Tùy niệm là cái gì mình nhập tâm, là cái gì mình gắng bó với đời sống hàng ngày, có người tùy niệm được con, có người tùy niệm được vợ, có người tùy niệm được tài sản, tùy niệm được cao thấp sai biệt, tức là trong con người chúng ta có những điều gắng bó khắn khích với mình. Trong lúc chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi, thức dậy, đi ngủ đều nghĩ đến cái gì, đó là điều gắng bó khắn khích trong đời sống tâm tư của chúng ta, nếu may cho chúng ta đó là hình ảnh của Đức Phật, lời dạy của Ngài, nếu may cho chúng ta là chúng ta thường đến lui tới yết kiến nhiều bậc samon, những vị tỳ khưu, những vị giáo thọ, những vị chuyên chở giá trị Phật Pháp, thì thật sự đó là một điều may mắn. Nhưng không may cho chúng ta là phần đông giá trị nào chúng ta gìn giữ ở trong tâm không có được là những thứ đó, vậy chúng ta hỏi cái gì là cái chúng ta thường canh cánh trong lòng? Và khi chúng ta nghiệm những lời này của Đức Phật dạy từng câu từng chữ từng lời thì rõ ràng ở đó Đức Phật Ngài nhắc chúng ta biết là cái gì là cái chúng ta nên đặt để cái khuynh hướng, cái gì là cái mà chúng ta nên tập trú trong đời sống chúng ta nên nặng lòng với nó. Chúng tôi dùng chữ nặng lòng ở tại đây là bởi vì trong tâm tư của mỗi chúng ta thì đời sống hoạt động của nội tâm là quan trọng, khi chúng ta nặng lòng về văn hóa thì chúng ta sẽ đi con đường văn hóa, chúng ta nặng lòng về quốc gia dân tộc thì chúng ta đi theo con đường quốc gia dân tộc, chúng ta nặng lòng về Phật Pháp thì chúng ta sẽ đi theo con đường của Phật Pháp, nhưng nếu chúng ta nặng lòng về những chuyện hưởng thụ thì chúng ta sẽ đi theo sự hưởng thụ, chúng ta nặng lòng về thủ đắc tài sản thì chúng ta sẽ đi theo sự thủ đắc tài sản. Nhìn về giá trị về lâu về dài thì cái nào mới thật sự là có giá trị cho chúng ta, cái giá trị đó là giá trị được Đức Phật Ngài đề cập đến ở tại đây:
"Này các Tỷ-kheo, ai tùy niệm Như Lai hay đệ tử Như Lai, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín, này các Tỷ-kheo, tùy niệm ấy là vô thượng, đưa đến thanh tịnh cho các loài chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, đạt được chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn, tức là tùy niệm Như Lai hay đệ tử Như Lai, với lòng tin được an trú, với lòng ái mộ được an trú, nhứt hướng thuần tín. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tùy niệm vô thượng."
TT Giác Đẳng - Vượt khỏi thường tình - Minh Hạnh chuyển biên
No comments:
Post a Comment