Hỏi: Đa số Phật tử ngày nay chuộng cách tu tập một pháp môn, một tông phái nhưng phải chăng cách tu tập được tìm thấy trong kinh là một kết hợp nhiều yếu tố?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 16-7-2014, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Pháp Tân: Trong tiến trình tu tập của một vị hành giả thì phải nói nên thực hành nhiều thiện pháp khác nhau và mỗi thiện pháp có thể nói rằng thiện pháp này đứng làm chủ thiện pháp kia, rồi thiện pháp kia hổ trợ cho thiện pháp này.
Nhưng trong việc tu tập cũng phải trải qua những công hạnh rồi trong những công hạnh tu tập của mình qua nhiều thiện pháp. Thí dụ, trên con đường tu tập có Tín, Tấn, Niệm, Định và Tuệ trong Ngũ Quyền hay Ngũ Căn thì nói như vậy. Trên phương diện Ngũ Quyền hay Ngũ căn có 5 thành phần. Trong kinh Tập Suttanipata kinh Bhàradvàja - Người Cày Ruộng. Nói về cách làm ruộng giống như một người tu tập có: Tinh Tấn, có Chánh Niệm, có lòng tin là Tín, có Tuệ hoặc Niệm để làm giây cương. Thì người làm ruộng cũng giống như một người là tu tập. Bây giờ nói mình chọn một pháp môn để tu tập nhưng pháp môn nào cũng vậy không thể nói rằng mình bỏ đi Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ được bởi vì 5 thành phần này là 5 thành phần căn bản cốt lõi để đưa đến sự Giác Ngộ.
Như nói mình tu tập Bát Chánh Đạo gồm có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Ngiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định thì trong đó cũng phải nói rằng Bát Chánh Đạo tức là 8 ngành để vị hành giả thực hành theo 8 pháp mà tu tập nhưng khi thực hành thì phải cân bằng và phát triển.
Đối với 5 pháp là Ngũ Căn hay Ngũ Lực: Tín là lòng tin, một người mà có lòng tin chơn chánh có lòng tin ở pháp, tu tập có lòng tin đối với Đức Phật đã là Bậc Giác Ngộ thì người đó có niềm tin chơn chánh trong pháp. Rồi có sự Tinh Tấn trong đó nữa, không thể nói không có sự Tinh Tấn bởi vì không có sự Tinh Tấn thì khó thành công được trên phương diện tu tập của mình. Rồi mình cũng phải có Chánh Niệm
Một vị hành giả dù là trú niệm trên một đề tài nào hay đề mục nào như vị hành giả dựa trên Thân, Thọ hay Tâm Pháp thì vị hành giả cũng phải có Chánh Niệm, vì có chánh niệm thì mình mới có thể trú niệm một cách lâu dài, và khi mình trú niệm bền vững như vậy thì trí tuệ mới có thể phát sanh. Thì một vị hành giả tu tập có niềm tin, có sự tinh tấn, có chánh niệm, rồi có sự tập trú vào đề mục đang tu tập thì khi mình có sự tu tập như vậy thì trí tuệ mới phát lên.
Thì một vị hành giả tu tập dựa trên những pháp cốt lõi đó mới có thể đưa đến thành tựu mà vị hành giả đó tu tập được. Nếu như nói rằng mình tu một pháp môn nào đó thì nghe nói pháp môn nào đó chung nhưng thật ra thì dù pháp môn nào thì cũng không thể nào ngoài 37 Pháp Trợ Bồ Đề nếu như một người tu tập đi theo con đường Đức Phật đã chỉ dạy. Tức là nói ngắn gọn tu tập theo Bát Chánh Đạo hoặc là tu tập theo Tứ Niệm Xứ thì ở trong đó cũng phải nói rằng những pháp môn nó hổ trợ nhau.
Có trường hợp là trong một trường hợp nào thì pháp này nó sẽ là pháp chủ còn pháp kia là pháp phụ để hổ trợ cho pháp này. Rồi trường hợp khác thì pháp này nó là pháp chủ và những pháp phụ kia hổ tương và hổ trợ cho nhau. Cũng như vị hành giả có thể là lắng lòng tĩnh tâm để rồi gạt được hoặc loại bỏ được những phiền não thì vị hành giả đó mới có thể giác ngộ được. Có một lần Đức Phật Ngài trả lời cho ông du sĩ Balamon Cunda thì khi ông thưa với Đức Phật rằng; các vị giáo chủ đã tự xưng mình là một vị Alahán là một vị Giác Ngộ chẳng hạn thì Đức Phật Ngài mới nói rằng dù là một chủ thuyết nào hay là dù một pháp môn nào thì chủ thuyết đó không thể nào thiếu Bát Chánh Đạo được bởi vì nếu thiếu Bát Chánh Đạo không thể nào thành bốn cái vị Samôn: Đệ Nhất Samôn, Đệ Nhị Samôn, Đệ Tam Samôn và Đệ Tứ Samôn là chỉ cho bốn quả Thánh.
Ngày nay, Phật Giáo Bắc Truyền nói đến 84 ngàn pháp môn, pháp nào tu tập cũng được. Sự thật khi mình nói có đến 84 ngàn pháp môn thì nếu nói theo A Tỳ Đàm có những pháp chúng ta biết thiện pháp thì có pháp vô ký, có ác pháp v.v.... thì đâu phải là một pháp nào cũng là nôm tu. Vì vậy việc tu tập của vị hành giả là làm sao dựa trên nền tảng Giới, Định, Tuệ hay dựa trên nền tảng Giới, Định, Tuệ mà vị hành giả đó tu tập để đạt được thành tựu con đường phạm hạnh mà mình thành tựu chứ không phải là mình nói chung chung được.
Thì ở đây muốn nói đến pháp môn tu tập đưa đến liễu ngộ giác ngộ đời sống tu tập phạm hạnh của mình thì chỉ có mình thực hành trên con đường Giới, Định, Tuệ hay dựa trên Bát Chánh Đạo. Hoặc khi mình khởi đầu tu thì mình bắt đầu có lòng tin có niềm tin chân chánh ở trong pháp được Đức Phật hoặc được các vị tiền bối hướng dẫn dựa trên kinh điển dựa trên lời dạy Phật ngôn, thì mình tu tập dựa trên đó rồi mình phải có sự nỗ lực rất nhiều mình mới có thể thành tựu được, mình cũng phải có sự chánh niệm có sự tập trú nếu không có sự chánh niệm tập trú thì khó thành công. Và đến một lúc nào đó trí tuệ phát sanh. Tùy mức độ trí tuệ pháp sanh mới có khả năng cắt đứt phiền não, dọn dẹp bớt những phiền não cấu uế ở trong nội tâm.
Khi nào tâm dứt được những phiền não thì khi đó mình mới có thể đạt được sự giải thoát. Nếu mình đạt được mức độ dẹp bỏ bớt những phiền não ít thì mình sẽ được giải thoát được một chút ít. Mình dẹp hết những phiền não mình sẽ giải thoát được hoàn toàn.
Như vậy thì ở đây, chúng tôi nghĩ rằng mình chọn pháp môn nào tu tập cũng vậy, cũng phải dựa trên Giới, Định và Tuệ. Và mình tu tập pháp môn mình chọn chẳng qua là đề tài đề đó thích hợp cho mình dễ nhập tâm, cho mình dễ tu tập hơn, chứ không phải là mình nói mình chọn pháp môn đó mà bỏ đi Giới, Định, Tuệ hay là bỏ đi Tín, Tấn, Định, Niệm, Tuệ được tức là Ngũ Căn hay Ngũ Lực thì không thể nào mình tu tập mà đạt được thành tựu như mình mong muốn được ./.
No comments:
Post a Comment