việc tu tập không đơn thuần chỉ là việc trốn vào rừng sâu hay là tìm một nơi thanh vắng tu tập một mình. Đức Phật vị đạo sư đầu tiên đã lập ra một đoàn thể có qui củ hẳn hòi gọi là tăng đoàn. Dù là một vị tỳ kheo tu tập như thế nào thì sự liên hệ đối với cộng đồng tăng lữ đối với tăng già đối với tập thể tu tập của mình vẫn là quan trọng. Và chúng tôi nói điều này thì phải nhấn mạnh đặc biệt là riêng đối với Phật giáo Nguyên Thủy (Phật giáo Nam Tông) như là cá nhân chúng tôi đang tu tập trong truyền thống Phật Giáo Nam Tông và Chư Tăng đang có mặt trong rơom Phật Pháp này thì phải nói một điều là Tăng già luôn luôn có một vị trí nhất định quan trọng. Ngay cả bây giờ sống ở xứ người như tại chùa Pháp Luân có rất nhiều việc ở chùa chúng tôi vẫn thỉnh ý kiến của HT Huyền Việt ở chùa Liên Hoa hay bàn thảo với Sư Trí Tịnh ở Florida, có lẽ đó là một thói quen khi Chư Tăng có việc gì thì cùng ngồi lại với nhau để đắn đo để quyết định. Và khi đọc bài kinh "Đại kinh người chăn bò" đối với bản thân của chúng tôi rất là thấm thía vì thấy chúng ta muốn tu tập muốn lớn mạnh ở trong giáo pháp thì cái nhìn của chúng ta phải có trước, phải có sau, phải có người, phải có mình, phải có cá nhân, phải có đoàn thể, chứ không thể nào đơn giản được. Và hình ảnh mà Đức Phật đề cập trong bài kinh rất là cụ thể rất là sinh động.
TTGiác Đẳng - Đại kinh người chăn bò - Minh Hạnh chuyển biên
No comments:
Post a Comment