Cái khổ đôi khi nó tàng ẩn nó không dễ dàng để chúng ta cảm nhận và chúng ta phải bắt đầu từ cái manh mối rất thô sơ của nó về những giọt nước mắt, về những cái khổ như ở trong Thanh Tịnh Đạo khi nói về một người ăn xin. Qúi vị đi sang một vài quốc gia như Ấn Độ hay Trung Quốc rất nhiều người ăn xin trên đường và chúng ta biết rằng họ ăn xin như là một nghề nghiệp, nhưng chúng ta không chịu nổi cái khổ của họ, nào là những người hoàn toàn tàn tật không còn tay chân, nào là những người giữa mưa nắng nằm trần trụi, qùi xuống đất, mặt úp xuống mặt đường đầy bụi cát dơ bẩn để mà xin đồng tiền. Nếu chúng ta có tiếp xúc thì chúng ta mới thấy được cái khổ của họ. Câu chuyện hiện tại của chúng ta là nếu chúng ta ở trong hoàn cảnh may mắn, không phải sống qua những cảnh nghèo thì khó cảm nhận được nỗi khổ. Phải sống trong những điều kiện nào đó thì chúng ta mới hiểu được và cảm thông sâu sắc nỗi khổ của người khác, mình chưa nghèo thì mình chưa bao giờ hiểu được nghèo, mình chưa sống cô độc thì ít hiểu được nỗi khổ của người sống cô độc, và để hiểu được thì chúng ta phải có mặt ở đó để tiếp xúc và sống với điều đó thì mới cảm nhận được.
TT Giác Đẳng - Pháp Thoại - Tu Tập Tâm Bi - Minh Hạnh chuyển biên
No comments:
Post a Comment