Nếu một người nhìn sự vật không qua lý nhân quả thì người đó không có chánh kiến. Thí dụ: tự nhiên trong lòng không vui mình kêu con cái, kêu bạn bè hay kêu người nào ra để gây với người đó, tại vì chúng ta không vui và không biết vì lý do gì cho nên chúng ta tìm người nào đó để trút giận, thì như vậy chúng ta không có chánh kiến như thực về nhân quả trong đời sống này.
Nhân quả tức là hiểu mình khổ do đâu, và nếu hiểu được thế nào là khổ và do đâu mình khổ, thì mình sẽ hiểu được sự diệt khổ và con đường đưa đến sự diệt khổ. Ngài nói đến chánh kiến là cái nhìn phải thấy sự liên quan đến nhân quả. Và cũng trong mạnh văn nói về tuệ học nói về trí tuệ hiện thực, thì ở đây nếu chúng ta muốn nhìn mọi sự vật một cách thật sự sáng suốt thì chúng ta nên tránh đừng để cho cái nhìn đó bị chi phối bởi dục tư duy, bởi sân tư duy, bởi hại tư duy. Có nghĩa là khi chúng ta lượng định đánh giá hay nhận xét điều gì đó, mà trong sự nhận xét lượng định đánh giá đó đi chung với sự ham muốn thì chúng ta không trung thực, hoặc với sự bực tức bực bội thì cũng không chung thực, và với sự hiềm hận thì dĩ nhiên còn tệ hơn nữa. Thì nói một cách khác là ở trong thời gian chúng ta suy nghĩ về sự một sự vật tốt đẹp nhất nếu nội tâm của chúng ta không bị dục tư duy, không bị sân tư duy, không bị hại tư duy, những thứ đó chi phối mình. Ví dụ như bây giờ qúi vị vào trong rơom nghe pháp ở thời điểm nào, ở tâm thái nào mà qúi vị nghe pháp tốt nhất, ở giờ phút thanh thản nhất không bị dục, sân và hại tư duy chi phối.
TT Giác Đẳng - Chánh kiến - Minh Hạnh chuyển biên
Nhân quả tức là hiểu mình khổ do đâu, và nếu hiểu được thế nào là khổ và do đâu mình khổ, thì mình sẽ hiểu được sự diệt khổ và con đường đưa đến sự diệt khổ. Ngài nói đến chánh kiến là cái nhìn phải thấy sự liên quan đến nhân quả. Và cũng trong mạnh văn nói về tuệ học nói về trí tuệ hiện thực, thì ở đây nếu chúng ta muốn nhìn mọi sự vật một cách thật sự sáng suốt thì chúng ta nên tránh đừng để cho cái nhìn đó bị chi phối bởi dục tư duy, bởi sân tư duy, bởi hại tư duy. Có nghĩa là khi chúng ta lượng định đánh giá hay nhận xét điều gì đó, mà trong sự nhận xét lượng định đánh giá đó đi chung với sự ham muốn thì chúng ta không trung thực, hoặc với sự bực tức bực bội thì cũng không chung thực, và với sự hiềm hận thì dĩ nhiên còn tệ hơn nữa. Thì nói một cách khác là ở trong thời gian chúng ta suy nghĩ về sự một sự vật tốt đẹp nhất nếu nội tâm của chúng ta không bị dục tư duy, không bị sân tư duy, không bị hại tư duy, những thứ đó chi phối mình. Ví dụ như bây giờ qúi vị vào trong rơom nghe pháp ở thời điểm nào, ở tâm thái nào mà qúi vị nghe pháp tốt nhất, ở giờ phút thanh thản nhất không bị dục, sân và hại tư duy chi phối.
TT Giác Đẳng - Chánh kiến - Minh Hạnh chuyển biên
No comments:
Post a Comment