Saturday, November 2, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Chúng ta nên làm gì khi tâm tư đang bị giao động phiền não?

Hỏi: Chúng ta nên làm gì khi tâm tư đang bị giao động phiền não?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma ngày 23-9-2013

TTGiác Đẳng: Với cái nhìn của người Phật tử khế hợp những gì được giảng qua Phật Pháp qua Tam Tạng kinh điển thì tâm của chúng ta càng ít phiền não thì trí của chúng ta càng sáng suốt. Do vậy, khi nào chúng ta nghĩ rằng mình muốn mình khôn, mình muốn mình sáng suốt thì mình làm sao đưa tâm tư của mình trở về trạng thái càng ít phiền nảo thì càng tốt, càng thanh thản càng tốt. Chúng ta phải khẳng định với chính mình về điều đó, chúng ta phải làm sao tạo cho mình niềm tin mạnh mẽ về điều đó.

 Lấy ví dụ, ở trong những lúc mình đang rất giận, mình đang trong cơn sóng gió, trong lúc mình đang cần giải quyết chuyện gì thì mình nên cố gắng tịnh tâm, nên cố gắng để làm sao cho mình một không gian tương đối thư thái. Mình không cần phải suy nghĩ. Thường thì chúng ta làm việc gì thì thường hay suy nghĩ và suy nghĩ rất là lung, suy nghĩ rất là nhiều, nhưng thật ra cái suy nghĩ đó đôi khi không dẫn chúng ta đi về đâu. Nhất là, chúng ta hay suy nghĩ dựa trên quan điểm nhân ngã bỉ thử. Tức là quan niệm người này đụng chạm đến mình, người kia đụng chạm đến mình, lúc nào cũng nghĩ đến cái tôi của mình, mình càng phiền.  Thường thường chúng ta nghĩ 100 chuyện thì hết 99 chuyện là liên hệ đến cái tôi. Ít có chuyện nào liên hệ đến cái tôi mà sáng suốt. 
  
  Do vậy chúng ta nên, nếu đó là một quyết định quan trọng, nếu đó là một trường hợp chúng ta phải làm quyết định lớn, không những lớn mà còn quan trọng thì chúng ta nên cho phép mình có được thời gian thư thả. 
  
  Và chúng ta nên nhớ tâm của chúng ta càng thanh thản thì trí chúng ta càng sáng suốt, đừng bao giờ quên nguyên tắc này, chúng ta phải luôn luôn sống với nguyên tắc này.
  
  Điều thứ hai, không phải gọi là mình là người có trí thì lúc nào mình cũng có trí tuệ. Do vậy có một vài trường hợp, thí dụ như chúng ta thấy không phải học trò nào đi thi được điểm cao cũng là học trò giỏi mà có những học trò rất giỏi nhưng khi đi thi thì lại làm bài rất dở, lý do là họ không quen với cảm giác bị áp lực mặc dầu họ rất là giỏi. Hay là ở trong đời sống có những người phản ứng nhanh có những người phản ứng chậm hay là trả lời đúng câu này mà sai câu kia. Thì thông thường chúng ta lấy một câu nào của một người, thí dụ ông đó là một học giả, là một người rất uyên bác nhưng tự nhiên ông nói sai một điều rồi mình lấy cái điều đó nói ông là người dở, không phải như vậy, có thể ông phạm một vài sự sai lầm và ai cũng có phạm sai lầm, nhưng sự sai lầm đó chỉ nhỏ so với kiến thức lớn của ông, chúng ta nên nhìn vấn đề này một cách dung dị một cách đa diện thì tốt hơn là chúng ta nhìn khiếm diện. 

Chúng ta cũng hiểu là, đến cái đích điểm sau cùng của ba Phật quả, ở trong kinh điển Pali đề cập quả vị Thinh Văn, quả vị Độc Giác, quả vị Toàn Giác, thì chúng ta nhớ quả vị Thinh Văn là một vị quyết trí tu tập, một vị Bồ Tát mà để đạt đến quả vị Thinh Văn thì vị này quyết trí tu tập, tu tập để đạt đến Giác Ngộ Giải Thoát thì vị này  xả bỏ bất cứ cái gì liên quan đến ngoại thân của mình cho dù tài sản nhà cừa, cái gì thuộc về ngoại thân đều xả bỏ hết, chúng ta gọi là đạt đến chổ ảo diệu của chính mình, là những vị Thinh Văn đệ tử của Đức Phật. Một vị tu hạnh Giác Ngộ là vị đó dám bỏ tất cả những vật ngoại thân mà còn bỏ những gì liên quan đến thân thể gọi là tứ chi, thí dụ tay chân của chúng ta hay là cho mắt cho thận cho gan v.v... nghĩa là sẵn sàng để loại bỏ những vật liên quan đến nội thân thì vị đó gọi là một vị Bồ Tát hướng đến con đường chứng quả vị Độc Giác. Nhưng, để trở thành một vị Phật Toàn Giác thì vị đó khi hành ba la mật hạnh thì phải bỏ cả mạng sống của chính mình, tức là đến chỗ không còn thấy sự quan trọng của bản ngã, nghĩa là ở mức độ tuyệt đối nhất, nghĩa là bỏ cái gì cũng bỏ, thì cái trí tuệ nhất thiết chủng trí được thắp sáng. 

Thì bài học này cho chúng ta thấy rằng trong bất cứ trường hợp nào cho dù ngay cả đối với một vị gọi là đạt đến chỗ thanh tịnh tuyệt đối như các vị Thinh Văn Giác, vị Độc Giác, vị Toàn Giác, tuy vậy, sự khác biệt rất lớn là trên hành trình tu tập ba la mật hạnh là các vị đó có sự sai biệt về sự tu tập. Và như vậy thì, ở trong cuộc đời cái vĩ đại không phải là cái mình tom góp cho nhiều kể cả kiến thức mà cái vĩ đại là dám bỏ những cái khó bỏ, bỏ cái lớn nhất. Đây là công án không dễ dàng cho chúng ta. Ngày hôm nay chúng ta thấy nấc thang giá trị của xã hội là một người càng tạo một giang sơn lớn, xây dựng một sự nghiệp lớn, có tiền hàng tỉ, có gia sản lớn, có nhiều quyền lực, thì người đó là một người có thành tựu lớn. Nhưng riêng cái nhìn của Phật học thì người thành tựu lớn là người dám bỏ, mà bỏ càng nhiều thì sự thành tựu càng lớn. Điều đó là sự khác biệt lớn giữa Phật Pháp và bên ngoài đời.

Vì vậy, trong đời sống chúng ta mà chúng ta xây dựng nhiều quá rồi nghĩ mình xây dựng như vậy thì mình sẽ được nhiều. Thật ra chúng ta nên nhớ rằng ở trong Phật Pháp thì đó là một sự cưu mang thêm gánh nặng thêm. VVì vậy cái khả năng để dứt bỏ cái khả năng để buông bỏ nó vốn là một nền tảng rất ưu việt để cho chúng ta thành tựu những tri kiến rộng lớn.

 Do vậy, trong tiến trình tu tập vị nào quán nặng về pháp vô ngã thì vị đó sẽ có những thành tựu rất lớn rất cao trên phương diện tu tập. Điều này là một điều không có dễ, là điều chúng ta thường khó có thể cảm nhận được. 

 Nếu nấc thang trong xã hội mà được đo bằng cái gì mình có thì là cái của người đời, mà người ta rất sợ khi người ta nhìn thấy mình không có. Nhưng trong nấc thang giá trị của vị ẩn sĩ của những bậc hiền triết của những bậc thánh thì nấc thang giá trị là bản thân của mỗi người mình có thể buông xả bao nhiêu, bỏ được bao nhiêu, có thể đi đến tận cùng đích điểm bao nhiêu. 

 Chúng ta không học hết được điều đó, chúng ta khó cảm nhận điều đó. 

 Ví dụ như, có bao nhiêu lần chúng tôi đi hành hương sang Ấn Độ, ở trong suốt cuộc hành trình từ thành Ca Tỳ La Vệ nơi Thái Tử Sĩ Đạt Đa rời bỏ cung vàng điện ngọc, chúng tôi qua cửa đông thành nơi mà ngày hôm nay vẫn còn, rồi cho đến chúng tôi đi qua từng giai đoạn thì thật ra Đức Thế Tôn mỗi mỗi một giai đoạn trong cuộc hành trình của Ngài thi Ngài đều bỏ lại và bỏ lại, điều mà chúng ta ít có nhận ra.

 Nên chi, để lên đường không có nghĩa là chúng ta  đi truy cầu một cái gì đó, mà để lên đường là khả năng để đoạn lìa những cái giây ràng buột ở hiện tại và quả vị giải thoát đích thực của Đạo Phật mô tả là đoạn trừ các kiết sử, kiết sử là những sợi giây trói buộc những cái thằng thúc, và để đoạn các kiết sử đó không phải là mình đi tìm một cái kho báu và mình ôm chầm lấy kho báu rồi mình tom góp mang kho báu trở về, cái đó không gọi là hành trình giác ngộ giải thoát. Mà ngay trên chỗ ngồi chỗ đứng của mình cái khả năng cắt đứt những sợi giây trói buột đó là hành trình của tuệ giác.

 Và điều đó nó khó tiêu hóa cho chúng ta, khó tiêu hóa và khó chấp nhận có được cái gía trị đó.

 Nên chi, đối với cái nhìn của Đức Phật lạ lắm. Thí dụ, khi chúng ta giận thì chúng ta nói lời bén như dao, chúng ta nói lời đập đổ người khác rồi nghĩ là mình bản lãnh quá, nhưng đối với Phật Pháp không phải như vậy, một người đang giận mà dằn được cơn giận xuống, để không nói những lời nói xúc xiểm, mà dằn cơn giận xuống để không làm cho chuyện đó nó tệ hại thêm, mình dằn xuống để mình không làm những chuyện mà mình phải hối hận về sau, thì Đức Phật dạy:

 - "Ai mà dằn được cơn giận thì Như Lai gọi người đó mới thật sự là người đang nắm cán, đang nắm giây cương để điều khiển, còn người mà giận mà lời nói không giữ được thì chỉ là kẻ phù trợ bên ngoài chứ không phải là người thật sự điều khiển."

 Thì ở trong tất cả những trường hợp của Phật Pháp nói cho rõ là buông xả tâm mình bớt ràng buột bớt dính mắc. Nói rõ hơn là tại sao ở trong Phật Pháp trọng  Giáo Lý Vô Ngã. Tại vì mình còn nắm níu còn giữ lấy sự ràng buột đó luôn luôn nó là sự ngăn ngại cho chính mình, nên chúng ta học về điều này lâu ngày chúng ta cảm thấy rất là thú vị.

No comments:

Post a Comment