Dư âm nhiễu lương
Nguyên ý của câu thành ngữ này là chỉ dư âm tiếng hát vang vọng trên mái nhà, miêu tả tiếng hát uyển chuyển, mãi mãi vang vọng bên tai mọi người.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Liệt tử- Thang vấn".
Thời Xuân Thu, Nước Hàn có một ca nữ rất giỏi ca hát tên là Hàn Nga. Hàn Nga không những xinh đẹp, mà còn có giọng hát rất hay, giọng hát của nàng chứa chan tình cảm, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Khi tiếng hát khoan khoái thì khiến người nghe vui tươi phấn khởi, khi bi thương thì khiến người nghe phải ngậm ngùi nhỏ lê.
Một hôm, khi Hàn Nga đến Lâm Truy thủ đô nước Tề, vì không đủ tiền đi đường, nên nàng đã hát rong ở cửa thành Ung Môn. Tiếng hát trong trẻo của nàng đã luôn cuốn được rất đông người nghe, họ say sưa lắng nghe, rồi thưởng cho nàng không ít tiền.
Hàn Nga thu nhặt xong tiền nong rồi đi. Nhưng mọi người nghe xong, đều cảm thấy dư âm tiếng hát vẫn còn vang vọng trên mái nhà đến mấy hôm sau vẫn không dứt, thật chẳng khác nào nàng vẫn còn chưa rời đi.
Hôm đó, Hàn Nga vào nghỉ trong một quán trọ, do bị người ta bắt nạt nên nàng khóc nứt nở, tiếng khóc của nàng đã khiến gia trẻ gái trai ở quanh đó cũng phải nhỏ lệ tới ba ngày chẳng ăn uống gì được.
Mọi người đổ sô tới tìm nàng, rồi cùng trách mắng người đã bắt nạt nàng. Sau đó mời nàng hát mấy bài để cùng nghe. Hàn Nga không thể từ chối được, bèn cất tiếng hát. Mọi người vừa nghe vừa múa theo, mà quên hết đi mọi việc vừa xảy ra.
Về sau, người ở Ung Môn vẫn thường xuyên hát mấy bài hát này, mà càng hát lại càng hay hát.
No comments:
Post a Comment