Hỏi: Chúng ta thấy có những vị vua chúa rất tàn bạo nhưng họ lại thâu tóm được giang sơn rất rộng lớn. Có người nói rằng giang sơn rộng lớn là kết quả của một chính sách xâm lăng tàn bạo, nhưng cũng có người lý luận rằng tuy vậy nhưng đây là phước của người đó vì nếu không có phước thì người ấy sẽ không có được giang sơn rộng lớn như vậy. Theo cái nhìn của phước báu thì một người ác tạo được một cơ nghiệp lớn thì trong đó có sự dự phần của phước hay không? Tức là họ phải có phước của quá khứ để họ đạt được điều đó hay không?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 28-9-2013, Thiên Ân chuyển biên)
TT Tuệ Siêu: Vấn đề nầy trong Phật Pháp cho rằng những chúng sanh đó có phước báu chứ không phải là không có. Vì có phước báu nên thành tựu những ước nguyện trong tương lai, nhưng vì rằng làm việc phước đó không phải bằng niềm tin nhân quả nghiệp báo, họ không làm bằng tâm thiện hợp trí khởi lên sự nhàm chán, viễn ly đối với pháp hữu vi luân hồi cho nên bây giờ họ được quả phước là họ có quyền lực và khi họ có quyền lực như vậy, hiện tại tâm đổng lực của họ là tâm bất thiện lớn mạnh do đó nếu chúng ta luận ngay hiện tại thì nói rằng do quá bạo tàn nên có được giang sơn rộng lớn như vậy.
Nhưng như vậy người ta chỉ thấy trong hiện tại. Ở đây nếu một người trí mà suy nghĩ theo lý nghiệp báo thì biết rằng có những hành động ác như hiện tại người ta tưởng rằng ngọt khi ác chưa chin mùi, khi ác nghiệp chin mùi rồi thì kẻ ác mới thấy là đắng. Cũng vậy với những người bạo tàn hung ác như thế chẳng qua là họ đương thời do quả nghiệp quá khứ mà họ làm phước nguyện phát sanh lên thôi, nhưng chính do hành vi ác của họ ngay trong hiện tại se làm cho phước không trổ quả lâu dài, một thời gian sau sẽ suy tàn, suy sụp và trong trạng thái suy sụp điêu tàn đó, kẻ ác sẽ lâm vào tình trạng bi đát hơn.
No comments:
Post a Comment