Tiếng đàn tì bà là “sợi tơ hồng” nối lại nhân duyên dang dở
Năm cuối nhà Minh, một thư sinh tên Vu Hiếu Liêm ở Bồ Châu (nay là Vĩnh Tế, Sơn Tây) có người vợ tên là Hồng Đào. Hồng Đào có dung mạo kiều diễm, lại còn rất đa tài đa nghệ, đặc biệt nàng đàn tì bà rất giỏi.
Những phụ nữ ở phương Bắc đều rất giỏi món nghề này, nhưng Hồng Đào có những ngón tay thon gọn, lại còn hát hay, vẻ đẹp cả về giai điệu lẫn giọng hát này thật không tầm thường. Cho nên chỉ cần nàng tấu lên khúc nhạc, thì người nghe thấy ai nấy cũng sẽ biết tiếng nhạc tì bà kia được phát ra từ nơi nào.
Năm cuối Sùng Trinh thời nhà Minh, xảy ra nạn chiến tranh, khắp khu vực Hoàng Hà, Phần Thủy hoàn cảnh vô cùng tàn khốc. Trong lúc hỗn loạn, Hiếu Liêm và Hồng Đào đã lạc mất nhau.
Binh sĩ bắt giữ Hiếu Liêm, đến lúc chuẩn bị giết chết, Ngưu Kim Tinh trông thấy chàng trẻ tuổi này có tư chất ưu tú, nên tra hỏi thì biết được anh ta đã thi đậu khoa cử, thế là bèn thả anh ra, rồi còn đưa anh về làm thầy dạy cho con trai mình. Còn Hồng Đào thì không biết đã đi về phương nào.
Từ đó, Vu Hiếu Liêm ở trong phủ Ngưu Kim Tinh, ông chính là Đại học sĩ Thiên Hựu Các của chính quyền Đại Thuận của Lý Tự Thành. Lúc hơn 20 tuổi ông đã đậu Tú tài, năm Thiên Khởi thứ 7 (năm 1627) đậu Cử nhân, thông hiểu thiên văn và cả binh pháp Tôn Tử, binh pháp Ngô Khởi, là một văn nhân hiếm có của đoàn quân Sấm Vương.
Một năm sau, khi quân đội của Lý Sấm Vương áp sát kinh thành, đóng quân tại doanh trại Bắc An thành Bảo Định. Lúc bấy giờ đã là mùa đông, Vu Chính Liêm và con trai của Ngưu Kim Tinh ở chung một lều.
Màn đêm buông xuống, ngoài lều tuyết bắt đầu rơi, và càng lúc càng dày đặc hơn. Đến tiếng trống báo canh 2 (21h – 23h), Vu Hiếu Liêm bật dậy đi tiểu. Anh mở rèm cửa lều ra, nhìn khắp xung quanh, một màu tuyết trắng trời, một khoảng không gian vô cùng tĩnh lặng.
Ngay chính lúc này, anh lẳng lặng đi theo tiếng đàn tì bà. Tiếng nhạc quen thuộc len vào trong tim, làm anh rung động. Anh lập tức chạy chân không ra khỏi căn lều, đạp lên nền tuyết trắng băng giá, tìm theo nơi tiếng nhạc phát ra.
Vu Hiếu Liêm chạy qua mấy chục dãy lều, rồi nhìn thấy một chiếc lều còn sáng đèn bên trong. Tiếng tì bà được phát ra chính từ đây. Hiếu Liêm áp tai mình vào cạnh căn lều, im lặng lắng nghe.
Tiếng tì bà xuyên thấu tâm can, quả nhiên là cách gảy đàn và giai điệu quen thuộc khi xưa. Anh nhớ đến người vợ yêu quý, lòng đầy xúc động, ngã “phịch” một tiếng xuống nền tuyết dày, không đứng dậy nổi nữa.
Người bên trong lều nghe thấy tiếng động bên ngoài, nghĩ rằng Hiếu Liêm là gian tế, nên đã trói anh đưa vào trong lều. Tướng lĩnh bên trong nhìn anh một lượt, thì nhận ra anh là thầy giáo trong phủ của Ngưu Kim Tinh, nên đã cởi trói, và hỏi tại sao anh lại đi chân đất đến đây?
Hiếu Liêm nói: “Vợ của tôi giỏi đàn tì bà, 2 năm trước, đã bị chia cách lúc binh đao loạn lạc. Lòng tôi vẫn không nguôi nhớ về cô ấy, đêm nào nằm ngủ cũng không yên giấc. Đêm nay, trong lúc mọi thứ tĩnh lặng như tờ, bỗng nghe thấy tiếng tì bà từ xa, nghĩ rằng đó là do vợ mình tấu khúc, cho nên lòng thấy đau như cắt. Không ngờ rằng đã mạo phạm các ngài, tôi xin cam chịu tội lỗ mãng này”.
Tướng lĩnh trong lều đều là những người hào sảng, nghe câu chuyện của anh xong thì liền cho gọi người gảy đàn ra gặp Hiếu Liêm. Quả nhiên chính là Hồng Đào.
Thế là tướng lĩnh trong liều cho bày mâm rượu, cùng Hiếu Liêm, Hồng Đào uống mừng suốt đêm. Sau khi trời sáng, tướng lĩnh cũng báo lại chuyện này với Ngưu Kim Tinh, và cho Hồng Đào về với Hiếu Liêm, đồng thời phái 2 kỵ binh hộ tống họ trở về quê nhà ở Bồ Châu.
Sau khi Đại Thanh trở thành chủ của Trung Nguyên, Vu Hiếu Liêm ra làm quan, trở thành Thông phán tại Dương Châu, cai quản việc vận chuyển lương thực, thủy lợi và tố tụng…
Tiếng đàn tì bà thanh bình uyển chuyển như “bà mai”, đã nối lại nhân duyên dang dở, giúp cho cặp đôi lại như chim liền cánh trở về bên nhau.
(Trích từ quyển 17 “Ngu sơ tân chí”)
nguon: tinhhoa.net
No comments:
Post a Comment