Saturday, June 8, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Tự Thân

Hỏi: Tự Thân

(Bài dẫn nhập phẩm Tự Thân trong kinh Pháp Cú, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng giảng: Phật giáo là một trong những tôn giáo không có nhấn mạnh nhiều về sự cầu nguyện hay nhấn mạnh về những niềm tin, mà Phật giáo nhấn mạnh rất nhiều về sự hiểu biết, trong sự hiểu biết đó chúng ta có thể đem ra ứng dụng vào trong đời sống hành ngày. Tuy vậy để có thể cảm nhận và có  thể đưa đạo Phật vào trong đời sống chúng ta không phải là một câu chuyện dễ dàng và chúng tôi nhớ rằng Thiền Sư  Suzuki, một vị Thiền Sư của Nhật Bổn, Ngài rất nổi tiếng là vị đã có phong trào đưa Thiền vào xã hội tây phương, vị Thiền Sư này đã viết một đọan trong tác phẩm Thiền Luận rằng giáo lý về Không Tánh là một trong những giáo lý rất rạng rở của Đạo Phật và đặc điểm đã nhấn mạnh là thiền tông. Nhưng chính giáo lý về Không Tánh này đã giết chết một trong những bộ phận của Phật Giáo Nhật Bổn, người ta đã nhân danh giáo lý này, mà đã làm tiêu hủy đi truyền thống giới luật tinh nghiêm ở trong Sơn Môn,  khi người ta nói rằng "Vạn Pháp Giai Không" đó là một điều mà Thiền Sư Suzuki đã nói trong Thiền Luật.

             Chúng ta cũng nghe đến một câu chuyện khác, chúng tôi  nhớ rằng Thiền sư Pháp Minh một vị đã viết kinh Pháp Cú mà Sư Trưởng hay trích đoạn năm 1979 có một tác phẩm nhỏ được xuất bản trong nội bộ mang tên là  "Cái Ta Nguy Hiểm", đó là bản dịch của Sư Chơn Tâm dịch của Ngài Buddhadàsa, thì Ngài Pháp Minh viết lời tựa cho quyển "Cái Ta Nguy Hiểm "này và ở trong lời tựa Ngài Pháp Minh đã nhấn mạnh rất nhiều về một điều, đó là giáo lý vô ngã phải được hiểu như thế nào đó chứ không thế nào không có cái ngã được bởi vì không có cái ngã thì chúng ta tu để làm gì , ai chứng và ai đắc v.v... Và câu chuyện đó tuy là một bài kệ rất là ngắn gọn nhưng đã gây ra rất nhiều tranh luận sôi nổi, chúng tôi thật sự không biết về khoản đời sau đó thì Ngài Pháp Minh có thay đổi ý kiến gì thêm trong quan niệm của mình hay không, nhưng  phải nói rằng có một cái gì  đó rất là không ổn. Trong  đường hứơng giáo dục của Phật Giáo khi một số các nhà học Phật thì lại nhấn mạnh rất nhiều về một giáo lý vô ngã là một cái quan niệm rằng tất cả mọi thứ đều là rỗng không là huyễn hoá, và không có quan niệm ngã tánh nào có chủ đích. Và ngựơc lại thì chúng ta cũng đề cập đến rất nhiều những quan điểm tu là phải cho mình, là quan niệm tu tập cho mình làm thế nào phải cải thiện đời sống bản thân, đời sống nội tại ở trong đó chúng ta thấy những tranh luận rất lớn về tinh thần tự giác giác tha, tự lợi lợi tha .

             Trong truyền thống Phật Giáo Đại Thừa, khi đề cập đến quan niệm bồ Tát Đạo hay là Bồ Tát Hành là quan niệm đi vào đời, đi vào địa ngục mới cứu độ chúng sinh thì chúng ta vẫn thấy quan điểm của Tịnh Độ tông để làm sao từ bản thân của mình đựơc vãng sanh về Tây Phương cực Lạc, đó là quan niệm hết sức phổ thông của Phật Giáo Đại Thừa.

           Riêng về truyền thống của Phật Giáo Nam Tông thì chúng ta gặp sự chống  rất là gay gắt ở trong truyền thống của những vị dạy về A Tỳ Đàm, khi những vị này có những định nghĩa về Niết Bàn, về giáo lý về vô ngã, có nhiều vị định nghĩa Niết Bàn như là một sự vắng mặt toàn diện không còn gì hết, nghĩa là cuộc sống tất cả sự hiện hữu đều chấm dứt và điều này cũng là một trong những điều rất gay gắt, nhứt nhối, là bởi vì có rất nhiều định nghĩa cho rằng Niết Bàn có nghĩa  là một sự chấm dứt toàn bộ mọi thứ ,thì ở đây nó sẽ trở thành một điều rất tai hại ở trong chuyện quảng diễn giáo lý của Đạo Phật.

            Có hàng bao nhiêu ý niệm liên quan đến tự ngã, ngay cả trong nền triết học tây phương cũng đã có nhiều cuộc khủng khoảng lớn như vậy,  một trong những nhà tiêu biểu cho triết học tây phương cho rằng đã có một khủng khoảng to lớn về một cái tôi, một cái ta một thứ thị dục của ngã mà  ngừơi ta vẫn dùng, như là một con dao hai lưỡi người ta dùng thị dục của ngã để làm sao cho con ngừơi được thăng hoa và được tốt hơn nhưng ngừơi ta dùng thị dục tự ngã như là một chủ trương để gây ra bao nhiêu đau thương cho đời sống, nếu nhìn vào trong lịch sử của nhân loại thì không có điều gì mà làm cho nhân loại điêu linh cho bằng những quan niệm rằng đây là đaọ của mình và mình đã truyền đạo của mình, đây là dân tộc của mình, mình phải làm cái gì để mang lại quyền lợi cho dân tộc của mình và cái chủ nghĩa quốc gia cực đoan như là chủ nghĩa phát xít của Nhật Bản và của Đức Quốc đã làm cho ngừơi ta rất là ngao ngán và rất là sợ hãi về thứ chủ nghĩa quốc gia Nationalist sắp đe dọa nhân loại trên toàn cầu.

            Ở trên thế giới hiện tại bây giờ ngừơi ta đã có những nỗ lực để xóa giảm  bớt lằn ranh biên giới của quốc gia đặc biệt là tại Âu Châu mở đầu với 12 thành viên và hiện tại đã lên tới 15, 16 thành viên và ngừơi ta sắp chuẩn bị để đón nhận những thành viên mới, và trong cộng đồng chung Âu Châu ngừơi ta muốn tìm thấy một  nền kinh tế chung , một đồng tiền, một thứ tiền tệ đựơc dùng chung và một thứ luật pháp về hình ảnh chung và tìm thấy nhiều điểm chung nhưng không ai có thể phủ nhận một điều rằng đã có nhiểu lấn cấn, nhưng mà những quốc gia này muốn hoài vọng vào trong một cộng đồng lớn để chủ nghĩa quốc gia càng lúc càng giảm thiểu, đặc biệt là chúng ta thấy rằng có rất là nhiều lấn cấn và Anh Quốc đã va chạm với cộng đồng chung Âu Châu và ngừơi ta thành lập những khối liên hiệp khác trong đó kể cả khối Asian  khối liên hiệp Đông Nam Á.

           Cho dù nói thế nào đi nữa thì chúng ta đang sống trong một thời đại đầy dẫy mâu thuẫn giống như sự mâu thuẫn đã xảy ra từ bao giờ, trong sự mâu thuẫn đó chúng ta rất mong muốn có được một không gian rộng lớn, không gian rộng lớn này có thể hoà nhập với mọi ngừơi và đồng thời chúng ta cũng muốn gìn giữ lấy một thế giới riêng tư của chính mình, cái riêng tư đó là bản ngã của mình đó là tự ngã của mình, những ý niệm về ngã và vô ngã không phải là ý niệm dễ tiêu hoá những cái ý niệm mà về đối với một ngừơi làm sao gọi là chịu trách nhiệm về hành động của mình, và một lúc khác thì chúng ta cũng phủ nhận vai trò của tự thân ở trong tiến trình nhân quả mà tất cả đều là vô ngã.
  
           Với đại đa số quần chúng Phật tử ngay cả trong sự tu tập ngừơi ta nghĩ tới sự cứu rỗi của bản thân làm cái gì đó để đời sống của mình kiếp này và kiếp sau đựơc tốt hơn, cho dù ngừơi ta nói bằng những danh từ hoa mỹ người ta  dùng cách này hay cách khác. Nói gì đi nữa thì ngừơi ta cũng nói đến tự thân của mình rất là nhiều. Càng lúc chúng ta càng đề cập đến một giáo lý mà trong giáo lý đó không có nhìn nhận quan niệm về ngã kiến hay quan niệm về thị  dục thị ngã là quan niệm mang lại hạnh phúc. Đức Phật Ngài đã từng nói rằng những ngừơi sống với ngã chấp thì ngừơi đó là những ngừơi đau khổ, sợ hãi chứ không có hạnh phúc.
   
         Chúng tôi cũng thưa với quí Phật tử về một hiện tượng thừơng xảy ra như là một điều rất mỉa mai ở trong Đạo Phật và trong hình ảnh  mà chúng ta có thể tìm thấy và trong Đạo Phật có rất nhiều vị cổ võ về một thứ giáo lý vô ngã là chủ ngã không có chỗ đứng, thì bên cạnh đó chúng ta cũng nhận thấy rằng điều này nó chỉ đựơc đặt trên quan niệm về lý thuyết nhiều hơn là đem áp dụng vào trong đời sống của chúng ta, bởi vì ngay cả một vị mà có thể tìm đề tài vô ngã rất gãy gọn rất xuông sẻ thì chính bản thân của mổi chúng ta vẫn thấy trăn trở rất nhiều với những cái gi của tôi, tôi bị xúc phạm như thế nào, cái gì mà tôi có, cái gì mà tôi được, tôi là ai v. v... những thứ đó ảnh hưởng rất lớn.

No comments:

Post a Comment