SỰ TÍCH BÀ MÃ CHÂU
Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình
Ở Việt Nam ta, những vùng có người Việt gốc Hoa phần đông đều sùng bái bà Mã Châu, cất chùa mà thờ, gọi nôm na là chùa bà Mã Châu, chùa Bà hoặc chùa Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Bà tên thật là Mi Châu, sinh trưởng ở tỉnh Phước Kiến, đời nhà Tống, cách đây hơn chín trăm năm. Lúc nhỏ bà rất thông minh, tu theo Phật giáo và học thêm trong những pho sách cổ thư tìm được dưới giếng lạn.
Cha của bà cùng với hai người con đi buôn bán, chuyến đi chuyến về đến tỉnh Giang Tây. Chuyến đó thuyền bị giông tố, cả ba đều té xuống biển, sắp chết đuối.
Lúc giông bão đang diễn ra ở biển khơi, bà Mi Châu ngồi ở nhà, dệt vải cạnh mẹ. Bỗng nhiên, bà Mi Châu ngừng tay dệt, đôi mắt nhắm lại, hai tay đưa về phía trước như đang trì níu vật gì quá nặng, bà mẹ sợ hãi, nắm vai bà Mi Châu mà hỏi: -Chuyện gì vậy? Hay là bữa nay con đang bệnh. Nếu mệt thì con nghỉ dệt.
Bà Mi Châu không trả lời.
Mẹ càng hốt hoảng: -Sao con mê sảng vậy? Hãy tỉnh dậy. Mẹ đi rước thày về trị bệnh cho con. Điềm gì vậy?
Vừa nói, bà mẹ vừa lắc mạnh vào vai bà Mi Châu. Chập sau, bà Mi Châu mở mắt, khóc nức nở: -Thưa mẹ! Chuyến này thuyền của ba và hai anh con bị giông tố. Con cố sức cứu cha nhưng mẹ đã níu vai con mà khuấy rối. Rốt cuộc cha của con đành theo số mạng. Lúc bối rối, cha của con mới đưa tay lên, cầu cứu nhưng tại mẹ mà con cứu không được. Còn hai người anh của con đều an toàn tính mạng, nhờ con cứu trước.
Bà mẹ bán tín bán nghi, ngờ Mi Châu vừa tỉnh giấc chiêm bao nên nói nhảm.
Vài hôm sau, chiếc thuyền buôn trở về nhà với hai người con trai còn sống sót. Đại khái, hai người anh thuật lại: lúc chới với giữa biển, họ được một bàn tay vô hình kéo lên thuyền. Riêng về người cha thì bi cuốn trôi.
Tin ấy đồn đãi gần xa. Từ đó, dân đi biển gặp sóng to gió lớn đều kêu tên bà Mi Châu mà khấn vái, cầu cho tai qua nạn khỏi.
Năm Canh Dần (1110), vua nhà Tống phong cho bà Mi Châu là Thiên Hậu Thánh Mẫu
Lễ cúng bà cử hành khoảng hai mươi ba tháng ba âm lịch mỗi năm. Người Việt gốc Hoa sùng bái bà Mi Châu (nói trại là Mã Châu) vì bà phù hộ đi đường binh an từ Trung Quốc sang đây đồng thời bảo vệ họ qua các tai nạn, bệnh tật khác.
Bà tên thật là Mi Châu, sinh trưởng ở tỉnh Phước Kiến, đời nhà Tống, cách đây hơn chín trăm năm. Lúc nhỏ bà rất thông minh, tu theo Phật giáo và học thêm trong những pho sách cổ thư tìm được dưới giếng lạn.
Cha của bà cùng với hai người con đi buôn bán, chuyến đi chuyến về đến tỉnh Giang Tây. Chuyến đó thuyền bị giông tố, cả ba đều té xuống biển, sắp chết đuối.
Lúc giông bão đang diễn ra ở biển khơi, bà Mi Châu ngồi ở nhà, dệt vải cạnh mẹ. Bỗng nhiên, bà Mi Châu ngừng tay dệt, đôi mắt nhắm lại, hai tay đưa về phía trước như đang trì níu vật gì quá nặng, bà mẹ sợ hãi, nắm vai bà Mi Châu mà hỏi: -Chuyện gì vậy? Hay là bữa nay con đang bệnh. Nếu mệt thì con nghỉ dệt.
Bà Mi Châu không trả lời.
Mẹ càng hốt hoảng: -Sao con mê sảng vậy? Hãy tỉnh dậy. Mẹ đi rước thày về trị bệnh cho con. Điềm gì vậy?
Vừa nói, bà mẹ vừa lắc mạnh vào vai bà Mi Châu. Chập sau, bà Mi Châu mở mắt, khóc nức nở: -Thưa mẹ! Chuyến này thuyền của ba và hai anh con bị giông tố. Con cố sức cứu cha nhưng mẹ đã níu vai con mà khuấy rối. Rốt cuộc cha của con đành theo số mạng. Lúc bối rối, cha của con mới đưa tay lên, cầu cứu nhưng tại mẹ mà con cứu không được. Còn hai người anh của con đều an toàn tính mạng, nhờ con cứu trước.
Bà mẹ bán tín bán nghi, ngờ Mi Châu vừa tỉnh giấc chiêm bao nên nói nhảm.
Vài hôm sau, chiếc thuyền buôn trở về nhà với hai người con trai còn sống sót. Đại khái, hai người anh thuật lại: lúc chới với giữa biển, họ được một bàn tay vô hình kéo lên thuyền. Riêng về người cha thì bi cuốn trôi.
Tin ấy đồn đãi gần xa. Từ đó, dân đi biển gặp sóng to gió lớn đều kêu tên bà Mi Châu mà khấn vái, cầu cho tai qua nạn khỏi.
Năm Canh Dần (1110), vua nhà Tống phong cho bà Mi Châu là Thiên Hậu Thánh Mẫu
Lễ cúng bà cử hành khoảng hai mươi ba tháng ba âm lịch mỗi năm. Người Việt gốc Hoa sùng bái bà Mi Châu (nói trại là Mã Châu) vì bà phù hộ đi đường binh an từ Trung Quốc sang đây đồng thời bảo vệ họ qua các tai nạn, bệnh tật khác.
No comments:
Post a Comment