Hỏi: Chúng ta làm sao để giữ được sự bình tâm trước lời khen tiếng chê?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng. Có lần Đức Phật dạy “Ở trên thế gian nầy không thể tìm một người không bị chê , cho dù người đó là một người đẹp nhất, cho dù đó là một người thanh tịnh nhất, cho dù đó là một người hiền quý nhất.” Cái gì thì cũng có cái để cho thiên hạ chê bai được và thông thường chúng ta lại có một thói quen là chúng ta rất nhạy cảm với lời khen và tiếng chê. Chính ra ở trong đời sống hàng ngày, chúng ta rất xem trọng việc đó. Mình thường nghĩ rằng cái khen, cái chê của người khác là thước để đo cái hay, cái dở của mình. Nhưng thực ra khen và chê rất dễ đưa chúng ta đến cái nhìn sai lầm và đưa chúng ta đến chỗ cảm xúc quá nhiều hoặc là tố, hoặc là xấu.
Ở trong vị thế của nội tâm thì giống như trái núi bất động trước cuồng phong, cho dù thế nào đi nữa thì cũng bất động. Ở đây nói lên nội hàm, khả năng nội tại của chúng ta. Khả năng nội tại đó cho phép chúng ta được an nhiên trước những cái vui cái buồn. Chúng tôi nhớ có một học giả nói rằmg: “Khi bạn biết rằng hai cộng với hai là bốn, là một chân lý rồi, thì nếu ai nói rằng hai với hai là năm thì bạn có giận dữ không?” Chắc chắn là không. Tại vì không cần giận dữ chi cho mệt, người ta nói sai vì sự ngu si của người ta, người ta nói sai là bởi vì người ta cố ý nói sai thì có sá gì chuyện đó mà mình giận? Bởi vì quan trọng là mình có chịu tin rằng hai với hai là bốn hay không. Khi chúng ta đã thấy hai với hai là bốn rồi thì chúng ta không giận như vậy.
Ở đây chúng tôi cũng phải nói thêm rằng con đường vào trong đạo là một con đường đầy cảm xúc. Có rất ít người trong chúng ta đến với đạo bằng khối óc, mà chúng ta thường đến bằng trái tim. Tức là chúng ta đến một phần bằng lý trí, một phần bằng cảm xúc của chúng ta. Một người có nhiều lòng sùng tín thường có nhiều cảm xúc và đồng thời trong cảm xúc đó có một số vị có viễn tưởng về cửa chùa trong đạo, ở đó chúng ta gặp những bạn đồng hành, những người nầy sống với tinh thần bi, với tinh thần trí, với sự hiểu biết, với sự thương yêu. Những người đó có chứ không phải là không có. Chúng ta có thể tìm những hạt ngọc nhưng không phải hạt ngọc ở trong viện bảo tàng mà chúng ta tìm hạt ngọc ở trong núi đá. Có nghĩa là ở dưới mái chùa cũng giống như ở bất cứ nơi nào trong thế gian thì cũng có người nầy kẻ khác, cũng có những người rất là dễ thương và cũng có những người gây cho chúng ta rất nhiều phiền toái.
Ngài Ajahn Chah có một lần ví dụ người đi tu, đặc biệt trong giai đọan đầu, giống như một con cua lột vỏ. Ai đã từng sống dưới miền quê thì sẽ biết con cua lột vỏ, thường gọi là cua sữa, khi nó lột vỏ thì nó rất mềm, cái vỏ cũ bỏ đi, vỏ mới chưa có rắn chắc, người ta gọi đó là con cua sữa. Khi quý vị sống ở thế giới bên ngòai thì mình có nhiều sức mạnh, sức mạnh của địa vị, sức mạnh của lời nói, sức mạnh của tiền bạc, thậm chí sức mạnh của luật pháp để bảo vệ chính mình. Người ta nói mình một câu mình có thể hăm kiện ra tòa vì tội lăng mạ, hoặc giả người ta làm một điều trái ý, mình có thể nổi cơn thịnh nộ. dùng lời lẽ của mình để làm khí giới bảo vệ tự thân và thậm chí một thái độ, một áp lực từ quyền thế của mình cũng có thể trấn áp người khác. Nhưng khi vào đạo thì những thứ đó không dùng được. Chẳng những những thứ đó không dùng được mà đôi lúc biểu lộ sự giận dữ chỉ làm cho mình từ chỗ tệ đến tệ hơn chứ không cải thiện được tình thế. Cũng giống như một vị nào đó đã nói như vầy: “Nổi cơn thịnh nộ, nổi cơn giận dữ trước mặt đám đông thì chỉ tự sỉ nhục mình thôi”. Quả thật, có đôi khi ở trong chùa, ở trong một hội chúng tu tập, một con người tỏ ra thiếu tự chủ chẳng những không cải thiện được tình thế mà còn làm cho tình thế tệ thêm. Nhưng không may là rất dễ dàng để cho quý phật tử bị chi phối bởi cái vui cái buồn.
Chúng tôi làm trụ trì trong một ngôi chùa, một điều mà chúng tôi thường gặp nhất và thường xảy ra nhất, đó là những phật tử có lòng với chùa, có lòng với đạo, đi chùa nghe một vài thời pháp rồi gặp chư tăng rồi bỗng nhiên phát tâm tha thiết với chùa. Trong chùa cũng có tình trạng là có người mới có người cũ, có những người gần chư tăng và có những người bàng quan, và dĩ nhiên cũng có ganh tỵ, đố kỵ và có một vài tranh chấp, ở mức độ nầy hay mức độ khác, không dễ sử xự như bên ngoài, rồi lại có lời ra tiếng vào. Hình ảnh mà chúng tôi thường gặp là những người phật tử đến chùa với cả tâm tư của mình, bằng tất cả lòng thành của mình. Khi mình làm được một thiện sự nào đó, dù đó là một buổi trai tăng, dù đó là một sự cống hiến công quả, hay cúng dường tiền bạc, rất thường là những người nầy đón nhận những lời tán thán, đón nhận những lời khen chê, có người khen là hay, là phát tâm mạnh mẽ, có người chê là làm không đúng cách, không đúng luật, không hiểu biết v.v… Khi những vị nầy được khen thì trong lòng có khi hoan hỷ và có khi không hoan hỷ, nhưng thường bị chê thì chắc chắn bị xao động. Mình đang làm việc bằng thiện chí, tấm lòng của mình mà người khác chẳng những không cảm kích mà còn chê bai thì thật sự trường hợp đó dễ tạo ra sự bức xúc, dễ tạo ra sự phẫn nộ, và mình có thể bỏ đi tất cả. Nếu trong cuộc sống nầy, mình lăn lộn vào chốn quan trường, lăn lộn vào trong cuộc đời để tranh danh đoạt lợi, người ta khen người ta chê mình thì mình không bận lòng; nhưng khi mình làm một công việc gì đó bằng thiện chí, bằng tất cả tấm lòng của mình, một cách hết sức chân thành, thế mà có những kẻ dẻ bỉu, những kẻ chê bai thì chúng ta rất dễ đánh mất niềm tin, đánh mất niềm hoan hỷ và sự lợi ích của chính mình. Và đó là tất yếu xảy ra.
Có những khi người ta làm phước nhưng người ta làm rất vụng về, vụng về ở bên ngoài nhưng trong tâm của họ rất chân thành, và nếu trong trường hợp đó chúng ta có những lời nói ra nói vào thì có thể chúng ta tạo một nghiệp rất bất thiện. Những người đang tu tập, những người đang làm chuyện phước sự mà chúng ta có những lời nói dè bỉu, có những lời nói khiến người đó bỏ cuộc, không tiếp tục tu được nữa, không làm chuyện phước thiện nữa đó là một ác nghiệp rất lớn, nếu chúng ta có chủ tâm làm như vậy.
Nhưng ngược lại đối với bản thân của chúng ta, khi chúng ta đang làm việc gì mà bằng thiện chí của mình thì chúng ta cũng phải tự nhắc rằng, cũng có thể trong những giờ phút đó, chúng ta giống con cua lột, chúng ta không còn có khả năng bảo vệ chính mình bằng lợi khí của miệng lưỡi, chúng ta không còn có khả năng bảo vệ chính mình bằng sức mạnh của thường tình, đó là của thế lực của tiền bạc, lúc đó chúng ta hoàn toàn đem tâm tư của mình ra trải rộng cho cuộc đời. Khi đó người ta có thể sơn son thép vàng và người ta có thể quăng trên đó đủ tất cả những thứ dơ bẩn của cuộc đời và chúng ta phải chấp nhận.
chúng tôi cũng muốn nhắc đến một ý nghĩa hết sức quan trọng là trên phương diện tâm lý và tinh thần của Phật Pháp, một người nào mà càng sung sướng với lời khen thì người đó càng sầu não, càng bị chi phối bởi lời chê. Một người nào bình tĩnh đối với lời khen thì cũng có khả năng bình tĩnh với tiếng chê. Nếu chúng ta tự chủ giữ lòng mình để không bị ảnh hưởng chi phối nhiều bởi lời khen của người khác thì dễ hơn là chúng ta gìn giữ những cảm xúc của mình, không bị mất tinh thần vì lời chê. Và như vậy chúng ta hãy thực tập. Nếu có một ngày nào đó một người nào đó họ xưng tán khen tụng mình một cách nồng nhiệt thì chúng ta cũng nhớ rằng người ta khen mình được thì người ta chê mình được.
Nếu mình sung sướng với lời khen nầy thì mai mốt tiếng chê của người khác cũng có thể làm mình chao đảo không kém.
Nếu mai nầy có ai gặp mình mà họ miệt thị, họ chê việc làm của chúng ta, chúng ta cũng nhớ rằng ở trên đời nầy không có ai không bị chê, kể cả Đức Phật, kể cả những vị vua, kể cả các bậc hiền thánh, tất cả mọi người đều bị phê phán hết. Sá gì cái thân hèn mọn của chúng ta, và với tất cả những ý nghĩ đó, chúng ta sẽ đặt lại giá trị của cuộc sống hoàn toàn ở trong cuộc đời nầy, cái giá trị không nằm ở ý kiến của người khác. Đức Phật đã ân cần nhắc chúng ta rằng chúng ta chỉ nên lắng nghe bậc hiền trí và nếu có bậc hiền trí nào họ cho chúng ta biết điều hay điều dở mà hoàn toàn không có hậu ý, với một thái độ khách quan thì chúng ta cố gắng lắng nghe.
Nhưng mà thị phi của cuộc đời nầy không có nghĩa gì hết. Ở trong chữ hán, chữ thị phi là một chữ rất đẹp, phi chính là cái nầy hay không phải là cái kia, cũng giống chữ dị đoan, chúng ta nghĩ rằng dị đoan là mê tín, nhưng thực sự thì dị đoan là một đầu mối mà không thể lần ra, thì thị phi tức là có người nói thế nầy là đúng, có người nói thế kia là đúng, nếu chúng ta để ý đến thị phi thì cuộc đời của chúng ta cũng lên xuống như thị phi vậy, bản chất của thị phi vốn dĩ nó không có một giá trị nào hết, bản chất của thị phi vốn là kẻ nói vầy, người nói khác, trông đánh xuôi kèn thổi ngược, vậy thì có sá gì mà chúng ta phải lăng xăng chạy tới chạy lui theo nhịp độ chóng mặt của cuộc đời. Nên chăng đôi lúc chúng ta dành cho mình một chút thì giờ ngồi lại lắng đọng tâm tư. Những lời dạy của Đức Phật từ ngàn xưa cho đến hôm nay vẫn có giá trị, chúng tôi chưa bao giờ thấy những lời lẽ của bài kinh đó lại xa lạ với mình, chưa bao giờ cảm thấy những lời dạy đó là kinh điển, thứ kinh điển khuôn sáo mà người ta thường áp đặt cho một chủ nghĩa, một tôn giáo.
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng. Có lần Đức Phật dạy “Ở trên thế gian nầy không thể tìm một người không bị chê , cho dù người đó là một người đẹp nhất, cho dù đó là một người thanh tịnh nhất, cho dù đó là một người hiền quý nhất.” Cái gì thì cũng có cái để cho thiên hạ chê bai được và thông thường chúng ta lại có một thói quen là chúng ta rất nhạy cảm với lời khen và tiếng chê. Chính ra ở trong đời sống hàng ngày, chúng ta rất xem trọng việc đó. Mình thường nghĩ rằng cái khen, cái chê của người khác là thước để đo cái hay, cái dở của mình. Nhưng thực ra khen và chê rất dễ đưa chúng ta đến cái nhìn sai lầm và đưa chúng ta đến chỗ cảm xúc quá nhiều hoặc là tố, hoặc là xấu.
Ở trong vị thế của nội tâm thì giống như trái núi bất động trước cuồng phong, cho dù thế nào đi nữa thì cũng bất động. Ở đây nói lên nội hàm, khả năng nội tại của chúng ta. Khả năng nội tại đó cho phép chúng ta được an nhiên trước những cái vui cái buồn. Chúng tôi nhớ có một học giả nói rằmg: “Khi bạn biết rằng hai cộng với hai là bốn, là một chân lý rồi, thì nếu ai nói rằng hai với hai là năm thì bạn có giận dữ không?” Chắc chắn là không. Tại vì không cần giận dữ chi cho mệt, người ta nói sai vì sự ngu si của người ta, người ta nói sai là bởi vì người ta cố ý nói sai thì có sá gì chuyện đó mà mình giận? Bởi vì quan trọng là mình có chịu tin rằng hai với hai là bốn hay không. Khi chúng ta đã thấy hai với hai là bốn rồi thì chúng ta không giận như vậy.
Ở đây chúng tôi cũng phải nói thêm rằng con đường vào trong đạo là một con đường đầy cảm xúc. Có rất ít người trong chúng ta đến với đạo bằng khối óc, mà chúng ta thường đến bằng trái tim. Tức là chúng ta đến một phần bằng lý trí, một phần bằng cảm xúc của chúng ta. Một người có nhiều lòng sùng tín thường có nhiều cảm xúc và đồng thời trong cảm xúc đó có một số vị có viễn tưởng về cửa chùa trong đạo, ở đó chúng ta gặp những bạn đồng hành, những người nầy sống với tinh thần bi, với tinh thần trí, với sự hiểu biết, với sự thương yêu. Những người đó có chứ không phải là không có. Chúng ta có thể tìm những hạt ngọc nhưng không phải hạt ngọc ở trong viện bảo tàng mà chúng ta tìm hạt ngọc ở trong núi đá. Có nghĩa là ở dưới mái chùa cũng giống như ở bất cứ nơi nào trong thế gian thì cũng có người nầy kẻ khác, cũng có những người rất là dễ thương và cũng có những người gây cho chúng ta rất nhiều phiền toái.
Ngài Ajahn Chah có một lần ví dụ người đi tu, đặc biệt trong giai đọan đầu, giống như một con cua lột vỏ. Ai đã từng sống dưới miền quê thì sẽ biết con cua lột vỏ, thường gọi là cua sữa, khi nó lột vỏ thì nó rất mềm, cái vỏ cũ bỏ đi, vỏ mới chưa có rắn chắc, người ta gọi đó là con cua sữa. Khi quý vị sống ở thế giới bên ngòai thì mình có nhiều sức mạnh, sức mạnh của địa vị, sức mạnh của lời nói, sức mạnh của tiền bạc, thậm chí sức mạnh của luật pháp để bảo vệ chính mình. Người ta nói mình một câu mình có thể hăm kiện ra tòa vì tội lăng mạ, hoặc giả người ta làm một điều trái ý, mình có thể nổi cơn thịnh nộ. dùng lời lẽ của mình để làm khí giới bảo vệ tự thân và thậm chí một thái độ, một áp lực từ quyền thế của mình cũng có thể trấn áp người khác. Nhưng khi vào đạo thì những thứ đó không dùng được. Chẳng những những thứ đó không dùng được mà đôi lúc biểu lộ sự giận dữ chỉ làm cho mình từ chỗ tệ đến tệ hơn chứ không cải thiện được tình thế. Cũng giống như một vị nào đó đã nói như vầy: “Nổi cơn thịnh nộ, nổi cơn giận dữ trước mặt đám đông thì chỉ tự sỉ nhục mình thôi”. Quả thật, có đôi khi ở trong chùa, ở trong một hội chúng tu tập, một con người tỏ ra thiếu tự chủ chẳng những không cải thiện được tình thế mà còn làm cho tình thế tệ thêm. Nhưng không may là rất dễ dàng để cho quý phật tử bị chi phối bởi cái vui cái buồn.
Chúng tôi làm trụ trì trong một ngôi chùa, một điều mà chúng tôi thường gặp nhất và thường xảy ra nhất, đó là những phật tử có lòng với chùa, có lòng với đạo, đi chùa nghe một vài thời pháp rồi gặp chư tăng rồi bỗng nhiên phát tâm tha thiết với chùa. Trong chùa cũng có tình trạng là có người mới có người cũ, có những người gần chư tăng và có những người bàng quan, và dĩ nhiên cũng có ganh tỵ, đố kỵ và có một vài tranh chấp, ở mức độ nầy hay mức độ khác, không dễ sử xự như bên ngoài, rồi lại có lời ra tiếng vào. Hình ảnh mà chúng tôi thường gặp là những người phật tử đến chùa với cả tâm tư của mình, bằng tất cả lòng thành của mình. Khi mình làm được một thiện sự nào đó, dù đó là một buổi trai tăng, dù đó là một sự cống hiến công quả, hay cúng dường tiền bạc, rất thường là những người nầy đón nhận những lời tán thán, đón nhận những lời khen chê, có người khen là hay, là phát tâm mạnh mẽ, có người chê là làm không đúng cách, không đúng luật, không hiểu biết v.v… Khi những vị nầy được khen thì trong lòng có khi hoan hỷ và có khi không hoan hỷ, nhưng thường bị chê thì chắc chắn bị xao động. Mình đang làm việc bằng thiện chí, tấm lòng của mình mà người khác chẳng những không cảm kích mà còn chê bai thì thật sự trường hợp đó dễ tạo ra sự bức xúc, dễ tạo ra sự phẫn nộ, và mình có thể bỏ đi tất cả. Nếu trong cuộc sống nầy, mình lăn lộn vào chốn quan trường, lăn lộn vào trong cuộc đời để tranh danh đoạt lợi, người ta khen người ta chê mình thì mình không bận lòng; nhưng khi mình làm một công việc gì đó bằng thiện chí, bằng tất cả tấm lòng của mình, một cách hết sức chân thành, thế mà có những kẻ dẻ bỉu, những kẻ chê bai thì chúng ta rất dễ đánh mất niềm tin, đánh mất niềm hoan hỷ và sự lợi ích của chính mình. Và đó là tất yếu xảy ra.
Có những khi người ta làm phước nhưng người ta làm rất vụng về, vụng về ở bên ngoài nhưng trong tâm của họ rất chân thành, và nếu trong trường hợp đó chúng ta có những lời nói ra nói vào thì có thể chúng ta tạo một nghiệp rất bất thiện. Những người đang tu tập, những người đang làm chuyện phước sự mà chúng ta có những lời nói dè bỉu, có những lời nói khiến người đó bỏ cuộc, không tiếp tục tu được nữa, không làm chuyện phước thiện nữa đó là một ác nghiệp rất lớn, nếu chúng ta có chủ tâm làm như vậy.
Nhưng ngược lại đối với bản thân của chúng ta, khi chúng ta đang làm việc gì mà bằng thiện chí của mình thì chúng ta cũng phải tự nhắc rằng, cũng có thể trong những giờ phút đó, chúng ta giống con cua lột, chúng ta không còn có khả năng bảo vệ chính mình bằng lợi khí của miệng lưỡi, chúng ta không còn có khả năng bảo vệ chính mình bằng sức mạnh của thường tình, đó là của thế lực của tiền bạc, lúc đó chúng ta hoàn toàn đem tâm tư của mình ra trải rộng cho cuộc đời. Khi đó người ta có thể sơn son thép vàng và người ta có thể quăng trên đó đủ tất cả những thứ dơ bẩn của cuộc đời và chúng ta phải chấp nhận.
chúng tôi cũng muốn nhắc đến một ý nghĩa hết sức quan trọng là trên phương diện tâm lý và tinh thần của Phật Pháp, một người nào mà càng sung sướng với lời khen thì người đó càng sầu não, càng bị chi phối bởi lời chê. Một người nào bình tĩnh đối với lời khen thì cũng có khả năng bình tĩnh với tiếng chê. Nếu chúng ta tự chủ giữ lòng mình để không bị ảnh hưởng chi phối nhiều bởi lời khen của người khác thì dễ hơn là chúng ta gìn giữ những cảm xúc của mình, không bị mất tinh thần vì lời chê. Và như vậy chúng ta hãy thực tập. Nếu có một ngày nào đó một người nào đó họ xưng tán khen tụng mình một cách nồng nhiệt thì chúng ta cũng nhớ rằng người ta khen mình được thì người ta chê mình được.
Nếu mình sung sướng với lời khen nầy thì mai mốt tiếng chê của người khác cũng có thể làm mình chao đảo không kém.
Nếu mai nầy có ai gặp mình mà họ miệt thị, họ chê việc làm của chúng ta, chúng ta cũng nhớ rằng ở trên đời nầy không có ai không bị chê, kể cả Đức Phật, kể cả những vị vua, kể cả các bậc hiền thánh, tất cả mọi người đều bị phê phán hết. Sá gì cái thân hèn mọn của chúng ta, và với tất cả những ý nghĩ đó, chúng ta sẽ đặt lại giá trị của cuộc sống hoàn toàn ở trong cuộc đời nầy, cái giá trị không nằm ở ý kiến của người khác. Đức Phật đã ân cần nhắc chúng ta rằng chúng ta chỉ nên lắng nghe bậc hiền trí và nếu có bậc hiền trí nào họ cho chúng ta biết điều hay điều dở mà hoàn toàn không có hậu ý, với một thái độ khách quan thì chúng ta cố gắng lắng nghe.
Nhưng mà thị phi của cuộc đời nầy không có nghĩa gì hết. Ở trong chữ hán, chữ thị phi là một chữ rất đẹp, phi chính là cái nầy hay không phải là cái kia, cũng giống chữ dị đoan, chúng ta nghĩ rằng dị đoan là mê tín, nhưng thực sự thì dị đoan là một đầu mối mà không thể lần ra, thì thị phi tức là có người nói thế nầy là đúng, có người nói thế kia là đúng, nếu chúng ta để ý đến thị phi thì cuộc đời của chúng ta cũng lên xuống như thị phi vậy, bản chất của thị phi vốn dĩ nó không có một giá trị nào hết, bản chất của thị phi vốn là kẻ nói vầy, người nói khác, trông đánh xuôi kèn thổi ngược, vậy thì có sá gì mà chúng ta phải lăng xăng chạy tới chạy lui theo nhịp độ chóng mặt của cuộc đời. Nên chăng đôi lúc chúng ta dành cho mình một chút thì giờ ngồi lại lắng đọng tâm tư. Những lời dạy của Đức Phật từ ngàn xưa cho đến hôm nay vẫn có giá trị, chúng tôi chưa bao giờ thấy những lời lẽ của bài kinh đó lại xa lạ với mình, chưa bao giờ cảm thấy những lời dạy đó là kinh điển, thứ kinh điển khuôn sáo mà người ta thường áp đặt cho một chủ nghĩa, một tôn giáo.
No comments:
Post a Comment