Hỏi Phước đức và công đức ảnh hưởng đến nghiệp báo như thế nào?
(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, thời kinh Pháp Cú, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng: Theo cách tu tập của người Phật tử trong đời sống hàng ngày phước đức mang tánh cách giống như công đức, được xử dụng chung. Nhưng theo cổ đức thời xưa khi nói đến công đức, người ta nói "vun công bồi đức" là họ nói một nghiệp lành chúng ta tạo ra để có một mục đích rõ ràng. Ví dụ chúng ta hướng cầu đạo quả giác ngộ hay chúng ta nguyện trở thành một vị Thượng Thủ Thinh Văn hay chúng ta nguyện để thành tựu một điều gì đó. Một việc lành đi với một hạnh nguyện thì người ta dùng chữ "công đức".
Công đức là điều gì khi mà nói đến chữ "công đức" là chúng ta nói rằng đó là một việc lành mà có một cái nguyện và có một mục đích hướng cầu.
Nhưng khi nói phước đức thì chúng ta lại nói chung là cái phước tự chúng ta làm và dù chúng ta có nguyện hay không.
Phải nói một điều rằng nếu nói một cách chính xác thì đạo Phật dùng ba loại phước là: Phước vật, phước đức và phước trí.
- Phước vật được hiểu như một người có sự sung mãn về vật chất.
- Phước đức là một người có phước sung mãn về tình thương về quan hệ tốt với người chung quanh do tu tập tứ vô lượng tâm chẳng hạn.
- Và phước trí về sự sáng suốt.
Thì chữ phước đức trong thường thức ở bên ngoài hiểu là việc lành. Mình làm việc lành, ví dụ như là đi chùa lễ Phật cũng là làm chuyện phước đức. Hay giúp người nghèo cũng là chuyện phước đức. Hoặc giả chúng ta đúc chuông tạo tượng cũng là chuyện phước đức. Đó là ngôn ngữ ở bên ngoài.
Nhưng trong ngôn ngữ của đạo Phật thì gọi là phước đức là một cái phước do mình tu tập tứ vô lượng tâm cho thể hiện cái lòng từ bi lòng vị tha đối với tha nhân. Và điểm này nó mang lại cho chúng ta đời sau sanh ra có bà con quyến thuộc tốt có bạn lành và được chư thiên nhân loại thương mến thì gọi là phước đức. Phước đức hiểu trong mạch văn khi chúng ta nói đến phước đức và phước trí.
Thật ra thì nhân điểm này chúng tôi cũng xin nhắc thêm một điểm rằng đạo Phật là một tôn giáo đã có mặt ở trong văn hóa của chúng ta rất lâu đời thành ra dùng ngôn ngữ một cách chuyên môn đôi lúc khác với thường tình ở ngoài.
Do vậy ở trong trường hợp này khi chúng ta nói phước đức ở bên ngoài thì hiều nghĩa chung chung là kết quả là do hạnh lành của chúng ta.
Còn phước đức ở trong kinh điển có sự hướng cầu đến mục đích đó tức là một việc lành mà có tâm nguyện có một nguyện lực đi kèm thì được kể là công đức ./.
No comments:
Post a Comment