Thursday, November 23, 2017

Sưu tầm - Phương pháp chữa bệnh chú trọng vào lòng từ bi

Y học Tây Tạng: Phương pháp chữa bệnh chú trọng vào lòng từ bi

Giống như nền văn hoá Tây Tạng, y học Tây Tạng cũng được thấm nhuần các giáo lý Phật giáo, với niềm tin vào sự luân hồi và dùng từ bi làm nền tảng để chữa lành cả tâm lẫn thân.
Sau thời gian dài buồn bã và lo lắng về hoàn cảnh của gia đình, bác sĩ Suzanne Soehner đã tìm đến y học Tây Tạng, hy vọng một liều thuốc cổ truyền sẽ giúp cô khắc phục tâm trạng nặng nề.

Thật bất ngờ, thay vì được kê đơn thuốc, cô lại nhận được hai lời khuyên quý giá như sau:

“Một khi bạn nhận ra rằng tất cả mọi hiện tượng quanh bạn chỉ là một giấc mơ, đó là sự giải thoát thực sự khỏi mọi đau khổ”.
“Đức Phật nói cội nguồn của hạnh phúc là nghĩ cho người khác. Nguồn gốc của mọi khổ đau là chỉ biết nghĩ cho riêng mình”.

Eliot Tokar, một bác sĩ người Mỹ chuyên về y học Tây Tạng nói: “Đức Phật Dược Sư là tấm gương cho các thầy thuốc Tây Tạng noi theo”. Tokar đã tu theo Phật giáo Tây Tạng để có thể hỗ trợ công việc chữa bệnh của mình.

Từ bi là điều không thể thiếu đối với sức khoẻ và hạnh phúc trong hệ thống tín ngưỡng này.

“Từ bi có thể mang lại trạng thái sức khoẻ tốt, vì sức khoẻ của tâm là chìa khóa cho sức khoẻ của cả cơ thể. Từ bi giúp cơ thể duy trì sự cân bằng… Khi trong tâm hạnh phúc, cơ thể tự động sẽ trở nên khỏe mạnh hơn”, Dawa Ridak, một thầy thuốc Tây Tạng tại Brooklyn nói.

Từ bi sẽ dễ dàng bị chôn vùi trong một tâm trí đầy dục vọng (chấp trước). Trong y học Tây Tạng, chấp trước được xem là thứ làm cho sức khoẻ của chúng ta mất cân bằng. Ba chấp trước chính đó là tham, sân, si có thể dẫn đến các loại bệnh khác nhau.

Chẳng hạn, một người quá xem trọng vật chất có thể dễ bị những vấn đề liên quan đến rối loạn tuần hoàn, hệ thần kinh và tinh thần. Người dễ tức giận (sân) có thể mắc các bệnh liên quan đến máu và gan. Si mê có thể trở thành nguyên nhân gây hao tổn quá trình sản sinh tân dịch như hệ tiêu hoá.

Mặc dù y học Tây Tạng tin rằng bệnh tật có thể xuất phát từ những nguyên nhân tinh thần, nhưng họ cũng thừa nhận rằng chế độ ăn uống và các yếu tố môi trường đóng một vai trò nhất định. Trong hàng ngàn năm qua, các thầy thuốc Tây Tạng đã tiến hành vô số thử nghiệm để có thể hiểu sâu hơn về sức khoẻ và chữa bệnh, khiến cho y học Tây Tạng trở thành một trong những hệ thống y học toàn diện nhất trên thế giới hiện nay.

Về khoa học
Các phương pháp chữa bệnh Tây Tạng bao gồm điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi lối sống, bổ sung thảo dược, xoa bóp, châm cứu và ấn huyệt.

Trước khi tiếp nhận bất kỳ phương pháp trị liệu nào, các y sư sẽ đánh giá kỹ lưỡng thông tin sức khỏe của bệnh nhân. Các đánh giá này được thực hiện dựa trên kết quả quan sát tình trạng của lưỡi, mắt, nước tiểu và phân.
Các thầy thuốc Tây Tạng cũng bắt mạch và hỏi nhiều về tiền sử bệnh tật, thói quen sinh hoạt cá nhân, chế độ ăn uống,… để hiểu thêm về các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe càng nhiều càng tốt.

Kỹ thuật bắt mạch trong y học Tây Tạng phức tạp hơn nhiều so với phương Tây (chỉ đếm nhịp đập của tim). Để bắt được mạch của bệnh nhân, y sư sẽ đặt 3 ngón tay lên mặt trong cẳng tay phía gần nhón tay cái. Sau nhiều năm luyện tập, họ có thể phân biệt được sự thay đổi về nhịp đập và độ nẩy của mạch tương ứng với tình trạng sức khỏe của các cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Kỹ thuật này đạt độ chính xác đến ngạc nhiên. Một nhà báo người Áo đã từng nói với Epoch Times rằng ông từng không tin một y sư Tây Tạng chẩn đoán được ông mắc sỏi thận chỉ bằng cách phương pháp bắt mạch. Một tháng sau, một số viên sỏi gây đau thì nhà báo này mới tin là vị y sư đã đúng.

Điều chỉnh chế độ ăn và thay đổi lối sống là ưu tiên hàng đầu trong y học Tây Tạng. Tiếp theo mới đến việc bổ sung các thảo dược Tây Tạng, chúng có mặt ở khắp nơi từ ít nhất 3 cho đến 150 loài cây khác nhau. Những thảo dược được bổ sung có công thức rất chính xác và được bào chế thông qua một quy trình rất phức tạp.
Những thảo dược này rất khác so với thuốc của phương Tây. Các điều kiện như khí hậu, chất lượng đất, lượng mưa, lượng nắng, thời điểm thu hoạch trong năm… đều được xem là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công dụng của thảo mộc.

Trong văn hoá và y học Tây Tạng, việc cầu nguyện được cho là có thể mang lại năng lượng. Họ sẽ đọc Kinh Phật trong suốt quá trình bào chế thuốc nhằm mang lại năng lượng tích cực cho thảo dược.

Về tinh thần

Sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ, Tokar là một trong số ít thầy thuốc Tây Tạng đến từ phương Tây. Ông đã trở nên quan tâm đến y học Tây Tạng sau khi nhìn thấy một người bạn hồi phục sức khỏe một cách kỳ diệu thông qua phương thức này.
Người bạn này đã phải chịu đựng nhiều năm các chứng bệnh như lao, viêm khớp dạng thấp, và thấp khớp (rheumatoid fever). Sau đó cô được chẩn đoán là bị nhiễm trùng xương, viêm xương.

Các bác sĩ tây Y cho biết cô cần 9 tháng điều trị nội khoa sau đó sẽ phẫu thuật để lấy phần xương bị nhiễm trùng. Cô đã không điều trị theo phương pháp này mà thử chọn y hoc Tây Tạng.

Trong vòng sáu tháng, cô đã “có thể phục hồi phần lớn sức khoẻ của mình”, Tokar nói.

Ông cẩn thận giải thích rõ y học Phật giáo Tây Tạng và những người tu luyện Phật giáo. Tokar nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giải thích mối quan hệ này như bàn tay và ngón tay, rất liên quan với nhau nhưng lại không giống nhau.

Ông cho rằng một phần thành công của các phương pháp điều trị theo y học Tây Tạng là việc giúp mọi người hiểu rõ hơn về sức khỏe của mình, về cả thể chất lẫn tinh thần.
Lời khuyên của một thầy thuốc Tây Tạng đối với Soehner, một bác sĩ được cấp phép về y học phương Đông hành nghề tại thành phố New York, cũng làm cô ngạc nhiên. Mặc dù việc đó “như gáo nước lạnh dội vào mặt tôi”, nhưng đó là “phương thuốc tốt nhất mà ông ấy có”, cô nói.

Những lời nói của ông “Hạnh phúc là khi nghĩ đến người khác” luôn vang lên đúng lúc, đặc biệt là khi cô điều trị cho bệnh nhân.

“Khi tôi gặp một bệnh nhân, tôi hoàn toàn đắm chìm vào việc tôi có thể làm để giúp họ. Như thể tôi đã trở nên vô hình trong khoảng thời gian đó…”, cô giải thích.

Cô đã phát hiện ra rằng công việc tình nguyện viên là một phương pháp rất hiệu quả giúp bệnh nhân có được nhiều không gian hơn và thay đổi quan điểm về các vấn đề của họ.

Soehner cho biết: “Không việc gì có thể thay đổi hoàn toàn nhận thức của một người về vấn đề của bản thân bằng công việc tình nguyện cho những người kém may mắn hơn họ. Đồng thời nó còn giúp họ nuôi dưỡng một thái độ biết ơn, vốn là một trạng thái chữa bệnh”.

Hồng Liên, theo Epoch Times

No comments:

Post a Comment